6 điều chúng ta đã khám phá được về tổ tiên loài người trong năm 2021

nhhgiap

Pearl
Bí ẩn về lịch sử con người luôn là một đề tài khoa học hấp dẫn, thu hút sự chú ý của nhiều học giả khắp thế giới. Năm 2021 đã chứng kiến nhiều phát hiện mang tính đột phá, mở ra một vùng đất mới trong bản đồ văn minh nhân loại.
Nhờ phát hiện hóa thạch mới kết hợp cùng phân tích DNA cổ đại được lưu giữ trong răng, xương và bụi bẩn trong hang động, các nhà khoa học đã khám phá ra nhiều bằng chứng đáng kinh ngạc về tổ tiên loài người của chúng ta, Homo sapien. Thậm chí cả tộc người trước thời cụ tổ Homo sapien.
Hãy cùng nhìn lại 6 trong số những khám phá mang tính đột phá nhất trong năm 2021:

Người Mỹ đầu tiên

Những dấu chân in trên đất bùn ở rìa một vùng đất ngập nước (New Mexico hiện tại) trông giống như tác phẩm của ai đó mới vừa làm ra. Nhưng không, sự thật là chúng có niên đại gần từ 21.000 đến 23.000 năm trước, đẩy lùi đáng kể lịch sử loài người ở châu Mỹ (lục địa cuối cùng con người phát hiện).
6 điều chúng ta đã khám phá được về tổ tiên loài người trong năm 2021
Trước khi có phát hiện này, mọi người đều nghĩ rằng, người cổ đại đã mạo hiểm đến Bắc Mỹ từ châu Á thông qua Beringia - một cây cầu trên đất liền từng nối hai lục địa vào cuối kỷ băng hà khoảng 13.000 năm trước.
Theo các nhà khoa học, những dấu chân có kích cỡ của trẻ em này được tạo ra vào thời điểm băng khổng lồ đã hoàn toàn chặn lối đi nối hai lục địa. Vì vậy, có tộc người nào đó đã xuất hiện trên châu Mỹ sớm hơn cả chúng ta.

Người rồng

“Người rồng” là phần bổ sung mới nhất trong cây gia phả loài người, là phát hiện chưa từng có trong vòng 50 năm trở lại. Nhóm khảo cổ học Trung Quốc phát hiện một hộp sọ nằm sâu dưới đáy của một giếng cổ ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, nó được ai đó giấu trong suốt 80 năm.
6 điều chúng ta đã khám phá được về tổ tiên loài người trong năm 2021
Theo phân tích địa hóa, chiếc nắp sọ có niên đại từ 138.000 đến 309.000 năm tuổi, được bảo quản tốt. Hộp sọ có nhiều đặc điểm nguyên thủy kết hợp, chẳng hạn như mũi rộng, lông mày thấp và bộ não, cùng những đặc điểm giống tổ tiên của chúng ta như xương gò má thẳng và thanh tú.
Các nhà khoa học đã đặt tên cho tộc người này là Homo longi, lấy theo địa điểm phát hiện chiếc hộp sọ, sông Rồng Đen. Kể từ khi được công bố vào tháng 6, mọi người hay gọi họ là “người rồng”.
Giới khoa học hy vọng có thể trích xuất thành công DNA hoặc vật liệu di truyền khác từ hóa thạch để tìm hiểu thêm về Homo longi. Liệu họ có phải là tộc người Denisovan, một dân số ít được biết đến và sống rất bí ẩn hay không?

Hang động bụi bẩn

Công nghệ thu thập DNA đã phát triển mạnh mẽ để tạo điều kiện cho giới khoa học tìm hiểu về lịch sự con người cổ đại thông qua bụi bẩn nơi họ từng sống. Lần đầu tiên, DNA hạt nhân của con người, chứa nhiều thông tin chi tiết hơn DNA ti thể, được thu thập thành công từ bụi bẩn. Qua đó, tiết lộ chi tiết cuộc sống của người Neanderthal.
Kỹ thuật này còn được áp dụng để tìm hiểu về các loài động vật tuyệt chủng, như voi ma mút.
"Việc sàng lọc trầm tích để tìm DNA là một công cụ thay đổi cuộc chơi đối với khoa học. Nó sẽ hướng chúng tôi đến đúng nơi, giúp tiết kiệm thời gian và rất nhiều tiền bạc", Katerina Douka, trợ lý giáo sư khảo cổ học tại Khoa nhân loại học tiến hóa tại Đại học Vienna cho biết.

Thời trang cổ đại

Kho tàng kiến thức của chúng ta còn rất khan hiếm thông tin về thứ người thời kỳ đồ đá thực sự mặc, cũng như cách chế tạo chúng. Lý do là vì lông thú, da thuộc cùng nhiều vật liệu hữu cơ khác khó tồn tại được lâu trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, trong năm nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện 62 công cụ bằng xương dùng để xử lý và làm mịn da động vật. Đây là một trong những bằng chứng sớm nhất đại diện cho quần áo của người cổ đại.
Được biết tuổi của bộ công cụ là từ 90.000 đến 120.000 năm, chúng được sử dụng để gia công da - đặc biệt để loại bỏ các mô liên kết. Một số thợ da ngày nay vẫn dùng công cụ bằng xương có cùng cách chế tác.

Bộ não của người Neanderthal

Chúng ta khó xác định não người hiện đại khác gì so với tổ tiên đã tuyệt chủng từ lâu - người Neanderthal, vì thiếu dữ liệu về cơ quan vật chất trong não họ.
Từ quan sát hộp sọ cho thấy, não của người Neanderthal lớn hơn não chúng ta một chút, nhưng điều này không giúp ích nhiều cho quá trình nghiên cứu thần kinh và sự phát triển.
Các nhà khoa học từ Đại học California San Diego đã đưa ra một sáng kiến thú vị để trả lời câu hỏi trên. Họ đã tạo ra những đốm màu của mô não được biến đổi gen, gọi là organoid, để mang gen của người Neanderthal và một số homini cổ xưa khác, không bao gồm Homo sapien.

6 điều chúng ta đã khám phá được về tổ tiên loài người trong năm 2021
Các organoit trong não của người Neanderthal (trái) trông rất khác so với các organoit trong não người hiện đại (phải).
Dù nghiên cứu vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, nhóm nghiên cứu cho biết organoid trong não của người Neanderthal đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong cách thức tổ chức và kết nối bộ não.

Câu chuyện cổ xưa nhất được kể lại?

Cuối cùng, hãy dành một phút để chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật đá tượng hình lâu đời nhất do bàn tay con người chế tác, được công bố vào đầu năm 2021. Được vẽ bằng màu đỏ đất trên tường đá vôi thuộc đảo Sulawesi, Indonesia, tác phẩm là hình vẽ 3 chú lợn con đang vui đùa cùng nhau.
6 điều chúng ta đã khám phá được về tổ tiên loài người trong năm 2021
Tác phẩm thiếu nhi này được xác định có niên đại 45.000 năm, trở thành chuyện kể đầu tiên của lịch sử loài người.
Nguồn: CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top