yesterdaybt85
Pearl
RIAA (Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ) cho biết các biết các chương trình đạo tạo nhạc sỹ AI sẽ tạo ra các tác phẩm âm nhạc có bản quyền tương tự như cách một số AI sử dụng hình ảnh của các nghệ sỹ trong thế giới thực để tổng hợp ra những hình ảnh mới.
Một nhóm vận động hành lang của ngành công nghiệp âm nhạc vừa tuyên bố rằng việc sử dụng AI để thay đổi các bản nhạc là hành vi vi phạm bản quyền.
Theo TorrentFreak, Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ đã liệt kê các trang web âm nhạc được hỗ trợ bởi AI để tạo ra các bản phối lại, chế lại hoặc mix lại các bài nhạc. Theo cơ quan này thì hành vi như vậy gây thiệt hại cho các nghệ sỹ chân chính.
Nhiều nghệ sỹ cũng bày tỏ quan ngại về vấn đề này thông qua các kênh truyền thông. Với việc ngày càng xuất hiện nhiều ứng dụng AI có thể chỉnh sửa, cắt ghép hình ảnh, âm nhạc thì một vấn đề được đặt ra là liệu hành vi này có vi phạm bản quyền hay không? Hầu hết các trình tạo nội dung AI phụ thuộc vào tập dữ liệu chứa đầy các tác phẩm nghệ thuật, văn bản hoặc âm thanh gốc và sử dụng các tác phẩm gốc đó mà không có sự cho phép của chủ sở hữu.
Trong đơn đệ trình của mình, RIAA cho biết: “Nhiều dịch vụ trực tuyến có chủ đích sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để trích xuất, hay nói đúng hơn là sao chép giọng hát, nhạc cụ hoặc một số phần của nhạc cụ từ bản ghi âm gốc để tạo, tổng hợp hoặc phối lại các bản ghi mới. Những sản phẩm mới này thậm chí có chất lượng không kém gì so với tác phẩm gốc của các nghệ sỹ. Nhiều dịch vụ đang tạo ra và đào tạo các AI bằng cách sử dụng những tác phẩm âm nhạc của chúng tôi. Đó là việc làm trái phép và vi phạm bản quyền”.
RIAA đặt tên cụ thể cho các hành vi này là Acapella-extractor và Remove-Vocals, tương ứng với việc loại bỏ nhạc cụ hoặc giọng hát khỏi các bài hát. Ngoài ra, cơ quan này cũng đề cập đến một hiện tượng nữa gọi là Songmastr – đây là việc các cá nhân, tổ chức sử dụng AI để học tập từ các bài hát có bản quyền, sau đó tạo ra các tác phẩm và công bố chúng như một sản phẩm âm nhạc được tạo ra bởi các nghệ sỹ chuyên nghiệp.
RIAA là cơ quan đã có truyền thống theo đuổi các vụ kiện về vi phạm bản quyền, đặc biệt là trong lĩnh vực âm nhạc và công nghệ chia sẻ ngang hàng. Gần đây, họ cũng ra tuyên bố nền tảng HitPiece bán nhạc dưới dạng NFC mà không có sự đồng ý của nghệ sỹ là vi phạm bản quyền.
Theo Vice
>> Những vụ kiện đình đám về bản quyền nhạc số
Theo TorrentFreak, Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ đã liệt kê các trang web âm nhạc được hỗ trợ bởi AI để tạo ra các bản phối lại, chế lại hoặc mix lại các bài nhạc. Theo cơ quan này thì hành vi như vậy gây thiệt hại cho các nghệ sỹ chân chính.
Nhiều nghệ sỹ cũng bày tỏ quan ngại về vấn đề này thông qua các kênh truyền thông. Với việc ngày càng xuất hiện nhiều ứng dụng AI có thể chỉnh sửa, cắt ghép hình ảnh, âm nhạc thì một vấn đề được đặt ra là liệu hành vi này có vi phạm bản quyền hay không? Hầu hết các trình tạo nội dung AI phụ thuộc vào tập dữ liệu chứa đầy các tác phẩm nghệ thuật, văn bản hoặc âm thanh gốc và sử dụng các tác phẩm gốc đó mà không có sự cho phép của chủ sở hữu.
Trong đơn đệ trình của mình, RIAA cho biết: “Nhiều dịch vụ trực tuyến có chủ đích sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để trích xuất, hay nói đúng hơn là sao chép giọng hát, nhạc cụ hoặc một số phần của nhạc cụ từ bản ghi âm gốc để tạo, tổng hợp hoặc phối lại các bản ghi mới. Những sản phẩm mới này thậm chí có chất lượng không kém gì so với tác phẩm gốc của các nghệ sỹ. Nhiều dịch vụ đang tạo ra và đào tạo các AI bằng cách sử dụng những tác phẩm âm nhạc của chúng tôi. Đó là việc làm trái phép và vi phạm bản quyền”.
RIAA đặt tên cụ thể cho các hành vi này là Acapella-extractor và Remove-Vocals, tương ứng với việc loại bỏ nhạc cụ hoặc giọng hát khỏi các bài hát. Ngoài ra, cơ quan này cũng đề cập đến một hiện tượng nữa gọi là Songmastr – đây là việc các cá nhân, tổ chức sử dụng AI để học tập từ các bài hát có bản quyền, sau đó tạo ra các tác phẩm và công bố chúng như một sản phẩm âm nhạc được tạo ra bởi các nghệ sỹ chuyên nghiệp.
RIAA là cơ quan đã có truyền thống theo đuổi các vụ kiện về vi phạm bản quyền, đặc biệt là trong lĩnh vực âm nhạc và công nghệ chia sẻ ngang hàng. Gần đây, họ cũng ra tuyên bố nền tảng HitPiece bán nhạc dưới dạng NFC mà không có sự đồng ý của nghệ sỹ là vi phạm bản quyền.
Theo Vice
>> Những vụ kiện đình đám về bản quyền nhạc số