Mr. Macho
Writer
Sống thọ và điều quan trọng nhất là nâng cao chất lượng cuộc sống trên cơ sở kéo dài. Một số phương pháp dưới đây là chìa khóa để kéo dài tuổi thọ, sống khỏe hơn.
Sáng sớm là thời điểm có nguy cơ cao mắc các bệnh về mạch máu, do vậy không được lơ là. Đặc biệt đối với những người trung niên và cao tuổi, việc đầu tiên là hình thành thói quen đứng dậy từ từ sau khi thức dậy.
Cách thức dậy đúng là nên nhắm mắt và nghỉ ngơi một hoặc hai phút sau khi thức dậy, đồng thời duỗi tay chân, đợi đến khi hoàn toàn tỉnh táo, từ từ ngồi dậy, sau đó đứng dậy và vận động nếu không cảm thấy khó chịu.
Sau khi ngủ dậy mỗi sáng uống một cốc nước ấm 250ml khi bụng đói, không chỉ có tác dụng bảo vệ dạ dày, giải độc, làm đẹp da mặt mà còn bổ sung nước...
Tiếp đến, là vận động cơ thể một cách chậm rãi để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Tập thể dục buổi sáng nên chậm rãi, trước tiên không nên gấp rút thời gian, tốt nhất là sau khi mặt trời mọc, lúc không khí trong lành, hàm lượng ôxy cao.
Về mùa lạnh không nên thức dậy sớm quá khiến cho nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra.
Bữa sáng là việc quan trọng nhất trong ngày, chỉ cần nạp đủ năng lượng thì con người mới có thể trạng tốt. Chúng ta có thể ăn một ít chất bột đường, những chất bột đường này nhanh chóng chuyển hóa thành năng lượng cần thiết cho cơ thể, nâng cao hiệu quả làm việc và học tập trong ngày.
Thói quen ăn sáng tốt là chìa khóa để nâng cao chất lượng cuộc sống và tuổi thọ.
Nếu bỏ bữa sáng khi đó nồng độ đường trong máu thấp hơn giá trị bình thường sẽ có cảm giác đói, não kém hưng phấn, phản ứng chậm, khó tập trung.
Nếu không ăn sáng hoặc ăn sáng không đủ chất dinh dưỡng khiến cơ thể không đủ năng lượng và chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Nghiên cứu cho thấy sự liên kết giữa đi bộ với tăng tuổi thọ. Các nhà nghiên tìm ra rằng đi bộ từ 1giờ đến 2,5 giờ một tuần vào 2 hoặc 3 buổi khác nhau có liên quan đến sống thêm 6,2 năm với nam giới và 5.6 năm với nữ giới.
Tuy nhiên, mọi người dù ở lứa tuổi nào cũng nên tập thể dục phù hợp theo khả năng của mình. Không tập thể dục quá sức, vì ở một số người tập thể dục quá sứccó thể gây ra một số tác hại như: Cơ thể nhanh bị mất nước; Tăng nguy cơ chấn thương, mệt mỏi, hơn nữa cơ bắp không được phục hồi có hại cho hệ miễn dịch. Tập thể dục quá mức sẽ ảnh hưởng đến cơ tim và nhịp tim…
Vì thế, cần tập thể dục ở cường độ vừa phải, vừa sức, tập thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, sa sút trí tuệ. Cải thiện giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ. Hỗ trợ chức năng não tốt hơn. Cải thiện sức khỏe của xương, giảm trầm cảm, stress và các triệu chứng sức khỏe tâm thần khác.
Theo hướng dẫn bất cứ hoạt động nào làm cho nhịp tim tăng lên đều được coi là tập thể dục vừa phải. Bài tập cho tim mạch cường độ vừa phải bao gồm các hoạt động như đi bộ nhanh, làm sân vườn, lau sàn nhà, chơi tennis, cầu lông, bóng bàn, đạp xe...
Sau tuổi 50, mọi người càng nên chú ý đến việc điều chỉnh chế độ ăn uống và giảm bớt gánh nặng cho cơ thể, để khỏe mạnh và sống lâu hơn. Nghiên cứu cho thấy nếu ăn uống lành mạnh với nhiều đậu hơn có thể giúp kéo dài tuổi thọ đến 10 năm.
Vì vậy, ngoài việc đảm cân bằng ở khẩu phần ăn thì cần chú trọng thêm nhiều chất xơ, trái cây và rau củ. Các nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng về tầm quan trọng của chất xơ, trái cây và rau củ sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch bao gồm mạch vành, đột quỵ, tử vong do bệnh mạch vành; giảm rủi ro phát triển ung thư; làm giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến… và chính vì vậy, cần ăn ít nhất 5 loại trái cây hoặc rau củ trong 1 ngày.
Ăn uống lành mạnh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Hạn chế thức ăn có nhiều muối và dầu mỡ. Nếu nạp quá nhiều dầu và muối sẽ dễ làm tổn thương thành mạch máu, có khả năng gây ra các bệnh về tim mạch và mạch máu não. Ăn ít dầu và ít muối sẽ giúp giảm nguy cơ huyết áp cao và mỡ máu cao…
Ngoài ra, để sống thọ, sống khỏe cần chú ý hơn đến việc thăm khám thường xuyên nhằm theo dõi huyết áp, cholesterol và các dấu hiệu quan trọng khác có thể cung cấp cảnh báo sớm về bất kỳ tình trạng sức khỏe nào cần được điều trị.
Các bệnh như tiểu đường, cholesterol cao, hoặc huyết áp cao được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì càng ít gây hại cho cơ thể bạn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để quản lý tình trạng sức khỏe thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục hoặc thuốc có thể giúp tăng tuổi thọ.
1. Thức dậy sớm nhưng không sớm quá
Nhiều người biết rằng, thói quen thức dậy sớm để có một sức khỏe tốt trong dài hạn, nhưng nếu thức dậy vào buổi sáng với phương pháp không đúng sẽ gặp nguy hiểm nhiều hơn là việc thức khuya. Khi dậy quá sớm và không ngủ đủ giấc sẽ khiến bạn gặp triệu chứng. Chính vì lý do này mà nên chú ý mỗi lần đau đầu xem có phải bạn đã không đảm bảo ngủ đủ giấc hay không.Sáng sớm là thời điểm có nguy cơ cao mắc các bệnh về mạch máu, do vậy không được lơ là. Đặc biệt đối với những người trung niên và cao tuổi, việc đầu tiên là hình thành thói quen đứng dậy từ từ sau khi thức dậy.
Cách thức dậy đúng là nên nhắm mắt và nghỉ ngơi một hoặc hai phút sau khi thức dậy, đồng thời duỗi tay chân, đợi đến khi hoàn toàn tỉnh táo, từ từ ngồi dậy, sau đó đứng dậy và vận động nếu không cảm thấy khó chịu.
Tiếp đến, là vận động cơ thể một cách chậm rãi để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Tập thể dục buổi sáng nên chậm rãi, trước tiên không nên gấp rút thời gian, tốt nhất là sau khi mặt trời mọc, lúc không khí trong lành, hàm lượng ôxy cao.
Về mùa lạnh không nên thức dậy sớm quá khiến cho nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra.
2. Bữa ăn sáng lành mạnh và đều đặn
Nhiều người không có thói quen ăn sáng hoặc ăn sáng qua loa điều này cũng không tốt cho sức khỏe. Thói quen ăn sáng tốt là chìa khóa để nâng cao chất lượng cuộc sống và tuổi thọ.Bữa sáng là việc quan trọng nhất trong ngày, chỉ cần nạp đủ năng lượng thì con người mới có thể trạng tốt. Chúng ta có thể ăn một ít chất bột đường, những chất bột đường này nhanh chóng chuyển hóa thành năng lượng cần thiết cho cơ thể, nâng cao hiệu quả làm việc và học tập trong ngày.
Nếu bỏ bữa sáng khi đó nồng độ đường trong máu thấp hơn giá trị bình thường sẽ có cảm giác đói, não kém hưng phấn, phản ứng chậm, khó tập trung.
Nếu không ăn sáng hoặc ăn sáng không đủ chất dinh dưỡng khiến cơ thể không đủ năng lượng và chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
3. Tập thể dục vừa phải và thường xuyên
Tập thể dục không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà quan trọng sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho tim, làm cải thiện giấc ngủ, tăng tuổi thọ của con người.Nghiên cứu cho thấy sự liên kết giữa đi bộ với tăng tuổi thọ. Các nhà nghiên tìm ra rằng đi bộ từ 1giờ đến 2,5 giờ một tuần vào 2 hoặc 3 buổi khác nhau có liên quan đến sống thêm 6,2 năm với nam giới và 5.6 năm với nữ giới.
Tuy nhiên, mọi người dù ở lứa tuổi nào cũng nên tập thể dục phù hợp theo khả năng của mình. Không tập thể dục quá sức, vì ở một số người tập thể dục quá sứccó thể gây ra một số tác hại như: Cơ thể nhanh bị mất nước; Tăng nguy cơ chấn thương, mệt mỏi, hơn nữa cơ bắp không được phục hồi có hại cho hệ miễn dịch. Tập thể dục quá mức sẽ ảnh hưởng đến cơ tim và nhịp tim…
Theo hướng dẫn bất cứ hoạt động nào làm cho nhịp tim tăng lên đều được coi là tập thể dục vừa phải. Bài tập cho tim mạch cường độ vừa phải bao gồm các hoạt động như đi bộ nhanh, làm sân vườn, lau sàn nhà, chơi tennis, cầu lông, bóng bàn, đạp xe...
4. Ăn uống lành mạnh
Thay đổi chế độ ăn theo hướng lành mạnh hơn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, chế độ ăn uống lành mạnh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ hỗ trợ miễn dịch, ngăn ngừa béo phì, tiểu đường loại 2, tim mạch, một số loại ung thư,… mức tăng tuổi thọ sẽ càng lớn nếu bắt đầu ăn uống lành mạnh càng sớm.Sau tuổi 50, mọi người càng nên chú ý đến việc điều chỉnh chế độ ăn uống và giảm bớt gánh nặng cho cơ thể, để khỏe mạnh và sống lâu hơn. Nghiên cứu cho thấy nếu ăn uống lành mạnh với nhiều đậu hơn có thể giúp kéo dài tuổi thọ đến 10 năm.
Vì vậy, ngoài việc đảm cân bằng ở khẩu phần ăn thì cần chú trọng thêm nhiều chất xơ, trái cây và rau củ. Các nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng về tầm quan trọng của chất xơ, trái cây và rau củ sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch bao gồm mạch vành, đột quỵ, tử vong do bệnh mạch vành; giảm rủi ro phát triển ung thư; làm giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến… và chính vì vậy, cần ăn ít nhất 5 loại trái cây hoặc rau củ trong 1 ngày.
Hạn chế thức ăn có nhiều muối và dầu mỡ. Nếu nạp quá nhiều dầu và muối sẽ dễ làm tổn thương thành mạch máu, có khả năng gây ra các bệnh về tim mạch và mạch máu não. Ăn ít dầu và ít muối sẽ giúp giảm nguy cơ huyết áp cao và mỡ máu cao…
5. Ngủ đủ giấc và chú ý đến việc kiểm tra sức khỏe
Ngủ đủ giấc, sâu giấc là vô cùng quan trọng với sức khỏe. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng giấc ngủ có liên quan mật thiết đến tuổi thọ của con người, giúp cho chúng ta khỏe mạnh và sống lâu hơn. Nên ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, tránh các nguồn ánh sáng mạnh và tiếng ồn lớn, chẳng hạn như ti vi, máy tính và màn hình di động, tắt hết đèn phòng ngủ, thử một thói quen thư giãn, chẳng hạn như tắm nước ấm hoặc đọc sách trước khi ngủ, tránh các chất kích thích hoặc tập thể dục ngay trước khi đi ngủ.Ngoài ra, để sống thọ, sống khỏe cần chú ý hơn đến việc thăm khám thường xuyên nhằm theo dõi huyết áp, cholesterol và các dấu hiệu quan trọng khác có thể cung cấp cảnh báo sớm về bất kỳ tình trạng sức khỏe nào cần được điều trị.
Các bệnh như tiểu đường, cholesterol cao, hoặc huyết áp cao được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì càng ít gây hại cho cơ thể bạn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để quản lý tình trạng sức khỏe thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục hoặc thuốc có thể giúp tăng tuổi thọ.