VNR Content
Pearl
Cuộc đổ bộ lịch sử lên Mặt trăng của Ấn Độ ngày 23/8 đã báo hiệu bước tiếp theo trong kỷ nguyên mới của khám phá không gian đa phương; đồng thời nêu bật những tiến bộ chưa được các cơ quan quốc tế đạt được trong việc đặt ra các quy tắc chung cho hành trình khám phá ngoài Trái Đất.
Với cuộc hạ cánh thành công của Chandrayaan-3, Ấn Độ đã trở thành quốc gia thứ 4 đổ bộ lên Mặt trăng và là quốc gia đầu tiên thực hiện điều này gần cực Nam Mặt trăng. Kỳ tích đó diễn ra chỉ 3 ngày sau khi nỗ lực tương tự của Nga kết thúc trong một vụ tai nạn đáng tiếc và trước các sứ mệnh theo kế hoạch của Mỹ và Trung Quốc nhằm đưa phi hành gia lên bề mặt Mặt trăng vào cuối năm 2024 và cuối thập kỷ này.
Mỗi nhiệm vụ này đều có chung một ý tưởng: Mở ra cánh cửa cho việc khai thác quỹ đạo và tài nguyên Mặt trăng, chẳng hạn như băng nước ở cực Nam và các kho kim loại đặc biệt bên dưới lớp vỏ Mặt trăng, nhằm đạt được lợi ích kinh tế và thậm chí là chiến lược.
Chúng ta đang bước vào "cơn sốt băng" trên cực Nam Mặt trăng. Ảnh minh họa: Mikiell/Getty Images/iStockphoto
Nói cách khác, chúng ta đang bước vào "cơn sốt băng" trên cực Nam Mặt trăng. Và "cơn sốt" này đang khiến Liên Hợp Quốc tổ chức các cuộc họp thường niên tạo ra quy tắc chung nhằm tránh xung đột ở bên ngoài không gian.
Một năm sau, năm 2026, Chang'e 7 sẽ mang theo một phương tiện bay và máy phân tích phân tử để tìm kiếm băng nước. Vào năm 2028, Chang'e 8 có kế hoạch đưa máy in 3D tới đó để xây dựng một trạm vũ trụ có thể chứa tối đa 4 người.
Trong khi đó, trên trường quốc tế, đang có một loạt nỗ lực quốc tế xoay quanh cách thiết lập các quy tắc để tiếp cận và khai thác tài nguyên không gian một cách hòa bình, Jessica West, thuộc Dự án Plowshares của Canada, nói với Breaking Defense.
"Có rất nhiều hoạt động của con người được lên kế hoạch cho Mặt trăng. Ấn Độ đã làm nên lịch sử khi hạ cánh đầu tiên xuống cực Nam của Mặt trăng. Hơn 100 sứ mệnh Mặt trăng đã được lên kế hoạch chỉ trong thập kỷ này, trong đó có nhiều sứ mệnh mang tính thương mại.
Hình ảnh minh họa sứ mệnh Chang'e 5 của Trung Quốc, hoàn thành vào năm 2020 trên Mặt trăng. Minh họa: CNSA
Và các sứ mệnh quốc tế của Chương trình Artemis của NASA có ý định xây dựng một trạm quỹ đạo Mặt trăng và một căn cứ ở cực Nam Mặt trăng. Đây là lý do tại sao cần có các quy tắc bổ sung để giúp điều phối các hoạt động của các quốc gia trên Mặt trăng" Jessica West giải thích.
Hiện tại, nỗ lực rộng lớn hơn của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Sử dụng Hòa bình Không gian Bên ngoài (COPUOS) đang gặp khó khăn mới. Ủy ban COPUOS được Đại hội đồng thành lập năm 1959, có nhiệm vụ chính là xem xét và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc sử dụng không gian vũ trụ một cách hòa bình, cũng như xem xét các vấn đề pháp lý phát sinh từ việc thăm dò không gian bên ngoài.
Tiểu ban pháp lý COPUOS năm 2021 đã bỏ phiếu để thành lập Nhóm công tác về các khía cạnh pháp lý của hoạt động tài nguyên vũ trụ. Nhóm đã được giao nhiệm vụ trong 5 năm và công việc của nhóm đã bắt đầu vào giữa năm 2022. Nhưng cho đến nay, nhóm công tác thậm chí còn chưa thể đưa ra các nguyên tắc tham gia cho một hội nghị vào năm 2024 về vấn đề sử dụng không gian bên ngoài một cách hòa bình.
Theo các tài liệu cuộc họp trước đó và từ các quan sát viên, sự khác biệt sâu sắc về địa chính trị của vấn đề này đã được thể hiện trong phiên họp thứ 66 của Ủy ban về Sử dụng Hòa bình Không gian Bên ngoài tại Vienna (Áo), được tổ chức từ ngày 31/5 đến ngày 9/6/2023.
Vòng họp chính thức tiếp theo của Nhóm công tác (WG) của Liên Hợp Quốc sẽ diễn ra song song với cuộc họp thường niên của Tiểu ban pháp lý COPUOS, dự kiến diễn ra từ ngày 15 đến ngày 26/4 năm 2024, nhằm cố gắng đạt được thỏa thuận trong vấn đề sử dụng không gian bên ngoài một cách hòa bình.
Khung cảnh họp của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Sử dụng Hòa bình Không gian Bên ngoài (COPUOS). Ảnh: UNOOSA
Một số chủ đề thảo luận của Ủy ban về Sử dụng Không gian Một cách Hòa bình (COPUOS) diễn ra thường niên, bao gồm: Duy trì không gian bên ngoài vì mục đích hòa bình; hoạt động an toàn trên quỹ đạo; rác vũ trụ; thời tiết không gian; mối đe dọa từ các tiểu hành tinh; sử dụng an toàn năng lượng hạt nhân ngoài vũ trụ; biến đổi khí hậu; quản lý nước; hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu; và các câu hỏi liên quan đến luật không gian và luật không gian quốc gia.
Nguồn: Breakingdefense, UN
Với cuộc hạ cánh thành công của Chandrayaan-3, Ấn Độ đã trở thành quốc gia thứ 4 đổ bộ lên Mặt trăng và là quốc gia đầu tiên thực hiện điều này gần cực Nam Mặt trăng. Kỳ tích đó diễn ra chỉ 3 ngày sau khi nỗ lực tương tự của Nga kết thúc trong một vụ tai nạn đáng tiếc và trước các sứ mệnh theo kế hoạch của Mỹ và Trung Quốc nhằm đưa phi hành gia lên bề mặt Mặt trăng vào cuối năm 2024 và cuối thập kỷ này.
Mỗi nhiệm vụ này đều có chung một ý tưởng: Mở ra cánh cửa cho việc khai thác quỹ đạo và tài nguyên Mặt trăng, chẳng hạn như băng nước ở cực Nam và các kho kim loại đặc biệt bên dưới lớp vỏ Mặt trăng, nhằm đạt được lợi ích kinh tế và thậm chí là chiến lược.
Nói cách khác, chúng ta đang bước vào "cơn sốt băng" trên cực Nam Mặt trăng. Và "cơn sốt" này đang khiến Liên Hợp Quốc tổ chức các cuộc họp thường niên tạo ra quy tắc chung nhằm tránh xung đột ở bên ngoài không gian.
Hơn 100 sứ mệnh Mặt trăng
Trước đó, Trung Quốc đã công bố các kế hoạch Mặt trăng của mình, nhằm mục đích xây dựng Trạm Nghiên cứu Quốc tế Mặt trăng vào những năm 2030, gồm: Sứ mệnh Chang'e 6 đến cực Nam Mặt trăng năm 2025, nhằm mang về 2kg mẫu đất đá Mặt trăng.Một năm sau, năm 2026, Chang'e 7 sẽ mang theo một phương tiện bay và máy phân tích phân tử để tìm kiếm băng nước. Vào năm 2028, Chang'e 8 có kế hoạch đưa máy in 3D tới đó để xây dựng một trạm vũ trụ có thể chứa tối đa 4 người.
Trong khi đó, trên trường quốc tế, đang có một loạt nỗ lực quốc tế xoay quanh cách thiết lập các quy tắc để tiếp cận và khai thác tài nguyên không gian một cách hòa bình, Jessica West, thuộc Dự án Plowshares của Canada, nói với Breaking Defense.
"Có rất nhiều hoạt động của con người được lên kế hoạch cho Mặt trăng. Ấn Độ đã làm nên lịch sử khi hạ cánh đầu tiên xuống cực Nam của Mặt trăng. Hơn 100 sứ mệnh Mặt trăng đã được lên kế hoạch chỉ trong thập kỷ này, trong đó có nhiều sứ mệnh mang tính thương mại.
Và các sứ mệnh quốc tế của Chương trình Artemis của NASA có ý định xây dựng một trạm quỹ đạo Mặt trăng và một căn cứ ở cực Nam Mặt trăng. Đây là lý do tại sao cần có các quy tắc bổ sung để giúp điều phối các hoạt động của các quốc gia trên Mặt trăng" Jessica West giải thích.
Kế hoạch của Liên Hợp Quốc
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có thỏa thuận quốc tế rộng rãi để các quốc gia tham gia. Trong khi Hiệp định Artemis hiện có 28 bên ký kết quốc gia, trong đó Ấn Độ là một trong những quốc gia tham gia gần đây nhất, thì cả Nga và Trung Quốc đều không tham gia.Hiện tại, nỗ lực rộng lớn hơn của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Sử dụng Hòa bình Không gian Bên ngoài (COPUOS) đang gặp khó khăn mới. Ủy ban COPUOS được Đại hội đồng thành lập năm 1959, có nhiệm vụ chính là xem xét và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc sử dụng không gian vũ trụ một cách hòa bình, cũng như xem xét các vấn đề pháp lý phát sinh từ việc thăm dò không gian bên ngoài.
Tiểu ban pháp lý COPUOS năm 2021 đã bỏ phiếu để thành lập Nhóm công tác về các khía cạnh pháp lý của hoạt động tài nguyên vũ trụ. Nhóm đã được giao nhiệm vụ trong 5 năm và công việc của nhóm đã bắt đầu vào giữa năm 2022. Nhưng cho đến nay, nhóm công tác thậm chí còn chưa thể đưa ra các nguyên tắc tham gia cho một hội nghị vào năm 2024 về vấn đề sử dụng không gian bên ngoài một cách hòa bình.
Theo các tài liệu cuộc họp trước đó và từ các quan sát viên, sự khác biệt sâu sắc về địa chính trị của vấn đề này đã được thể hiện trong phiên họp thứ 66 của Ủy ban về Sử dụng Hòa bình Không gian Bên ngoài tại Vienna (Áo), được tổ chức từ ngày 31/5 đến ngày 9/6/2023.
Vòng họp chính thức tiếp theo của Nhóm công tác (WG) của Liên Hợp Quốc sẽ diễn ra song song với cuộc họp thường niên của Tiểu ban pháp lý COPUOS, dự kiến diễn ra từ ngày 15 đến ngày 26/4 năm 2024, nhằm cố gắng đạt được thỏa thuận trong vấn đề sử dụng không gian bên ngoài một cách hòa bình.
Một số chủ đề thảo luận của Ủy ban về Sử dụng Không gian Một cách Hòa bình (COPUOS) diễn ra thường niên, bao gồm: Duy trì không gian bên ngoài vì mục đích hòa bình; hoạt động an toàn trên quỹ đạo; rác vũ trụ; thời tiết không gian; mối đe dọa từ các tiểu hành tinh; sử dụng an toàn năng lượng hạt nhân ngoài vũ trụ; biến đổi khí hậu; quản lý nước; hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu; và các câu hỏi liên quan đến luật không gian và luật không gian quốc gia.
Nguồn: Breakingdefense, UN