ngocmai25tran
Pearl
Các chuyên gia có chung nhận định diễn biến tiếp theo của dịch bệnh sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ tiêm chủng ở mỗi nước, cũng như mức độ hiệu quả của vaccine được sử dụng.
Số người chết vì Covid-19 được ghi nhận chính thức trên phạm vi toàn cầu đã tới mốc 5 triệu chỉ sau chưa đầy 2 năm. Không chỉ các nước nghèo, ngay cả những nước phát triển với hệ thống chăm sóc y tế hàng đầu cũng lao đao vì virus SARS-CoV-2, theo South China Morning Post.
Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh và Brazil - tất cả thuộc nhóm thu nhập cao và trung bình cao - chiếm 1/8 dân số thế giới nhưng ghi nhận gần 50% số ca tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu. Riêng nước Mỹ có 740.000 người chết, cao nhất thế giới.
Dựa trên số ca tử vong bất thường liên quan tới Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính số người chết vì dịch bệnh có thể cao gấp 2-3 lần so với thống kê chính thức.
Theo ước tính của tạp chí uy tín The Economist, số người chết vì Covid-19 thực sự có thể lên đến 17 triệu.
"Với tôi, số liệu này đáng tin hơn", giáo sư Arnaud Fontanet, chuyên gia dịch tễ học của Viện Pasteur, cho biết.
Nghĩa trang Yastrebkovskoe chôn người chết vì Covid-19 ở ngoại ô Moscow, Nga. Ảnh: AP.
Về mặt số liệu, số người tử vong do Covid-19 thấp hơn nhiều so với các đại dịch trước đây. Trong đại dịch cúm Tây Ban Nha, số người chết vào năm 1918-1919 là 50-100 triệu. Đại dịch AIDS, do virus HIV gây ra, khiến 36 triệu người chết trong thời gian 40 năm.
Dù vậy, Covid-19 đã gây ra nhiều cái chết trong khoảng thời gian ngắn, chuyên gia virus Jean-Claude Manuguerra của Viện Pasteur, nhận định.
"Nếu không có các biện pháp phòng dịch như đã được triển khai đặc biệt là hạn chế đi lại và tiêm chủng, tình hình có thể tồi tệ hơn nhiều", giáo sư Fontanet nói.
Theo ông Fontanet, các loại virus thường xuất hiện theo hai giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn "đại dịch bùng nổ", khi virus lan rộng ở những người chưa từng tiếp xúc với virus trước đó.
Giai đoạn hai là "ổn định", đây là thời điểm ngày càng nhiều người được miễn dịch, đại dịch dần trở thành một căn bệnh đặc hữu.
"Với Covid-19, lần đầu tiên trong lịch sử dịch bệnh, có một nỗ lực ở quy mô toàn cầu đẩy nhanh sự chuyển đổi giữa hai giai đoạn này", ông Fontanet nói.
Theo các nhà khoa học, chuyển giao giữa hai giai đoạn của virus được đẩy nhanh nhờ sự xuất hiện của các loại vaccine.
"Vaccine cho phép người dân đạt được miễn dịch nhân tạo, hoàn thành quá trình miễn dịch chỉ trong 18 tháng thay vì từ 3-5 năm, giảm số người tử vong", ông Fontanet nói.
Bởi vậy, những giai đoạn dịch bệnh tiếp theo sẽ có sự khác biệt giữa các nước, tùy thuộc vào tỷ lệ tiêm chủng ở mỗi quốc gia, cũng như mức độ hiệu quả của loại vaccine được sử dụng.
"Vẫn cần thêm nhiều tháng nữa trước khi thế giới trở nên an toàn. Vấn đề là chúng ta cần biết vaccine có đủ hiệu quả hay không. Lúc này, virus vẫn tiếp tục lây lan. Mục tiêu hiện nay không còn là xóa sổ virus mà là tránh để người mắc bệnh diễn tiến nặng", ông Fontanet nói.
"Tại các nước phát triển, tôi tin rằng Covid-19 đang trên đà trở thành căn bệnh đặc hữu theo mùa, có thể nặng hơn cúm một chút trong vài năm đầu tiên, và sau đó sẽ dần ổn định", ông Fontanet nói.
Khả năng miễn dịch trên phạm vi toàn cầu sẽ ngày càng được tăng cường. Vaccine có thể giúp làm tăng số người miễn dịch trước Covid-19, bên cạnh những người nhiễm virus tự nhiên.
Các nước ngoài nhóm công nghiệp phát triển, nhưng có năng lực tiêm chủng mạnh như Ấn Độ, cũng sẽ trải qua những giai đoạn dịch bệnh tương tự.
Một người được tiêm vaccine Covid-19 ở Moscow. Ảnh: New York Times.
Trong khi đó, những nước theo đuổi chiến lược Zero Covid-19 sẽ đối mặt thất bại khi xuất hiện những biến chủng virus siêu lây nhiễm như Delta.
Australia và New Zealand, ban đầu theo đuổi Zero Covid-19, đã phải thay đổi chiến lược chống dịch và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng.
Với các nước khả năng chủng ngừa cho người dân hạn chế như phần lớn châu Phi, sẽ có những kịch bản khó đoán hơn và rất khác so với các nước giàu.
Việc dịch bệnh tái bùng phát dữ dội tại Đông Âu là bằng chứng cho thấy, chừng nào mức độ bao phủ vaccine còn chưa đủ, người dân có nguy cơ đối mặt dịch bệnh nghiêm trọng, gây áp lực lớn cho hệ thống chăm sóc y tế.
Các chuyên gia lưu ý việc các nước Âu - Mỹ đạt tỷ lệ tiêm chủng cao không có nghĩa đại dịch đã qua, bởi cần tính tới tình hình chung trên toàn cầu.
Một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất hiện nay là nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới có khả năng kháng vaccine.
Khi biến chủng siêu lây nhiễm Delta xuất hiện, các biến chủng phổ biến trước đây như Alpha biến mất, các biến chủng mới như Mu hay Lambda không thể lan rộng.
Các chuyên gia cảnh báo bản thân biến chủng Delta có thể tiếp tục đột biến, với những đặc tính nguy hiểm hơn như kháng vaccine.
"Delta giờ là virus chủ yếu. Từ Delta, chúng ta có nguy cơ chứng kiến một biến chủng của biến chủng này", giáo sư Manuguerra nhận định.
Hiện nay, nhà chức trách Anh đang giám sát và nghiên cứu biến thể AY.4.2, một nhánh virus phụ của biến chủng Delta. Lúc này, chưa có bằng chứng AY.4.2 có khả năng kháng vaccine mạnh hơn Delta.
"Giám sát di truyền của virus là điều quan trọng cần làm, cho phép xác định kịp thời sự xuất hiện của các biến chủng mới, giúp chúng ta biết liệu chúng có nguy hiểm hơn hoặc dễ lây nhiễm hơn hay không, cũng như để đánh giá khả năng miễn dịch của con người có hiệu quả hay không", ông Manugerra cho biết.
Nguồn: Zingnews
Số người chết vì Covid-19 được ghi nhận chính thức trên phạm vi toàn cầu đã tới mốc 5 triệu chỉ sau chưa đầy 2 năm. Không chỉ các nước nghèo, ngay cả những nước phát triển với hệ thống chăm sóc y tế hàng đầu cũng lao đao vì virus SARS-CoV-2, theo South China Morning Post.
Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh và Brazil - tất cả thuộc nhóm thu nhập cao và trung bình cao - chiếm 1/8 dân số thế giới nhưng ghi nhận gần 50% số ca tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu. Riêng nước Mỹ có 740.000 người chết, cao nhất thế giới.
Ca tử vong lớn gấp nhiều lần thống kê
Con số người chết vì Covid-19 thực sự được cho là cao hơn nhiều so với mức 5 triệu - vốn được tổng hợp dựa trên báo cáo hàng ngày từ cơ quan y tế các quốc gia.Dựa trên số ca tử vong bất thường liên quan tới Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính số người chết vì dịch bệnh có thể cao gấp 2-3 lần so với thống kê chính thức.
Theo ước tính của tạp chí uy tín The Economist, số người chết vì Covid-19 thực sự có thể lên đến 17 triệu.
"Với tôi, số liệu này đáng tin hơn", giáo sư Arnaud Fontanet, chuyên gia dịch tễ học của Viện Pasteur, cho biết.
Về mặt số liệu, số người tử vong do Covid-19 thấp hơn nhiều so với các đại dịch trước đây. Trong đại dịch cúm Tây Ban Nha, số người chết vào năm 1918-1919 là 50-100 triệu. Đại dịch AIDS, do virus HIV gây ra, khiến 36 triệu người chết trong thời gian 40 năm.
Dù vậy, Covid-19 đã gây ra nhiều cái chết trong khoảng thời gian ngắn, chuyên gia virus Jean-Claude Manuguerra của Viện Pasteur, nhận định.
"Nếu không có các biện pháp phòng dịch như đã được triển khai đặc biệt là hạn chế đi lại và tiêm chủng, tình hình có thể tồi tệ hơn nhiều", giáo sư Fontanet nói.
Theo ông Fontanet, các loại virus thường xuất hiện theo hai giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn "đại dịch bùng nổ", khi virus lan rộng ở những người chưa từng tiếp xúc với virus trước đó.
Giai đoạn hai là "ổn định", đây là thời điểm ngày càng nhiều người được miễn dịch, đại dịch dần trở thành một căn bệnh đặc hữu.
"Với Covid-19, lần đầu tiên trong lịch sử dịch bệnh, có một nỗ lực ở quy mô toàn cầu đẩy nhanh sự chuyển đổi giữa hai giai đoạn này", ông Fontanet nói.
Theo các nhà khoa học, chuyển giao giữa hai giai đoạn của virus được đẩy nhanh nhờ sự xuất hiện của các loại vaccine.
"Vaccine cho phép người dân đạt được miễn dịch nhân tạo, hoàn thành quá trình miễn dịch chỉ trong 18 tháng thay vì từ 3-5 năm, giảm số người tử vong", ông Fontanet nói.
Bởi vậy, những giai đoạn dịch bệnh tiếp theo sẽ có sự khác biệt giữa các nước, tùy thuộc vào tỷ lệ tiêm chủng ở mỗi quốc gia, cũng như mức độ hiệu quả của loại vaccine được sử dụng.
"Vẫn cần thêm nhiều tháng nữa trước khi thế giới trở nên an toàn. Vấn đề là chúng ta cần biết vaccine có đủ hiệu quả hay không. Lúc này, virus vẫn tiếp tục lây lan. Mục tiêu hiện nay không còn là xóa sổ virus mà là tránh để người mắc bệnh diễn tiến nặng", ông Fontanet nói.
Dịch bệnh sẽ tiếp diễn như thế nào?
Diễn biến dịch bệnh đang dần thay đổi. Tại các nước công nghiệp phát triển, Covid-19 không còn là vấn đề quá lớn khi đa phần người dân đã được chủng ngừa. Những ca mắc mới chủ yếu tập trung vào nhóm chưa tiêm vaccine."Tại các nước phát triển, tôi tin rằng Covid-19 đang trên đà trở thành căn bệnh đặc hữu theo mùa, có thể nặng hơn cúm một chút trong vài năm đầu tiên, và sau đó sẽ dần ổn định", ông Fontanet nói.
Khả năng miễn dịch trên phạm vi toàn cầu sẽ ngày càng được tăng cường. Vaccine có thể giúp làm tăng số người miễn dịch trước Covid-19, bên cạnh những người nhiễm virus tự nhiên.
Các nước ngoài nhóm công nghiệp phát triển, nhưng có năng lực tiêm chủng mạnh như Ấn Độ, cũng sẽ trải qua những giai đoạn dịch bệnh tương tự.
Trong khi đó, những nước theo đuổi chiến lược Zero Covid-19 sẽ đối mặt thất bại khi xuất hiện những biến chủng virus siêu lây nhiễm như Delta.
Australia và New Zealand, ban đầu theo đuổi Zero Covid-19, đã phải thay đổi chiến lược chống dịch và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng.
Với các nước khả năng chủng ngừa cho người dân hạn chế như phần lớn châu Phi, sẽ có những kịch bản khó đoán hơn và rất khác so với các nước giàu.
Việc dịch bệnh tái bùng phát dữ dội tại Đông Âu là bằng chứng cho thấy, chừng nào mức độ bao phủ vaccine còn chưa đủ, người dân có nguy cơ đối mặt dịch bệnh nghiêm trọng, gây áp lực lớn cho hệ thống chăm sóc y tế.
Các chuyên gia lưu ý việc các nước Âu - Mỹ đạt tỷ lệ tiêm chủng cao không có nghĩa đại dịch đã qua, bởi cần tính tới tình hình chung trên toàn cầu.
Một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất hiện nay là nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới có khả năng kháng vaccine.
Khi biến chủng siêu lây nhiễm Delta xuất hiện, các biến chủng phổ biến trước đây như Alpha biến mất, các biến chủng mới như Mu hay Lambda không thể lan rộng.
Các chuyên gia cảnh báo bản thân biến chủng Delta có thể tiếp tục đột biến, với những đặc tính nguy hiểm hơn như kháng vaccine.
"Delta giờ là virus chủ yếu. Từ Delta, chúng ta có nguy cơ chứng kiến một biến chủng của biến chủng này", giáo sư Manuguerra nhận định.
Hiện nay, nhà chức trách Anh đang giám sát và nghiên cứu biến thể AY.4.2, một nhánh virus phụ của biến chủng Delta. Lúc này, chưa có bằng chứng AY.4.2 có khả năng kháng vaccine mạnh hơn Delta.
"Giám sát di truyền của virus là điều quan trọng cần làm, cho phép xác định kịp thời sự xuất hiện của các biến chủng mới, giúp chúng ta biết liệu chúng có nguy hiểm hơn hoặc dễ lây nhiễm hơn hay không, cũng như để đánh giá khả năng miễn dịch của con người có hiệu quả hay không", ông Manugerra cho biết.
Nguồn: Zingnews