40% code AI bị lỗi bảo mật, liệu bạn có đang phát tán 'lỗ hổng' mà không biết?

Code Nguyen
Code Nguyen
Phản hồi: 0

Code Nguyen

Writer
Bạn có chắc là đoạn code AI vừa sinh ra giúp bạn chứ không đang đào sẵn một cái hố bảo mật?

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mà một dòng lệnh có thể được viết ra chỉ bằng một cuộc trò chuyện với ChatGPT hay Cursor. Lập trình không còn là cuộc vật lộn với cú pháp, mà là hành trình đối thoại – tưởng chừng như quá tiện lợi. Nhưng chính sự tiện lợi đó lại có thể là cái bẫy, vì theo một nghiên cứu gần đây, gần 40% code do AI tạo ra có lỗ hổng bảo mật. Điều may mắn là hơn một nửa trong số đó đã có giải pháp sửa lỗi, nếu bạn biết mà tìm và sửa.

Vấn đề đặt ra không chỉ là "AI giúp tôi viết code nhanh", mà là "code đó có an toàn không?" Nếu bạn không để ý, chỉ một vài dòng code "có vẻ hợp lý" của AI cũng đủ mở toang cánh cửa cho rủi ro bảo mật nghiêm trọng về sau.

AI không phân biệt đâu là code tốt, đâu là code nguy hiểm. Nó chỉ tái tạo từ những gì từng thấy trên mạng, nơi đầy rẫy những đoạn code sơ sài, cẩu thả. Vậy nên nếu bạn nhờ AI viết một chức năng "đăng nhập vào hệ thống", rất có thể nó sẽ:
  • Lưu mật khẩu dưới dạng văn bản thuần
  • Tạo câu truy vấn SQL bằng cách ghép chuỗi trực tiếp (rất dễ bị SQL injection)
  • Ghi thông tin đăng nhập ngay trong file code
Nguy hiểm ở chỗ: AI thường đưa ra những đoạn code kiểu này rất tự tin, không cảnh báo gì cả. Nó giống như một thực tập sinh giỏi nhưng liều lĩnh – bạn không kiểm tra lại thì hậu quả là của bạn.

Những điều đơn giản bạn có thể làm ngay để bảo vệ mình​

1. Đừng bao giờ tin tưởng đầu vào​

Nếu người dùng có thể nhập gì đó (form, URL…), thì cũng có thể nhập những thứ nguy hiểm. Bạn cần kiểm tra kiểu dữ liệu, độ dài, nội dung… AI có thể không thêm bước này vào code cho bạn, nên bạn phải chủ động làm.

2. Không bao giờ hardcode mật khẩu hoặc API key​

Bạn lười và ghi thẳng vào code cho nhanh? Một ngày nào đó, bạn đăng nhầm cả repo lên GitHub công khai, và ai đó dùng tài khoản AWS của bạn để đào Bitcoin cũng nên. Thay vào đó, hãy dùng biến môi trường (.env hoặc secret manager).

3. Luôn dùng HTTPS​

Khi gọi API, kết nối backend, hoặc giao tiếp giữa client-server, luôn luôn dùng https:// chứ không phải http://. Chữ "S" là viết tắt của "Secure", nó đảm bảo dữ liệu được mã hóa khi truyền tải.

4. Đừng chạy code với quyền admin​

Trừ khi bạn thật sự cần, hãy chạy ứng dụng với quyền hạn chế. Một lỗi nhỏ hoặc một thư viện độc hại có thể phá hủy toàn bộ hệ thống nếu bạn đang ở chế độ siêu người dùng.

5. Đừng copy-paste code từ AI mà không kiểm tra​

Trước khi dùng đoạn code AI đưa ra, hãy tự hỏi:
  • Nó có xử lý dữ liệu nhạy cảm không?
  • Nó có thao tác với file, chạy lệnh hệ thống, hoặc kết nối internet không?
  • Nó có kiểm tra dữ liệu đầu vào không?
Bạn có thể hỏi lại AI: “Đoạn code này có an toàn không?” để nhận bản cải tiến hơn.

Dùng công cụ để tự bảo vệ mình​

  • Cài linter (ESLint cho JavaScript, Bandit cho Python) để tự động báo lỗi những đoạn code không an toàn.
  • GitHub hiện cũng có các plugin kiểm tra bảo mật, phát hiện việc lộ key/API.
  • Luôn cập nhật thư viện. AI đôi khi “tưởng tượng” ra cả thư viện không tồn tại, hoặc dùng bản cũ có lỗ hổng.
Bảo mật là thói quen, là cách tư duy, chứ không phải sự sợ hãi. Hãy luôn giữ câu thần chú: “Tin thì cứ tin, nhưng phải kiểm chứng”. Hãy mô phỏng kịch bản xấu nhất: Ai đó có thể xóa dữ liệu người khác? Có thể spam hàng loạt không?

featured image - 40% of AI-Generated Code Is Vulnerable. How to Protect Yours!

Dùng chính AI để làm đối tác brainstorm:
“Làm thế nào để xây một hệ thống đăng ký tài khoản an toàn?”
“Có rủi ro nào khi lưu tin nhắn trong cơ sở dữ liệu?”
Cứ hỏi đi, bạn sẽ học được nhiều điều và tự kiểm tra mình.

Checklist bảo mật 30 giây cho bạn​

  • Luôn kiểm tra đầu vào người dùng
  • Không hardcode thông tin nhạy cảm
  • Luôn dùng HTTPS
  • Không chạy ứng dụng với quyền admin
  • Kiểm tra kỹ code AI đề xuất
  • Dùng linter và công cụ kiểm tra bảo mật
  • Luôn cập nhật thư viện
Nếu bạn làm đúng những điều cơ bản này, bạn đã vượt xa hàng tá ứng dụng ngoài kia rồi. Và nhớ: AI không có lỗi, chỉ có người dùng không đặt đúng câu hỏi.

hackernoon
Nguồn bài viết: https://hackernoon.com/40percent-of-ai-generated-code-is-vulnerable-how-to-protect-yours
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly92bnJldmlldy52bi90aHJlYWRzLzQwLWNvZGUtYWktYmktbG9pLWJhby1tYXQtbGlldS1iYW4tY28tZGFuZy1waGF0LXRhbi1sby1ob25nLW1hLWtob25nLWJpZXQuNjQzOTUv
Top