Apple đã chính thức công bố dòng sản phẩm iPhone 14, nhưng các tin tức về chúng vẫn còn rất nóng. Dẫu cho có một số thứ khiến chúng ta ngạc nhiên. Thế nhưng, Apple dường như “ăn cắp” một vài khả năng từ những chiếc điện thoại Android cho dòng iPhone 14 mới, chủ yếu là bộ đôi iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max.
Dynamic Island có vẻ giống như một tính năng mới, mang tính cách mạng. Dẫu điều đó đúng ở một mức độ nhất định, nhưng thực tế là LG đã thực hiện điều đó đầu tiên với LG V10. Công ty Hàn Quốc đã giới thiệu "Second Screen”, để cung cấp cho người dùng một cách khác để tương tác với các thông báo. Với Second Screen, người dùng có thể đặt phím tắt cho danh bạ, xem thông báo đến và điều khiển bất kỳ bản nhạc nào đang phát, mà không cần thông qua màn hình chính.
Đó là một trong những thứ mà LG đã cố gắng làm điều gì đó khác biệt, nhưng việc triển khai tổng thể và thiếu sự hỗ trợ đã khiến Second Screen tụt hậu ngay từ đầu. LG V20 tiếp tục duy trì Second Screen, cung cấp cách triển khai khá giống nhau, nhưng kết quả thì khá lẫn lộn. Một số chủ sở hữu V20 nhận thấy điều này cực kỳ tiện lợi, trong khi những người khác thấy rằng "nó không thực sự bổ sung nhiều cho trải nghiệm."
Thay vì thêm toàn bộ màn hình, tính năng Dynamic Island của Apple lại hoạt động theo một cách hoàn toàn khác. Khi bạn bắt đầu phát nhạc và rời khỏi ứng dụng, “ốc đảo” (Island) sẽ hiển thị thông tin “linh động” (Dynamic), chẳng hạn như ảnh minh họa album của bài hát. Nó cũng chuyển đổi các thông báo cơ bản như khi hoạt ảnh Face ID xuất hiện tại khu vực Dyamic Island khi cần, thay vì chiếm toàn bộ màn hình của bạn như trước.
Dynamic Island không phải là một phiên bản sao chép thực sự từ Second Screen của LG, nhưng rõ ràng, nó dường như được lấy cảm hứng từ ý tưởng của LG.
Chắc chắn, Apple sẽ không gắn bó với tai thỏ vĩnh viễn. Vấn đề chỉ là thời gian trước, khi Apple quyết định làm một điều gì đó "mang tính cách mạng" và công ty quyết định sử dụng lỗ đục camera selfie. Do các cảm biến khác nhau được nhúng trong phần tai thỏ, Apple không chỉ phải thiết kế lại các mô-đun mà họ sử dụng, mà còn chuyển sang dạng lỗ đục 2 phần về mặt kỹ thuật.
Huawei là công ty đầu tiên triển khai camera selfie đục lỗ, loại bỏ hoàn toàn phần tai thỏ với Huawei Nova 4. Nhưng kể từ đó, chúng ta khó tìm thấy một chiếc smartphone nào không có thứ đó, bao gồm nhiều chiếc điện thoại Android tốt nhất, chẳng hạn như dòng Galaxy S22, Pixel 6, ASUS ZenFone 9,…
Apple chắc chắn đi sau cuộc chơi này bởi chúng ta đang dần bắt đầu thấy một vài nhà sản xuất điện thoại giới thiệu camera selfie dưới màn hình. Đáng chú ý, Galaxy Z Fold 4 và ZTE Axon 40 Ultra là hai trong số những sản phẩm gần đây nhất có camera dưới màn hình (UDC: Under Display Camera), nhưng sẽ không quá ngạc nhiên nếu có nhiều điện thoại được phát hành áp dụng thay đổi đó trong tương lai gần.
Apple đã thực hiện một thứ mà đáng lẽ họ phải thực hiện từ nhiều năm trước. Màn hình luôn bật (AOD: Always-On Display) đã có trên điện thoại Android từ lầu, mang đến cho người dùng một cách nhanh chóng và dễ dàng để xem qua thời gian và mọi thông báo. Đến cuối cùng, Apple cũng đã mang AOD cũng như các widget trên màn hình khóa trên iOS 16.
Sau đó, một trong những bản dựng iOS 16 Developer Beta đã tiết lộ điều đó, bởi một số người dùng nhận thấy rằng màn hình khóa iPhone của họ đang hiển thị một giao diện chưa từng xuất hiện. Hóa ra, Apple chỉ cần triển khai phần mềm để hỗ trợ Always-On Display. Thế nhưng, theo đúng phong cách “hút máu” của Apple, tính năng này không khả dụng trên cả 4 mẫu iPhone 14, vì AOD chỉ dành riêng cho iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max.
Từ lâu, người dùng Android đã có được công nghệ tần số quét nhanh hơn, cũng như tần số quét động, nhưng thật ngạc nhiên khi Apple phải mất nhiều thời gian như vậy. Apple luôn áp dụng một số thuật ngữ tiếp thị ưa thích để thay vì cái tên chung chung “tần số quét động”. Pro Motion đã ra đời, lần đầu tiên được giới thiệu với iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max năm ngoái, nhưng nó chỉ có khả năng làm mới màn hình trong khoảng 24Hz – 120Hz.
Với sự ra đời của iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max, cùng với màn hình luôn bật, Apple cho rằng đã đến lúc phải con số này xuống hơn nữa. Thay vì chỉ đạt tối thiểu 24Hz, dòng Phone 14 Pro sở hữu màn hình Pro Motion giờ đây có thể tự động làm mới tần số quét màn hình chạm đáy 1Hz. Lý do rõ ràng là để giúp đảm bảo thời lượng pin của iPhone bất cứ khi nào AOD được sử dụng, bởi nội dung không cần phải được làm mới thường xuyên.
OnePlus 9 Pro và Oppo Find X3 Pro là 2 trong số những điện thoại đầu tiên cung cấp tần số quét từ 1Hz đến 120Hz nhờ có màn hình LTPO. Và điều này đã xuất hiện trên nhiều thiết bị hơn, bao gồm Galaxy S22 Ultra và bây giờ là dòng iPhone 14 Pro.
Có một tính năng mới được Apple bổ sung vào các sản phẩm của mình, đó là Tính năng Phát hiện va chạm trên ô tô (Car Crash Detection). Tính năng này lần đầu tiên được bổ sung vào Android như một phần của gói tính năng tháng 03/2020 cho chủ sở hữu Pixel 2, Pixel 3 và Pixel 4.
Tính năng này tận dụng âm thanh xung quanh cũng như các cảm biến chuyển động khác nhau được tích hợp trong điện thoại Pixel của bạn. Khi điện thoại phát hiện ra một vụ tai nạn ô tô, một âm báo có thể được phát ra, sau đó sẽ nhắc bạn liệu có cần trợ giúp thêm hay không. Nếu không nhận được phản hồi, hệ thống sẽ bắt đầu gọi dịch vụ khẩn cấp và chiếc Pixel của bạn sẽ cung cấp vị trí cho các dịch vụ đó.
Apple không chỉ mang tính năng này lên toàn bộ dòng sản phẩm iPhone 14, mà Apple Watch Series 8 còn là smartwatch đầu tiên có chức năng này. Thực tế, Apple triển khai con quay hồi chuyển ba trục nâng cấp hoạt động song song với "gia tốc kế lực G cao", có khả năng đo lực lên đến 256gs.
Sau đó, iPhone hay Apple Watch sẽ sử dụng một thuật toán để xác định xem liệu có xảy ra sự cố xảy ra hay không, trước khi thông báo cho các liên hệ cũng như dịch vụ khẩu cấp trong trường hợp không nhận được phản hồi trong vòng 10 giây.
Hồi tháng 06/2022, nhiều người phát hiện rằng tính năng Phát hiện va chạm trên ô tô (Car Crash Detection) có thể không còn dành riêng cho điện thoại Pixel lâu hơn được nữa. Các mã ẩn trong ứng dụng Personal Safety của Google gợi ý rằng chức năng này có thể xuất hiện trên các điện thoại Android khác trong một bản cập nhật trong tương lai. Nhưng ở thời điểm hiện tại, dường như chỉ có Google và Apple bán ra những chiếc smartphone có khả năng này.
>>> iPhone 14 nhiều phản ứng trái chiều, đừng lo nó sẽ bán chạy tại Trung Quốc!
Nguồn: Android Central
Dynamic Island - LG V10
Có lẽ, thông báo khiến nhiều người ca ngợi trong sự kiện "Far Out" của Apple chính là tính năng Dynamic Island trên bộ đôi iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max. Cuối cùng, Apple đã làm những gì mọi người yêu cầu, kể từ khi iPhone X được giới thiệu. Tai thỏ vẫn còn tồn tại trên iPhone 14 và iPhone 14 Plus, nhưng rõ ràng, Apple muốn cung cấp một số loại tính năng khác biệt giữa các phiên bản thường và Pro của mình.Dynamic Island có vẻ giống như một tính năng mới, mang tính cách mạng. Dẫu điều đó đúng ở một mức độ nhất định, nhưng thực tế là LG đã thực hiện điều đó đầu tiên với LG V10. Công ty Hàn Quốc đã giới thiệu "Second Screen”, để cung cấp cho người dùng một cách khác để tương tác với các thông báo. Với Second Screen, người dùng có thể đặt phím tắt cho danh bạ, xem thông báo đến và điều khiển bất kỳ bản nhạc nào đang phát, mà không cần thông qua màn hình chính.
Thay vì thêm toàn bộ màn hình, tính năng Dynamic Island của Apple lại hoạt động theo một cách hoàn toàn khác. Khi bạn bắt đầu phát nhạc và rời khỏi ứng dụng, “ốc đảo” (Island) sẽ hiển thị thông tin “linh động” (Dynamic), chẳng hạn như ảnh minh họa album của bài hát. Nó cũng chuyển đổi các thông báo cơ bản như khi hoạt ảnh Face ID xuất hiện tại khu vực Dyamic Island khi cần, thay vì chiếm toàn bộ màn hình của bạn như trước.
Camera selfie đục lỗ
Huawei là công ty đầu tiên triển khai camera selfie đục lỗ, loại bỏ hoàn toàn phần tai thỏ với Huawei Nova 4. Nhưng kể từ đó, chúng ta khó tìm thấy một chiếc smartphone nào không có thứ đó, bao gồm nhiều chiếc điện thoại Android tốt nhất, chẳng hạn như dòng Galaxy S22, Pixel 6, ASUS ZenFone 9,…
Màn hình luôn bật
Sau đó, một trong những bản dựng iOS 16 Developer Beta đã tiết lộ điều đó, bởi một số người dùng nhận thấy rằng màn hình khóa iPhone của họ đang hiển thị một giao diện chưa từng xuất hiện. Hóa ra, Apple chỉ cần triển khai phần mềm để hỗ trợ Always-On Display. Thế nhưng, theo đúng phong cách “hút máu” của Apple, tính năng này không khả dụng trên cả 4 mẫu iPhone 14, vì AOD chỉ dành riêng cho iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max.
Tần số quét động
Với sự ra đời của iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max, cùng với màn hình luôn bật, Apple cho rằng đã đến lúc phải con số này xuống hơn nữa. Thay vì chỉ đạt tối thiểu 24Hz, dòng Phone 14 Pro sở hữu màn hình Pro Motion giờ đây có thể tự động làm mới tần số quét màn hình chạm đáy 1Hz. Lý do rõ ràng là để giúp đảm bảo thời lượng pin của iPhone bất cứ khi nào AOD được sử dụng, bởi nội dung không cần phải được làm mới thường xuyên.
Phát hiện tai nạn ô tô
Tính năng này tận dụng âm thanh xung quanh cũng như các cảm biến chuyển động khác nhau được tích hợp trong điện thoại Pixel của bạn. Khi điện thoại phát hiện ra một vụ tai nạn ô tô, một âm báo có thể được phát ra, sau đó sẽ nhắc bạn liệu có cần trợ giúp thêm hay không. Nếu không nhận được phản hồi, hệ thống sẽ bắt đầu gọi dịch vụ khẩn cấp và chiếc Pixel của bạn sẽ cung cấp vị trí cho các dịch vụ đó.
Sau đó, iPhone hay Apple Watch sẽ sử dụng một thuật toán để xác định xem liệu có xảy ra sự cố xảy ra hay không, trước khi thông báo cho các liên hệ cũng như dịch vụ khẩu cấp trong trường hợp không nhận được phản hồi trong vòng 10 giây.
Hồi tháng 06/2022, nhiều người phát hiện rằng tính năng Phát hiện va chạm trên ô tô (Car Crash Detection) có thể không còn dành riêng cho điện thoại Pixel lâu hơn được nữa. Các mã ẩn trong ứng dụng Personal Safety của Google gợi ý rằng chức năng này có thể xuất hiện trên các điện thoại Android khác trong một bản cập nhật trong tương lai. Nhưng ở thời điểm hiện tại, dường như chỉ có Google và Apple bán ra những chiếc smartphone có khả năng này.
>>> iPhone 14 nhiều phản ứng trái chiều, đừng lo nó sẽ bán chạy tại Trung Quốc!
Nguồn: Android Central