thuha19051234
Pearl
Trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng của Hàn Quốc, phản hồi của người tiêu dùng đã trở thành nỗi ám ảnh của mỗi doanh nghiệp: 4.6 là không thể chấp nhận được, 5 có vẻ giả tạo và 4.9 có vẻ hợp lý nhất.
Ngay cả khi điểm xếp hạng của anh vẫn được giữ vững thêm một ngày nữa, Kim vẫn không cảm thấy yên tâm. Trong vài tuần đầu tiên sau khi mở cửa vào tháng 12 năm ngoái, anh "chỉ" có số điểm 4.7 - được cho là một kết quả kém. "Khách hàng thậm chí không còn để ý đến chúng tôi."
Các chủ doanh nghiệp và các chuyên gia cho biết tại Hàn Quốc, nơi thương mại điện tử chính thống gần đây đã vượt qua cả ngành bán lẻ trực tuyến thì xếp hạng sao đã nhanh chóng trở thành một tiêu chuẩn để đo quyền lực. Đối với riêng ngành giao hàng thực phẩm được định giá 19 tỷ USD của đất nước này (đứng thứ ba về quy mô sau Trung Quốc và Mỹ, mặc dù dân số Hàn Quốc chỉ bằng một phần nhỏ so với 2 nước trên) các thương gia khẳng định chỉ cần một đánh giá kém cũng khiến việc kinh doanh giảm sút trong nhiều ngày. Cụm từ "khủng bố xếp hạng sao" trở thành thứ khiến các doanh nghiệp đau đầu, kéo theo rất nhiều quy định và luật được đề xuất để hạn chế ảnh hưởng của các nền tảng, bao gồm cả hệ thống đánh giá.
Kim nói "Bạn có thể trở thành nô lệ của tiêu chuẩn xếp hạng sao." Trọng tâm của nó là một mô hình xoay quanh việc thu hút người dùng. Ba ứng dụng giao hàng hàng đầu - Baedal Minjok, Coupang Eats và Yogiyo - đang tranh giành thị phần trên toàn quốc với việc nắm giữ 97% cổ phần của lĩnh vực này. Đây cũng là một dẫn chứng về loại hình độc quyền ngày càng tăng khiến các cơ quan quản lý của Hàn Quốc phải cảnh giác. Các chủ cửa hàng đã phải tuân theo các chỉ số toàn năng, chú ý nhu cầu của khách hàng để các nền tảng có thể theo đuổi sự phát triển.
Nhà hàng của Kim Ju-hyun (nhân vật nói đầu bài) là một nhà bếp nhỏ với những chiếc bàn chế biến đồ ăn bằng thép không gỉ sáng bóng, chỉ phục vụ giao hàng tận nơi. Anh ấy đưa những thùng dakbal - chân gà cay Hàn Quốc, đặc sản của xứ Kim chi - qua cửa sổ trượt cho tài xế giao hàng là những vị khách quen thuộc duy nhất của nhà hàng. Đối với những địa điểm bán hàng mới như của Kim, anh ấy cần nhận được nhiều đánh giá tốt để giữ mức trung bình ổn định, chỉ một bài đánh giá 1 sao cũng sẽ có khả năng hủy hoại nhà hàng. Chiến lược của Kim chính là giới hạn bản thân ở mức 5 đơn hàng nghiêm ngặt mỗi ngày, và doanh thu khoảng 150.000 won (125 USD) hàng ngày. Anh ấy nói: “Tôi lo lắng từ lúc thực phẩm được chuyển đi giao cho đến khi xếp hạng xuất hiện."
Vào tháng 5 năm 2021, một chủ cửa hàng bán đồ ăn nhanh ở độ tuổi 50 đã bị đột quỵ vì xuất huyết não khi đang thảo luận về khiếu nại của khách hàng với Coupang Eats. Khách hàng của cô ấy yêu cầu hoàn lại toàn bộ tiền, vì cho rằng con tôm chiên đã bị biến màu sau một ngày để trong tủ lạnh. Cụ thể, họ đã phản hồi khiếu nại ngay trên ứng dụng và để lại đánh giá 1 sao gay gắt. Coupang Eats đã có nhiều cuộc gọi cho chủ nhà hàng. Trong một đoạn ghi chép được truyền thông Hàn Quốc đăng tải xuất hiện ở mục tin tức nổi bật, là những lo lắng về việc xoa dịu khách hàng. Chủ nhà hàng không bị nêu tên trong báo cáo nhưng cô đã bị ngã quỵ khi nhận một trong những cuộc gọi này. Thậm chí khi cô được đưa đến bệnh viện trong trạng thái bất tỉnh, Coupang Eats lại gọi điện cho nhà hàng, nhân viên cửa hàng đã nhấc máy và nhận được lời nhắc: “Hãy nói với chủ quán để đảm bảo rằng vấn đề tương tự sẽ không xảy ra nữa.”
Chủ nhà hàng không may đã qua đời vào ngày 29 tháng 5 sau ba tuần trong bệnh viện và vụ việc này kể từ đó đã trở thành một biểu tượng cho sự mất cân bằng quyền lực trong nền kinh tế nền tảng của đất nước. Một số nhà phê bình cũng lưu ý rằng các thương gia đã được đối xử như những nhà thầu phụ, khi có thể giải quyết cả những yêu cầu của cả người tiêu dùng và bên ứng dụng nền tảng nhưng họ lại hầu như có rất ít biện pháp bảo vệ cho chính mình.
Chồng của chủ sở hữu đã qua đời cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Hàn Quốc: "Chúng tôi đang ở trong một hệ thống mà ở đó, nếu người tiêu dùng yêu cầu một thứ gì đó, chúng tôi không có cách nào từ chối."
Các nhà hoạt động vì quyền lợi người bán thì đổ lỗi cho hệ thống của Coupang Eats, họ cho rằng "việc đưa ra xếp hạng sao và đánh giá giống như trách nhiệm của một cơ quan có thẩm quyền tuyệt đối”. Coupang Eats đã không trả lời nhiều yêu cầu bình luận cho bài viết này. Vào tháng 6 năm ngoái, Coupang Eats đã xin lỗi vì không hỗ trợ đầy đủ cho người bán và công bố các biện pháp để bảo vệ tốt hơn những người được liệt kê trên ứng dụng của mình, bao gồm một bản cập nhật cho phép người bán trả lời đánh giá của người tiêu dùng.
Khi bạn mở bất kỳ ứng dụng giao hàng nào của Hàn Quốc sẽ thấy rõ ràng tại sao Kim, chủ cửa hàng dakbal, lại lo lắng: rất khó để tìm thấy một nhà hàng được xếp hạng dưới 4.5. Xu hướng xếp hạng trực tuyến chủ yếu nghiêng về phía tích cực là phổ biến. Một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí khoa học Nature đã quan sát thấy hiện tượng tương tự ở Mỹ
Một cuộc khảo sát của Liên minh Người tiêu dùng Hàn Quốc năm ngoái cho thấy những sự kiện này đã thúc đẩy những người đánh giá: trong số những người được hỏi, 53,6% nói rằng họ được thúc đẩy để “đánh giá tích cực nhất có thể”, trong khi 12,5% nói rằng họ để lại những đánh giá tích cực vô điều kiện.
Kevin Nam, người điều hành một cửa hàng bánh mì kẹp thịt ở Seoul, đã cố gắng giữ được 4.9 trong vài tháng qua, nhưng lo lắng về sự sụt giảm điểm đánh giá là điều không thể tránh khỏi. Cách đây khoảng vài tháng, khi nhà hàng nhận về một đánh giá xếp hạng 3 sao, Nam đã thấy doanh thu hàng ngày từ 400 đến 500 đô la Mỹ thông thường của mình giảm xuống còn khoảng 170 đô la trong vài ngày, cho đến khi anh có thể lấy lại xếp hạng của mình. "Đó là một cảm giác căng thẳng thần kinh. Bạn trở nên rất ý thức rằng bạn đang tụt lại phía sau các đối thủ cạnh tranh." Nam nhớ lại thời điểm khi anh bắt đầu tặng một chai Perrier với mỗi đơn đặt hàng, anh ấy đã thấy số lượt đánh giá của mình tăng vọt trong suốt một tháng, từ 3 hoặc 4 lên hơn 4.
Các chủ nhà hàng khác cũng thu hút cảm xúc và sự chú ý của khách hàng bằng những ghi chú viết tay chân thành được trang trí bằng biểu tượng cảm xúc và lời cảm ơn sâu sắc. Hành động này dường như trở nên phổ biến để những mặt hàng sản xuất hàng loạt có thể được mua trực tuyến với số lượng lớn,
Những áp lực cũng đã khuyến khích những người kinh doanh sử dụng những tài khoản giả mạo để đánh giá trên "chợ xám" (chỉ các hoạt động trao đổi hàng hóa một cách hợp pháp nhưng không chính thức), đó là những cách để quảng cáo dịch vụ của họ trực tuyến. Hiện cả 3 ứng dụng phân phối hàng lớn nhất tại Hàn Quốc đều sử dụng hệ thống giám sát tự động để lọc ra các đánh giá gian lận. Hiện Baedal Minjok đang theo dõi và đưa những kẻ giả mạo xếp hạng ra tòa. Vào tháng 5 năm 2021, một trong những mục tiêu của ứng dụng - một kẻ làm giả đã kiếm được hơn 100 triệu won (82.000 đô la) trong thời gian 31 tháng - đã bị kết án 10 tháng tù vì tội danh “cản trở hoạt động kinh doanh”. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, kẻ làm giả đã đưa ra 35.000 đánh giá gian lận.
Tuy nhiên dự luật này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Hiệp hội các tập đoàn Internet Hàn Quốc, đây cũng là tổ chức vận động hành lang công nghệ hàng đầu của đất nước, họ đưa ra lý do là dự luật sẽ kìm hãm sự đổi mới của nền kinh tế. Lee cũng thừa nhận rằng những quy định trong dự luật đã được rút ngắn lại rất nhiều so với bản thảo sớm nhất và chỉ được xem là một “lớp vỏ của bản gốc” và kể cả với bản cuối cùng này cũng chưa chắc chắn. Tuy nhiên, ngay cả những dạng cơ bản nhất, Lee nói rằng luật pháp sẽ vẫn đánh dấu một bước ngoặt quan trọng.
Lee cho rằng xếp hạng đã trở thành một "trò chơi" khắc nghiệt đối với người kinh doanh và cả người tiêu dùng và ông muốn thấy chúng phải được loại bỏ để chuyển sang một cái gì đó khuyến khích sự tương tác chậm hơn và chu đáo hơn, chẳng hạn như một đánh giá dựa trên văn bản đơn thuần. "Tất nhiên, hệ thống này cũng sẽ yêu cầu một số kiểm duyệt, nhưng nó sẽ khuyến khích người tiêu dùng nỗ lực hơn và trung thực hơn."
Hiện Naver, cổng internet và công cụ tìm kiếm "cây nhà lá vườn" lớn nhất Hàn Quốc, đã bắt đầu loại bỏ dần các đánh giá sao, dựa trên lo ngại về tác động tiêu cực của chúng đối với các người bán hàng. Naver đã thông báo về động thái này vào đầu tháng 3, Giám đốc điều hành Naver Han Seong-sook cho biết: “Trước đây, môi trường đánh giá là không gian một chiều dựa trên xếp hạng sao. Còn trong tương lai, Naver sẽ xác định lại nó thành một không gian làm nổi bật hơn giá trị của các cửa hàng. ”
Một cuộc khảo sáng vào tháng 7 năm ngoái chỉ ra rằng người dùng phần lớn hài lòng với hệ thống mới - một hệ thống dựa trên văn bản nhắc người dùng chọn các thẻ cài sẵn mô tả trải nghiệm của họ. Tuy nhiên, người dùng vẫn lo ngại về việc nó đã làm mất đi khả năng trừng phạt những "quả táo xấu" của họ, chẳng hạn như những nhà hàng kém vệ sinh.
Các doanh nghiệp có thể trở thành nô lệ của hệ thống chấm sao
Thỉnh thoảng vào lúc nửa đêm, Kim Ju-hyun thức giấc với dáng vẻ thẫn thờ và gương mặt không cảm xúc, anh ấy mở ứng dụng giao hàng mà nhà hàng của anh đã đăng ký, nó có tên là Baedal Minjok, để xem liệu xếp hạng sao của mình còn được 4.9 không. Anh quét qua biểu đồ đường biểu thị sự tăng và giảm của xếp hạng trung bình hàng tháng của mình, chạm vào các thanh hiển thị sự phân bố của chúng. Thao tác này gần như được anh lặp lại đều đặn mỗi tối, ngày mai và cả ngày kia, anh vẫn sẽ tiếp tục làm như thế.Ngay cả khi điểm xếp hạng của anh vẫn được giữ vững thêm một ngày nữa, Kim vẫn không cảm thấy yên tâm. Trong vài tuần đầu tiên sau khi mở cửa vào tháng 12 năm ngoái, anh "chỉ" có số điểm 4.7 - được cho là một kết quả kém. "Khách hàng thậm chí không còn để ý đến chúng tôi."
Các chủ doanh nghiệp và các chuyên gia cho biết tại Hàn Quốc, nơi thương mại điện tử chính thống gần đây đã vượt qua cả ngành bán lẻ trực tuyến thì xếp hạng sao đã nhanh chóng trở thành một tiêu chuẩn để đo quyền lực. Đối với riêng ngành giao hàng thực phẩm được định giá 19 tỷ USD của đất nước này (đứng thứ ba về quy mô sau Trung Quốc và Mỹ, mặc dù dân số Hàn Quốc chỉ bằng một phần nhỏ so với 2 nước trên) các thương gia khẳng định chỉ cần một đánh giá kém cũng khiến việc kinh doanh giảm sút trong nhiều ngày. Cụm từ "khủng bố xếp hạng sao" trở thành thứ khiến các doanh nghiệp đau đầu, kéo theo rất nhiều quy định và luật được đề xuất để hạn chế ảnh hưởng của các nền tảng, bao gồm cả hệ thống đánh giá.
Kim nói "Bạn có thể trở thành nô lệ của tiêu chuẩn xếp hạng sao." Trọng tâm của nó là một mô hình xoay quanh việc thu hút người dùng. Ba ứng dụng giao hàng hàng đầu - Baedal Minjok, Coupang Eats và Yogiyo - đang tranh giành thị phần trên toàn quốc với việc nắm giữ 97% cổ phần của lĩnh vực này. Đây cũng là một dẫn chứng về loại hình độc quyền ngày càng tăng khiến các cơ quan quản lý của Hàn Quốc phải cảnh giác. Các chủ cửa hàng đã phải tuân theo các chỉ số toàn năng, chú ý nhu cầu của khách hàng để các nền tảng có thể theo đuổi sự phát triển.
Sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành thương mại điện tử
Lee Seong-won, tổng thư ký của tổ chức phi lợi nhuận Liên đoàn doanh nghiệp tự do và doanh nghiệp siêu nhỏ Hàn Quốc cho biết: "Nền tảng công nghệ ưu tiên người tiêu dùng hơn tất cả. Hệ thống xếp hạng chính là biểu tượng cho “quyền lực tối cao” của họ." Trong những năm gần đây, khi sinh kế của các doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc vào các nền tảng công nghệ, xếp hạng trực tuyến đã gia tăng tầm ảnh hưởng.Nhà hàng của Kim Ju-hyun (nhân vật nói đầu bài) là một nhà bếp nhỏ với những chiếc bàn chế biến đồ ăn bằng thép không gỉ sáng bóng, chỉ phục vụ giao hàng tận nơi. Anh ấy đưa những thùng dakbal - chân gà cay Hàn Quốc, đặc sản của xứ Kim chi - qua cửa sổ trượt cho tài xế giao hàng là những vị khách quen thuộc duy nhất của nhà hàng. Đối với những địa điểm bán hàng mới như của Kim, anh ấy cần nhận được nhiều đánh giá tốt để giữ mức trung bình ổn định, chỉ một bài đánh giá 1 sao cũng sẽ có khả năng hủy hoại nhà hàng. Chiến lược của Kim chính là giới hạn bản thân ở mức 5 đơn hàng nghiêm ngặt mỗi ngày, và doanh thu khoảng 150.000 won (125 USD) hàng ngày. Anh ấy nói: “Tôi lo lắng từ lúc thực phẩm được chuyển đi giao cho đến khi xếp hạng xuất hiện."
“Khủng bố xếp hạng sao”
Người phát ngôn của Baedal Minjok, Kim Oh-new đã chỉ ra rằng hệ thống đánh giá “mở rộng sự lựa chọn của người tiêu dùng” và cung cấp “một kênh giao tiếp giữa người bán và khách hàng”. Mặc dù vậy, áp lực gây ra đối với những thương gia như Kim đã làm nảy sinh cụm từ “khủng bố xếp hạng sao” - một thuật ngữ chỉ hoạt động tiêu dùng sử dụng xếp hạng sao để đe dọa, tống tiền hoặc trừng phạt bất công những người bán hàng.Vào tháng 5 năm 2021, một chủ cửa hàng bán đồ ăn nhanh ở độ tuổi 50 đã bị đột quỵ vì xuất huyết não khi đang thảo luận về khiếu nại của khách hàng với Coupang Eats. Khách hàng của cô ấy yêu cầu hoàn lại toàn bộ tiền, vì cho rằng con tôm chiên đã bị biến màu sau một ngày để trong tủ lạnh. Cụ thể, họ đã phản hồi khiếu nại ngay trên ứng dụng và để lại đánh giá 1 sao gay gắt. Coupang Eats đã có nhiều cuộc gọi cho chủ nhà hàng. Trong một đoạn ghi chép được truyền thông Hàn Quốc đăng tải xuất hiện ở mục tin tức nổi bật, là những lo lắng về việc xoa dịu khách hàng. Chủ nhà hàng không bị nêu tên trong báo cáo nhưng cô đã bị ngã quỵ khi nhận một trong những cuộc gọi này. Thậm chí khi cô được đưa đến bệnh viện trong trạng thái bất tỉnh, Coupang Eats lại gọi điện cho nhà hàng, nhân viên cửa hàng đã nhấc máy và nhận được lời nhắc: “Hãy nói với chủ quán để đảm bảo rằng vấn đề tương tự sẽ không xảy ra nữa.”
Chồng của chủ sở hữu đã qua đời cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Hàn Quốc: "Chúng tôi đang ở trong một hệ thống mà ở đó, nếu người tiêu dùng yêu cầu một thứ gì đó, chúng tôi không có cách nào từ chối."
Các nhà hoạt động vì quyền lợi người bán thì đổ lỗi cho hệ thống của Coupang Eats, họ cho rằng "việc đưa ra xếp hạng sao và đánh giá giống như trách nhiệm của một cơ quan có thẩm quyền tuyệt đối”. Coupang Eats đã không trả lời nhiều yêu cầu bình luận cho bài viết này. Vào tháng 6 năm ngoái, Coupang Eats đã xin lỗi vì không hỗ trợ đầy đủ cho người bán và công bố các biện pháp để bảo vệ tốt hơn những người được liệt kê trên ứng dụng của mình, bao gồm một bản cập nhật cho phép người bán trả lời đánh giá của người tiêu dùng.
Khi bạn mở bất kỳ ứng dụng giao hàng nào của Hàn Quốc sẽ thấy rõ ràng tại sao Kim, chủ cửa hàng dakbal, lại lo lắng: rất khó để tìm thấy một nhà hàng được xếp hạng dưới 4.5. Xu hướng xếp hạng trực tuyến chủ yếu nghiêng về phía tích cực là phổ biến. Một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí khoa học Nature đã quan sát thấy hiện tượng tương tự ở Mỹ
Các cửa hàng đã phải vật lộn để "lấy lòng" khách hàng
Việc lạm phát cấp bậc tràn lan này đã thúc đẩy một chu kỳ cạnh tranh xếp hạng không ngừng trên các ứng dụng. Thậm chí nhiều nhà hàng đã tổ chức "sự kiện đánh giá" - một nơi họ hứa hẹn mang đến cho khách hàng một món ăn nhỏ miễn phí, kèm một thức uống giải khát và kỳ vọng rằng sẽ được xếp hạng 5 sao và nhận về một bài đánh giá có giá trị. Nhiều lúc, những phần thưởng miễn phí này có thể được dán nhãn hài hước với một sticker có nội dung đại khái là "hối lộ". Tuy nhiên cả 2 bên đều biết thỏa thuận này.Một cuộc khảo sát của Liên minh Người tiêu dùng Hàn Quốc năm ngoái cho thấy những sự kiện này đã thúc đẩy những người đánh giá: trong số những người được hỏi, 53,6% nói rằng họ được thúc đẩy để “đánh giá tích cực nhất có thể”, trong khi 12,5% nói rằng họ để lại những đánh giá tích cực vô điều kiện.
Kevin Nam, người điều hành một cửa hàng bánh mì kẹp thịt ở Seoul, đã cố gắng giữ được 4.9 trong vài tháng qua, nhưng lo lắng về sự sụt giảm điểm đánh giá là điều không thể tránh khỏi. Cách đây khoảng vài tháng, khi nhà hàng nhận về một đánh giá xếp hạng 3 sao, Nam đã thấy doanh thu hàng ngày từ 400 đến 500 đô la Mỹ thông thường của mình giảm xuống còn khoảng 170 đô la trong vài ngày, cho đến khi anh có thể lấy lại xếp hạng của mình. "Đó là một cảm giác căng thẳng thần kinh. Bạn trở nên rất ý thức rằng bạn đang tụt lại phía sau các đối thủ cạnh tranh." Nam nhớ lại thời điểm khi anh bắt đầu tặng một chai Perrier với mỗi đơn đặt hàng, anh ấy đã thấy số lượt đánh giá của mình tăng vọt trong suốt một tháng, từ 3 hoặc 4 lên hơn 4.
Những áp lực cũng đã khuyến khích những người kinh doanh sử dụng những tài khoản giả mạo để đánh giá trên "chợ xám" (chỉ các hoạt động trao đổi hàng hóa một cách hợp pháp nhưng không chính thức), đó là những cách để quảng cáo dịch vụ của họ trực tuyến. Hiện cả 3 ứng dụng phân phối hàng lớn nhất tại Hàn Quốc đều sử dụng hệ thống giám sát tự động để lọc ra các đánh giá gian lận. Hiện Baedal Minjok đang theo dõi và đưa những kẻ giả mạo xếp hạng ra tòa. Vào tháng 5 năm 2021, một trong những mục tiêu của ứng dụng - một kẻ làm giả đã kiếm được hơn 100 triệu won (82.000 đô la) trong thời gian 31 tháng - đã bị kết án 10 tháng tù vì tội danh “cản trở hoạt động kinh doanh”. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, kẻ làm giả đã đưa ra 35.000 đánh giá gian lận.
Đã có những động thái tích cực thúc đẩy sự công bằng cho kinh doanh trực tuyến
Sau cái chết của chủ cửa hàng bán đồ ăn nhanh, câu hỏi lớn nhất được đặt ra là: chúng ta có thể làm gì với điều đó một cách hợp pháp? Lee Seong-won của KSFM cho biết, nhóm của Lee cũng đã làm việc với Ủy ban Thương mại Công bằng của Hàn Quốc và các nhà lập pháp để soạn thảo “Đạo luật Công bằng Nền tảng Trực tuyến”, được đề xuất lần đầu vào tháng 1 năm 2021. Các điều khoản chính của dự luật bao gồm các quy tắc chống lại các nền tảng lợi dụng vị thế thương lượng cấp trên của họ để áp đặt các nghĩa vụ không công bằng lên người bán, cũng như những người làm cho họ phải giải thích bất kỳ thuật toán tìm kiếm hoặc hiển thị nào.Tuy nhiên dự luật này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Hiệp hội các tập đoàn Internet Hàn Quốc, đây cũng là tổ chức vận động hành lang công nghệ hàng đầu của đất nước, họ đưa ra lý do là dự luật sẽ kìm hãm sự đổi mới của nền kinh tế. Lee cũng thừa nhận rằng những quy định trong dự luật đã được rút ngắn lại rất nhiều so với bản thảo sớm nhất và chỉ được xem là một “lớp vỏ của bản gốc” và kể cả với bản cuối cùng này cũng chưa chắc chắn. Tuy nhiên, ngay cả những dạng cơ bản nhất, Lee nói rằng luật pháp sẽ vẫn đánh dấu một bước ngoặt quan trọng.
Lee cho rằng xếp hạng đã trở thành một "trò chơi" khắc nghiệt đối với người kinh doanh và cả người tiêu dùng và ông muốn thấy chúng phải được loại bỏ để chuyển sang một cái gì đó khuyến khích sự tương tác chậm hơn và chu đáo hơn, chẳng hạn như một đánh giá dựa trên văn bản đơn thuần. "Tất nhiên, hệ thống này cũng sẽ yêu cầu một số kiểm duyệt, nhưng nó sẽ khuyến khích người tiêu dùng nỗ lực hơn và trung thực hơn."
Hiện Naver, cổng internet và công cụ tìm kiếm "cây nhà lá vườn" lớn nhất Hàn Quốc, đã bắt đầu loại bỏ dần các đánh giá sao, dựa trên lo ngại về tác động tiêu cực của chúng đối với các người bán hàng. Naver đã thông báo về động thái này vào đầu tháng 3, Giám đốc điều hành Naver Han Seong-sook cho biết: “Trước đây, môi trường đánh giá là không gian một chiều dựa trên xếp hạng sao. Còn trong tương lai, Naver sẽ xác định lại nó thành một không gian làm nổi bật hơn giá trị của các cửa hàng. ”
Một cuộc khảo sáng vào tháng 7 năm ngoái chỉ ra rằng người dùng phần lớn hài lòng với hệ thống mới - một hệ thống dựa trên văn bản nhắc người dùng chọn các thẻ cài sẵn mô tả trải nghiệm của họ. Tuy nhiên, người dùng vẫn lo ngại về việc nó đã làm mất đi khả năng trừng phạt những "quả táo xấu" của họ, chẳng hạn như những nhà hàng kém vệ sinh.