Mai Nhung
Writer
Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển thần tốc, các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Apple, Google, Meta và Amazon được đánh giá là đang bắt đầu loay hoay tìm hướng đi mới, đối mặt với nguy cơ bị "lật đổ" bởi những kẻ phá bĩnh nhỏ hơn nhưng linh hoạt hơn.
"Kẻ quấy phá" AI và bóng ma "Thách thức sáng tạo"
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang được xem là "kẻ quấy phá" đầy tiềm năng tại Thung lũng Silicon, đặc biệt đối với các tập đoàn công nghệ lâu đời và đã khẳng định vị thế như Apple (49 năm tuổi), Google (26 năm), Meta (21 năm) hay Amazon (31 năm).
Tờ Wall Street Journal (WSJ) bình luận: "Công bằng mà nói, chưa có Big Tech nào thực sự gặp khó khăn. Họ vẫn là những trụ cột của nền kinh tế Mỹ với tổng vốn hóa thị trường lên đến hơn 7.000 tỷ USD". Tuy nhiên, bài báo cũng chỉ ra một thực tế đáng lo ngại: "Tất cả họ đều đang cùng nhau đứng ở một ngã ba đường và đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan, một điều mà cuốn sách kinh doanh kinh điển 'The Innovator's Dilemma' (Thách thức sáng tạo) của tác giả Clayton Christensen từng đề cập."
Cuốn "Thách thức sáng tạo" giải thích cách các sản phẩm và dịch vụ mới, thường đến từ những công ty nhỏ hơn với công nghệ hoặc quy trình đột phá, có thể "lật đổ" những gã khổng lồ đang thống trị thị trường. Giống như Internet trước đây đã từng "thanh lọc" và thay đổi cuộc chơi của nhiều doanh nghiệp truyền thống, AI ngày nay cũng đang đặt ra một dấu hỏi lớn về tương lai của các ông lớn công nghệ hiện tại: thay đổi hay chấp nhận chung số phận.
Những dấu hiệu đáng lo ngại tại Apple, Google và Meta
Những dấu hiệu về sự lung lay đã bắt đầu xuất hiện. Theo Bloomberg, tại phiên tòa chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ đối với Google vào tuần trước, ông Eddy Cue, Phó chủ tịch mảng dịch vụ của Apple, đã tiết lộ một thông tin đáng chú ý: lượng truy vấn tìm kiếm của Google trên các thiết bị Apple đã lần đầu tiên sụt giảm sau 20 năm vào tháng trước. Dù Google phủ nhận thông tin này, CNN nhận định rằng tiết lộ của Eddy Cue cho thấy người dùng đang có xu hướng chuyển sang sử dụng các chatbot AI để tìm kiếm thông tin và giải đáp thắc mắc. Năm ngoái, công ty nghiên cứu thị trường Gartner cũng đã đưa ra ước tính rằng hình thức tìm kiếm trực tuyến truyền thống sẽ giảm 25% vào năm 2026 do sự bùng nổ của AI.
Về phía Apple, CEO Tim Cook cũng đang phải đối mặt với áp lực từ các nhà đầu tư trước sự chậm trễ trong việc triển khai rộng rãi các tính năng AI (Apple Intelligence) trên iPhone. "Chúng tôi cần thêm thời gian để hoàn thành đúng theo tiêu chuẩn chất lượng cao nhất," ông Cook phát biểu trong một cuộc họp với giới đầu tư vào tuần trước.
Trong khi đó, Mark Zuckerberg, CEO của Meta, thừa nhận rằng người dùng đang có xu hướng giảm việc chia sẻ thông tin cá nhân với bạn bè trên Facebook. Theo giới chuyên gia, điều này một phần là do mạng xã hội hơn 20 năm tuổi này đang trở nên "già cỗi" trước sự mới mẻ và thuật toán đề xuất nội dung thông minh dựa trên AI của các nền tảng như TikTok.
Bài toán khó cho những gã khổng lồ
Một số ông lớn công nghệ đã bắt đầu triển khai các giải pháp AI của riêng mình, như Meta với chatbot Meta AI, Google với mô hình Gemini, hay Microsoft với Copilot. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có ai tìm ra được "công thức chiến thắng" thực sự. Họ đang ở trong một tình thế khó xử: quy mô quá lớn khiến họ không thể mạnh dạn xóa bỏ hoàn toàn các mô hình kinh doanh cũ để thử nghiệm những ý tưởng mới mẻ, đột phá như cách các startup nhỏ và linh hoạt có thể làm.
"Bạn không thể gắn bó với một khuôn khổ hoạt động hoặc một cách làm cụ thể nào đó trong thời đại AI," Karl Mozurkewich, kiến trúc sư trưởng tại công ty điện toán đám mây Valdi, nhận định trên blog cá nhân.
Cơ hội cho những kẻ thách thức
Thách thức của các ông lớn lại chính là cơ hội cho những người chơi mới. Sarah Guo, một nhà đầu tư mạo hiểm trẻ tại Thung lũng Silicon, đang tích cực tìm kiếm những startup AI tiềm năng – những công ty có thể "hạ bệ" các gã khổng lồ. "Với các công ty đã thành danh, việc sáng tạo ra những sản phẩm hoàn toàn mới sẽ đầy rủi ro," Guo chia sẻ trong podcast Bold Names phát sóng tuần trước.
Theo Brown, nhà phát triển ứng dụng Ping, cũng đồng tình: "Đây là điều tôi thích nhất về AI. Nó biến những thứ mà trước đây ngành công nghệ coi là siêu giá trị và thiêng liêng thành những thứ cực kỳ rẻ và dễ dàng bị loại bỏ."
Không phải tất cả các hãng công nghệ lớn đều chịu tác động tiêu cực. Nvidia, một công ty có tuổi đời 32 năm, đã phát triển bùng nổ nhờ "cơn khát" GPU phục vụ cho việc huấn luyện các mô hình AI. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các mô hình AI giá rẻ và mã nguồn mở như DeepSeek cũng đang đặt ra câu hỏi về việc liệu có cần thiết phải đầu tư quá nhiều tiền vào chip AI đắt đỏ như hiện nay hay không.
Như WSJ kết luận, "Tất cả đang trong tình huống tiến thoái lưỡng nan, dù chưa có ai thực sự gặp khủng hoảng." Cuộc cách mạng AI đang diễn ra và hứa hẹn sẽ còn nhiều biến động khó lường cho toàn bộ ngành công nghệ.

"Kẻ quấy phá" AI và bóng ma "Thách thức sáng tạo"
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang được xem là "kẻ quấy phá" đầy tiềm năng tại Thung lũng Silicon, đặc biệt đối với các tập đoàn công nghệ lâu đời và đã khẳng định vị thế như Apple (49 năm tuổi), Google (26 năm), Meta (21 năm) hay Amazon (31 năm).
Tờ Wall Street Journal (WSJ) bình luận: "Công bằng mà nói, chưa có Big Tech nào thực sự gặp khó khăn. Họ vẫn là những trụ cột của nền kinh tế Mỹ với tổng vốn hóa thị trường lên đến hơn 7.000 tỷ USD". Tuy nhiên, bài báo cũng chỉ ra một thực tế đáng lo ngại: "Tất cả họ đều đang cùng nhau đứng ở một ngã ba đường và đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan, một điều mà cuốn sách kinh doanh kinh điển 'The Innovator's Dilemma' (Thách thức sáng tạo) của tác giả Clayton Christensen từng đề cập."

Cuốn "Thách thức sáng tạo" giải thích cách các sản phẩm và dịch vụ mới, thường đến từ những công ty nhỏ hơn với công nghệ hoặc quy trình đột phá, có thể "lật đổ" những gã khổng lồ đang thống trị thị trường. Giống như Internet trước đây đã từng "thanh lọc" và thay đổi cuộc chơi của nhiều doanh nghiệp truyền thống, AI ngày nay cũng đang đặt ra một dấu hỏi lớn về tương lai của các ông lớn công nghệ hiện tại: thay đổi hay chấp nhận chung số phận.
Những dấu hiệu đáng lo ngại tại Apple, Google và Meta
Những dấu hiệu về sự lung lay đã bắt đầu xuất hiện. Theo Bloomberg, tại phiên tòa chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ đối với Google vào tuần trước, ông Eddy Cue, Phó chủ tịch mảng dịch vụ của Apple, đã tiết lộ một thông tin đáng chú ý: lượng truy vấn tìm kiếm của Google trên các thiết bị Apple đã lần đầu tiên sụt giảm sau 20 năm vào tháng trước. Dù Google phủ nhận thông tin này, CNN nhận định rằng tiết lộ của Eddy Cue cho thấy người dùng đang có xu hướng chuyển sang sử dụng các chatbot AI để tìm kiếm thông tin và giải đáp thắc mắc. Năm ngoái, công ty nghiên cứu thị trường Gartner cũng đã đưa ra ước tính rằng hình thức tìm kiếm trực tuyến truyền thống sẽ giảm 25% vào năm 2026 do sự bùng nổ của AI.

Về phía Apple, CEO Tim Cook cũng đang phải đối mặt với áp lực từ các nhà đầu tư trước sự chậm trễ trong việc triển khai rộng rãi các tính năng AI (Apple Intelligence) trên iPhone. "Chúng tôi cần thêm thời gian để hoàn thành đúng theo tiêu chuẩn chất lượng cao nhất," ông Cook phát biểu trong một cuộc họp với giới đầu tư vào tuần trước.
Trong khi đó, Mark Zuckerberg, CEO của Meta, thừa nhận rằng người dùng đang có xu hướng giảm việc chia sẻ thông tin cá nhân với bạn bè trên Facebook. Theo giới chuyên gia, điều này một phần là do mạng xã hội hơn 20 năm tuổi này đang trở nên "già cỗi" trước sự mới mẻ và thuật toán đề xuất nội dung thông minh dựa trên AI của các nền tảng như TikTok.
Bài toán khó cho những gã khổng lồ
Một số ông lớn công nghệ đã bắt đầu triển khai các giải pháp AI của riêng mình, như Meta với chatbot Meta AI, Google với mô hình Gemini, hay Microsoft với Copilot. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có ai tìm ra được "công thức chiến thắng" thực sự. Họ đang ở trong một tình thế khó xử: quy mô quá lớn khiến họ không thể mạnh dạn xóa bỏ hoàn toàn các mô hình kinh doanh cũ để thử nghiệm những ý tưởng mới mẻ, đột phá như cách các startup nhỏ và linh hoạt có thể làm.
"Bạn không thể gắn bó với một khuôn khổ hoạt động hoặc một cách làm cụ thể nào đó trong thời đại AI," Karl Mozurkewich, kiến trúc sư trưởng tại công ty điện toán đám mây Valdi, nhận định trên blog cá nhân.

Cơ hội cho những kẻ thách thức
Thách thức của các ông lớn lại chính là cơ hội cho những người chơi mới. Sarah Guo, một nhà đầu tư mạo hiểm trẻ tại Thung lũng Silicon, đang tích cực tìm kiếm những startup AI tiềm năng – những công ty có thể "hạ bệ" các gã khổng lồ. "Với các công ty đã thành danh, việc sáng tạo ra những sản phẩm hoàn toàn mới sẽ đầy rủi ro," Guo chia sẻ trong podcast Bold Names phát sóng tuần trước.
Theo Brown, nhà phát triển ứng dụng Ping, cũng đồng tình: "Đây là điều tôi thích nhất về AI. Nó biến những thứ mà trước đây ngành công nghệ coi là siêu giá trị và thiêng liêng thành những thứ cực kỳ rẻ và dễ dàng bị loại bỏ."
Không phải tất cả các hãng công nghệ lớn đều chịu tác động tiêu cực. Nvidia, một công ty có tuổi đời 32 năm, đã phát triển bùng nổ nhờ "cơn khát" GPU phục vụ cho việc huấn luyện các mô hình AI. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các mô hình AI giá rẻ và mã nguồn mở như DeepSeek cũng đang đặt ra câu hỏi về việc liệu có cần thiết phải đầu tư quá nhiều tiền vào chip AI đắt đỏ như hiện nay hay không.
Như WSJ kết luận, "Tất cả đang trong tình huống tiến thoái lưỡng nan, dù chưa có ai thực sự gặp khủng hoảng." Cuộc cách mạng AI đang diễn ra và hứa hẹn sẽ còn nhiều biến động khó lường cho toàn bộ ngành công nghệ.