Ai Cập tố Netflix “bôi nhọ” lịch sử nước này bằng phim tài liệu “Cleopatra”

xunghuduongkhi

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Ngay sau khi bộ phim tài liệu của Netflix Cleopatra tung trailer đầu tiên, thủ đô Cairo đã sục sôi vì hình tượng nữ hoàng Ai Cập trong phim.
Nhiều ý kiến chỉ trích công ty Mỹ đã chiếm đoạt văn hóa Ai Cập viết lại lịch sử đất nước của họ. Bộ phi được sản xuất bởi Jada Pinkett Smith, diễn viên người Anh Adele James đóng vai nữ hoàng Cleopatra. Điều đáng chú ý, nữ diễn viên này là người da đen.
Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập đã lên tiếng chính thức về những tranh cãi này. Theo đó, “Nữ hoàng Cleopatra là người có làn da sáng màu và mang nhiều nét Hy Lạp”. Bộ cũng chỉ trích việc chọn vai nữ hoàng là “mang quá nhiều đặc trưng của người châu Phi và có làn da đen” mà theo bộ là không phù hợp.
Mostafa Waziri, người đứng đầu Hội đồng Cổ vật Tối cao, tuyên bố việc mô tả nữ hoàng là người da đen chẳng khác gì “xuyên tạc lịch sử Ai Cập”. Ông cho biết việc phản đối nữ diễn viên vào vai chính không phải vì phân biệt chủng tộc, mà là để “bảo vệ lịch sử Ai Cập cổ đại là nữ hoàng là 1 phần quan trọng”.

Ai Cập tố Netflix “bôi nhọ” lịch sử nước này bằng phim tài liệu “Cleopatra”
Ai Cập tố Netflix “bôi nhọ” lịch sử nước này bằng phim tài liệu “Cleopatra”
Phiên bản điện ảnh nổi tiếng nhất do nữ diễn viên Elizabeth Taylor thủ vai.
Theo 1 số nhà phê bình, nếu là phim Hollywood thì chuyện mô tả sai lệch lịch sử Ai Cập không phải mới. Tuy nhiên, đó đều là các bộ phim hư cấu. Còn Netflix tuyên bố tác phẩm của họ là phim tài liệu, vì vậy câu chuyện đã rẽ sang 1 hướng hoàn toàn khác.
Đạo diễn của bộ phim là Tina Gharavi đã chia sẻ về việc chọn 1 diễn viên da đen vào vai là vì bà nhận thấy - nữ hoàng Cleopatra sẽ có diện mạo gần với Adele James hơn phiên bản của Elizabeth Taylor (nữ diễn viên Hollywood đóng vai nữ hoàng nổi tiếng nhất).
Bà khẳng định Cleopatra không phải người da trắng như phiên bản Elizabeth Taylor từng thể hiện, mặc dù đây là phiên bản phổ biến nhất trong điện ảnh vê nữ hoàng. Còn hãng sản xuất Netflix cho biết đây là 1 quyết định “mang tính sáng tạo” của họ.
Trong khi đó, Bộ Ai Cập khẳng định các quan điểm này đều không thể chấp nhận. “Vì bộ phim là phim tài liệu chứ không phải phim truyền hình nên nó phải thật chính xác, dựa trên căn cứ lịch sử và bằng chứng khoa học. Như thế mới có thể đảm bảo tính toàn vẹn và giá trị chân chính của các nền văn minh” - Bộ tuyên bố.

Ai Cập tố Netflix “bôi nhọ” lịch sử nước này bằng phim tài liệu “Cleopatra”
Ai Cập tố Netflix “bôi nhọ” lịch sử nước này bằng phim tài liệu “Cleopatra”
Ai Cập tố Netflix “bôi nhọ” lịch sử nước này bằng phim tài liệu “Cleopatra”
Phim tài liệu Netflix nhận về số điểm đánh giá thấp kỷ lục.
Phản đối Netflix, 1 luật sư Ai Cập đã nói với CBS News rằng: “Hàng ngàn năm qua, ai cũng biết Cleopatra là người gốc Hy Lạp và sinh ra ở Ai Cập. Đây là sự thật”. Ông cho biết người dân Ai Cập không phản đối vì phân biệt chủng tộc mà vì bộ phim đã làm sai lệch lịch sử của họ. “Đó không phải vấn đề về màu da đen, trắng hay vàng. Kể cả Netflix mô tả nữ hoàng giống như 1 người đàn ông, chúng tôi cũng sẽ phản đối” - ông nói.
Đứng trước nhiều chỉ trích, Adele James cho biết thẳng thừng quan điểm của mình: "Nếu bạn không thích việc casting, đơn giản là không xem nó nữa". Trong khi đó, bộ phim đang bị đánh giá cực thấp trên Rotten Tomatoes và IMDb, điểm số thấp đến mức không tưởng.

>>> Netflix nhận gạch đá vì phim tài liệu về nữ hoàng Cleopatra
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top