thuha19051234
Pearl
Khi nhắc đến Marie Curie, chúng ta không chỉ nghĩ đến nhà khoa học nữ đầu tiên đoạt giải Nobel mà còn ấn tượng về một gia đình có truyền thống về giải thưởng này, từ đời cha mẹ đến con cái.
Khi Marie Curie và chồng Pierre đoạt giải Nobel vật lý năm 1903, con gái lớn Irène của họ mới 6 tuổi. Marie Curie tiếp tục nhận được giải Nobel hóa học lần thứ hai vào năm 1911. Sau đó, Irene và chồng cô, Frederic Joliot, còn mang về giải Nobel hóa học của riêng họ ở năm 1936 và tiếp tục là chồng của cô con gái nhỏ Eve, Henry Labouiss nhận được giải Nobel Hòa bình vào năm 1965. Sau đây là những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về gia đình đặc biệt này.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nghĩ rằng Marie xứng đáng được gọi tên trong giải Nobel này. Giải Nobel vật lý được trao cho Marie và chồng bà Pierre vào năm 1903 với nghiên cứu về bức xạ. Ban đầu các thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp chỉ đề cử Pierre và Becquerel cho giải thưởng, còn Marie không có tên, chỉ sau khi Pierre Curie thuyết phục những người trong ủy ban Nobel rằng vợ ông cũng xứng đáng để đồng nhận giải thì bà mới được vinh danh. Chủ tịch Viện Hàn lâm Thụy Điển đã từng có phát biểu đánh giá thấp những đóng góp của Marie trong bài phát biểu tại lễ trao giải của mình, ám chỉ Marie chỉ là người "ké hào quang" của chồng mình.
Năm 1911, Marie là người duy nhất nhận giải Nobel Hóa học với việc khám phá ra hai nguyên tố hóa học radium và polonium cùng với những nghiên cứu quan trọng về đặc điểm 2 nguyên tố này. Nhưng ngay cả vậy, một số người vẫn tin rằng Marie Curie không xứng đáng cho giải thứ hai này.
Mặc dù kém tuổi chồng nhưng chính Marie là người đã hướng công việc của họ vào lĩnh vực phóng xạ. Nội dung luận án tiến sĩ của cô dựa trên những công trình nghiên cứu của Becquerel và nhà vật lý người Đức Wilhelm Röntgen - người đã phát hiện ra tia X.
Pierre đã gác lại việc nghiên cứu dang dở với các tinh thể của mình để giúp đỡ Marie, một công cụ do Pierre phát triển tiếp tục giúp họ trong việc đo cường độ của các tia phóng xạ. Khi nghiên cứu một loại quặng có chứa uranium, Marie cũng phát hiện nó phát ra nhiều bức xạ hơn những gì mong đợi. Và trong khi điều tra nguồn gốc của các tia này, họ phát hiện thêm 2 nguyên tố phóng xạ mới - radium và polonium (nguyên tố được Marie đặt tên cho Ba Lan, quốc gia nơi cô sinh ra). Polonium có tính phóng xạ gấp 400 lần uranium.
Cả 2 vợ chồng ông đã hỗ trợ nhau rất nhiều trong công việc nghiên cứu, đáng tiếc là 3 năm sau khi họ đoạt giải Nobel, Pierre mất do một tai nạn trên đường do va vào xe ngựa khiến cho Marie quá đau buồn và suy sụp.
Marie đã từng viết trong một cuốn tiểu sử về Pierre được xuất bản năm 1923 rằng: "Tôi không thể nào diễn tả được sự khủng hoảng từ mất mát lớn lao này, người chồng và người đồng hành thân thiết nhất của tôi, đôi khi tôi cảm thấy không đủ dũng cảm để đối mặt với tương lai. Nhưng tôi cũng không thể nào quên được lời anh ấy từng nói, rằng tôi sẽ vẫn phải tiếp tục công việc của mình khi anh ấy không còn nữa"
Năm 1921, Marie và hai cô con gái qua Mỹ và họ được những người hâm mộ ở đây chào đón như nữ hoàng. Những cuộc triển lãm tại Waldorf Astoria, Carnegie Hall và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ được tổ chức dành riêng cho công trình nghiên cứu khám phá ra radium của cô. Marie cũng được các trường đại học ở Mỹ trao bằng danh dự, Tổng thống Warren G. Harding cũng tổ chức một sự kiện để vinh danh bà tại Nhà Trắng.
"Ở thời điểm đó, các con gái của cô ấy cũng không biết mẹ chúng nổi tiếng và Marie thì vô cùng khiếm tốn. Họ được chào đón ở bất cứ đầu trên đất Mỹ bởi các phóng viên và nhiếp ảnh gia, nhưng họ đều cảm thấy rất ngạc nhiên về điều đó"
Khi lớn lên Irène tỏ ra thông minh xuất chúng và được xem là một đồng nghiệp của Marie có thể thay thế cha mình khi đồng hành nghiên cứu khoa học với mẹ. Đặc biệt, khi thế chiến thứ nhất xảy ra, Irene cùng với mẹ mình đã sử dụng tia X đến chiến trường để chữa trị cho những người lính bị thương, điều hành các máy X-quang di động trong các bệnh viện dã chiến cùng với những phương tiện đặc biệt khác.
Marie rất tin tưởng vào khả năng và kiến thức của con gái nên bà đã mời Irène tham gia các khóa học về bức xạ cho binh lính và y tá, trước cả khi Irene có bằng đại học. Irène trở thành trợ lý của mẹ cô tại Viện Radium, và tại đây cô cũng gặp kỹ sư Frederic Joliot, một thực tập sinh trong phòng thí nghiệm của Marie, rồi kết hôn với ông vào năm 1926. Năm 1935, cả 2 vợ chồng Irène đã giành giải Nobel hóa học cho việc tìm ra chất phóng xạ nhân tạo. Irene và cha mẹ cô trở thành cặp mẹ con duy nhất từng nhận được giải thưởng danh giá này. Đáng tiếc là cả Marie và con gái Irene đều chết vì tiếp xúc lâu với phóng xạ, họ thực sự đã hy sinh vì khoa học.
Trong thế chiến thứ 2, Eve là một phóng viên có mặt trên tất cả các mặt trận từ Iran, Iraq, Ấn Độ, Trung Quốc, Miến Điện và Bắc Phi để thu thập tư liệu cho cuốn sách thứ hai của mình mang tên "Hành trình giữa các chiến binh" cũng là một tác phẩm bán chạy. Và tại Hoa Kỳ, cô ấy cũng được chào đón như một người nổi tiếng khi khuôn mặt cô xuất hiện trên bìa tạp chí Time danh giá.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Eve đã dành nhiều thời gian cho các công việc nhân đạo. Năm 1952, bà được bổ nhiệm làm cố vấn đặc biệt cho tổng thư ký đầu tiên của NATO. Bà kết hôn với Henry Richardson Labouisse - một nhà ngoại giao Mỹ và sau đó trở thành giám đốc điều hành của UNICEF. Eve đã có những nỗ lực không ngừng trong các hoạt động được điều hành bởi tổ chức này và chồng bà Labouisse đã vinh dự được thay mặt tổ chức nhận giải Nobel Hòa bình năm 1965, người thứ 5 trong đại gia đình Curie đạt giải Nobel.
Khi Marie Curie và chồng Pierre đoạt giải Nobel vật lý năm 1903, con gái lớn Irène của họ mới 6 tuổi. Marie Curie tiếp tục nhận được giải Nobel hóa học lần thứ hai vào năm 1911. Sau đó, Irene và chồng cô, Frederic Joliot, còn mang về giải Nobel hóa học của riêng họ ở năm 1936 và tiếp tục là chồng của cô con gái nhỏ Eve, Henry Labouiss nhận được giải Nobel Hòa bình vào năm 1965. Sau đây là những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về gia đình đặc biệt này.
1. Giải thưởng Nobel của Marie từng gây tranh cãi
Marie Curie thực sự là một nhà khoa học nữ xuất chúng, bà là người phụ nữ đầu tiên nhận bằng Tiến sĩ tại Pháp, nữ giáo sư đầu tiên tại Sorbonne, người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel và cũng là người đầu tiên nhận đến 2 giải Nobel.Tuy nhiên, không phải ai cũng nghĩ rằng Marie xứng đáng được gọi tên trong giải Nobel này. Giải Nobel vật lý được trao cho Marie và chồng bà Pierre vào năm 1903 với nghiên cứu về bức xạ. Ban đầu các thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp chỉ đề cử Pierre và Becquerel cho giải thưởng, còn Marie không có tên, chỉ sau khi Pierre Curie thuyết phục những người trong ủy ban Nobel rằng vợ ông cũng xứng đáng để đồng nhận giải thì bà mới được vinh danh. Chủ tịch Viện Hàn lâm Thụy Điển đã từng có phát biểu đánh giá thấp những đóng góp của Marie trong bài phát biểu tại lễ trao giải của mình, ám chỉ Marie chỉ là người "ké hào quang" của chồng mình.
Năm 1911, Marie là người duy nhất nhận giải Nobel Hóa học với việc khám phá ra hai nguyên tố hóa học radium và polonium cùng với những nghiên cứu quan trọng về đặc điểm 2 nguyên tố này. Nhưng ngay cả vậy, một số người vẫn tin rằng Marie Curie không xứng đáng cho giải thứ hai này.
2. Pierre vừa là tình yêu vĩ đại của Marie vừa là người cộng sự tuyệt vời
Marie gặp Pierre Curie vào năm 1894 khi cô làm việc trong phòng thí nghiệm của Pierre. Pierre, khi đó là một nhà vật lý 35 tuổi, ông nhanh chóng phải lòng cô gái 27 tuổi và họ kết hôn 1 năm sau đó.Pierre đã gác lại việc nghiên cứu dang dở với các tinh thể của mình để giúp đỡ Marie, một công cụ do Pierre phát triển tiếp tục giúp họ trong việc đo cường độ của các tia phóng xạ. Khi nghiên cứu một loại quặng có chứa uranium, Marie cũng phát hiện nó phát ra nhiều bức xạ hơn những gì mong đợi. Và trong khi điều tra nguồn gốc của các tia này, họ phát hiện thêm 2 nguyên tố phóng xạ mới - radium và polonium (nguyên tố được Marie đặt tên cho Ba Lan, quốc gia nơi cô sinh ra). Polonium có tính phóng xạ gấp 400 lần uranium.
Cả 2 vợ chồng ông đã hỗ trợ nhau rất nhiều trong công việc nghiên cứu, đáng tiếc là 3 năm sau khi họ đoạt giải Nobel, Pierre mất do một tai nạn trên đường do va vào xe ngựa khiến cho Marie quá đau buồn và suy sụp.
Marie đã từng viết trong một cuốn tiểu sử về Pierre được xuất bản năm 1923 rằng: "Tôi không thể nào diễn tả được sự khủng hoảng từ mất mát lớn lao này, người chồng và người đồng hành thân thiết nhất của tôi, đôi khi tôi cảm thấy không đủ dũng cảm để đối mặt với tương lai. Nhưng tôi cũng không thể nào quên được lời anh ấy từng nói, rằng tôi sẽ vẫn phải tiếp tục công việc của mình khi anh ấy không còn nữa"
3. Giải thưởng Nobel đã khiến Marie trở thành người nổi tiếng
Đã hơn 150 năm kể từ ngày sinh của Marie Curie, bà vẫn được biết đến là nhà khoa học nữ nổi tiếng nhất. "Bà ấy thực sự là một siêu sao, bà ấy là một nhà khoa học nổi tiếng vào thời điểm hầu như không có phụ nữ tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu này, bà ấy là một anh hùng".Năm 1921, Marie và hai cô con gái qua Mỹ và họ được những người hâm mộ ở đây chào đón như nữ hoàng. Những cuộc triển lãm tại Waldorf Astoria, Carnegie Hall và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ được tổ chức dành riêng cho công trình nghiên cứu khám phá ra radium của cô. Marie cũng được các trường đại học ở Mỹ trao bằng danh dự, Tổng thống Warren G. Harding cũng tổ chức một sự kiện để vinh danh bà tại Nhà Trắng.
"Ở thời điểm đó, các con gái của cô ấy cũng không biết mẹ chúng nổi tiếng và Marie thì vô cùng khiếm tốn. Họ được chào đón ở bất cứ đầu trên đất Mỹ bởi các phóng viên và nhiếp ảnh gia, nhưng họ đều cảm thấy rất ngạc nhiên về điều đó"
4. Irene đã thay mẹ mình giảng dạy trong các khóa học về bức xạ
Sau khi sinh con gái đầu lòng năm 1897, Marie vừa hết lòng chăm sóc con gái nhỏ Irene, vừa quyết tâm không từ bỏ việc nghiên cứu khoa học của mình. Mặc dù cô không có nhiều thời gian cho con cái nhưng thực sự cô đã dạy dỗ con gái rất cẩn thận, đặc biệt là sau sự ra đi đột ngột của Pierre. Marie đã đăng ký cho con gái theo học ở một trường hợp tác, nghĩa là cha mẹ sẽ thay phiên nhau dạy bọn trẻ những bài học trong lĩnh vực chuyên môn của họ, với Marie là bộ môn khoa học vật lý.Marie rất tin tưởng vào khả năng và kiến thức của con gái nên bà đã mời Irène tham gia các khóa học về bức xạ cho binh lính và y tá, trước cả khi Irene có bằng đại học. Irène trở thành trợ lý của mẹ cô tại Viện Radium, và tại đây cô cũng gặp kỹ sư Frederic Joliot, một thực tập sinh trong phòng thí nghiệm của Marie, rồi kết hôn với ông vào năm 1926. Năm 1935, cả 2 vợ chồng Irène đã giành giải Nobel hóa học cho việc tìm ra chất phóng xạ nhân tạo. Irene và cha mẹ cô trở thành cặp mẹ con duy nhất từng nhận được giải thưởng danh giá này. Đáng tiếc là cả Marie và con gái Irene đều chết vì tiếp xúc lâu với phóng xạ, họ thực sự đã hy sinh vì khoa học.
5. Cô con gái Eve thực sự khác biệt trong gia đình họ
Eve và chị gái Irene thực sự là 2 con người khác biệt, Irene trầm tính và chăm học, thích ở nhà đọc sách hơn ra ngoài và giao lưu còn Eve đã thành công với vai trò là một nhà văn, một nghệ sĩ dương cầm và tích cực với các hoạt động động xã hội. Tác phẩm nổi tiếng nhất của bà chính là "Madame Curie" là một cuốn tiểu sử về mẹ cô viết sau khi Marie qua đời năm 1934 trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời điểm đó và cũng được giới phê bình văn học đánh giá cao. Nhà phê bình Charles Poore đã nhận xét đó là "một cuốn tiểu sử làm rung động trái tim và khối óc bằng một quan điểm tinh tế của giác quan và khả năng cảm thụ, một câu chuyện tuyệt vời được kể một cách tuyệt vời"Trong thế chiến thứ 2, Eve là một phóng viên có mặt trên tất cả các mặt trận từ Iran, Iraq, Ấn Độ, Trung Quốc, Miến Điện và Bắc Phi để thu thập tư liệu cho cuốn sách thứ hai của mình mang tên "Hành trình giữa các chiến binh" cũng là một tác phẩm bán chạy. Và tại Hoa Kỳ, cô ấy cũng được chào đón như một người nổi tiếng khi khuôn mặt cô xuất hiện trên bìa tạp chí Time danh giá.