Anh: Cua và tôm hùm cũng được hưởng các quyền lợi tương tự động vật có vú

Cua và tôm hùm sẽ là hai loài giáp xác có thể được hưởng các quyền lợi tương tự các động vật có vú theo luật bảo vệ động vật tại Anh. Như vậy các thí nghiệm khoa học trên cua và tôm hùm sẽ được hạn chế khi luật bảo vệ động vật có hiệu lực.
Anh: Cua và tôm hùm cũng được hưởng các quyền lợi tương tự động vật có vú
Trong các nghiên cứu khoa học, có rất ít hạn chế về cách đối xử với động vật giáp xác. Ngược lại với chuột và các loài động vật có vú khác, chúng đều được hưởng luật phúc lợi nghiêm ngặt.
Bởi vì các nhà khoa học không phải đăng ký số lượng loài giáp xác và bộ giáp xác mà họ thử nghiệm nên không có con số về số lượng loài đã được đem vào phòng thí nghiệm.
Vì chúng sinh sản nhanh và nhạy cảm với các chất ô nhiễm nên chúng giáp xác hay được sử dụng trong các thí nghiệm, đặc biệt để xem xét các loại ô nhiễm khác nhau ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào.
Nhưng việc sử dụng các loài giáp xác như tôm hùm và cua sẽ sớm bị hạn chế khi nguồn tin của Bộ nội vụ Vương quốc Anh cho biết, cua và tôm hùm đã được công nhận là những sinh vật có tri giác và có thể cảm nhận sự đau đớn.
Luật mới đang chờ sự đồng ý của Hoàng gia sau khi được Quốc hội thông qua trong tháng này.
Chúng hiện không có trong Đạo luật Động vật 1986 và không giống như chuột, bạch tuộc và nhiều loài động vật khác. Điều này có nghĩa là không có giấy phép hoặc các hoạt động đào tạo được yêu cầu trước khi dùng chúng trong các thí nghiệm có thể gây ra đau đớn.
Robert Ellwood, giáo sư danh dự tại trường khoa học sinh học tại Đại học Queen’s Belfast, tác giả của nghiên cứu cho thấy cua và tôm hùm có thể cảm thấy đau. Ông hoan nghênh động thái trên của các nhà làm luật nhưng cho biết, luật pháp cần áp dụng cho cả ngành đánh bắt cá thương mại.
Ellwood chia sẻ: “Đây là một bước tiến và nếu mọi người vui vẻ chấp nhận rằng các loài giáp xác có tri giác và có thể cảm nhận nỗi đau thì chúng nên được bảo vệ. Nhưng tôi thấy vẫn còn một vấn đề nếu họ vẫn để hàng triệu loài giáp xác như vậy bị khai thác thương mại và đối xử như cũ”.
Ông nói thêm: “Yêu cầu các nhà khoa học thông qua tất cả các quy định ảnh hưởng nhưng lại cho phép đánh bắt, tiêu thụ chúng sẽ là không công bằng”.
Anh: Cua và tôm hùm cũng được hưởng các quyền lợi tương tự động vật có vú

Tiến sĩ Penny Hawkins, người đứng đầu bộ phận khoa học động vật tại RSPCA cho biết: “Không thể tưởng tượng được việc gây ra đau đớn và sự đau khổ cho một con chuột hoặc cá trong phòng thí nghiệm nếu không có quy định và xem xét đạo đức thích hợp. Chúng ta phải đảm bảo các loài động vật không xương sống như giáp xác sẽ được thêm vào luật nếu có đủ bằng chứng cho thấy chúng là loài có tri giác. Bằng chứng đã có,những con bạch tuộc đã được đưa vào danh sách và giờ là thời điểm để đưa thêm một số loài động vật khác”.
Người phát ngôn của chính phủ Anh cho biết: “Vương quốc Anh cam kết bảo vệ động vật dùng trong khoa học và đảm bảo việc nghiên cứu động vật chỉ được thực hiện ở những nơi không có giải pháp thay thế khả thi. Chúng tôi cam kết duy trì các tiêu chuẩn quy định và đầu tư vào các lựa chọn thay thế cho động vật. Việc sử dụng động vật trong nghiên cứu hỗ trợ sự phát triển của các loại thuốc mới và công nghệ y tế tiên tiến dành cho con người và động vật, đồng thời còn là sự an toàn và bền vững cho môi trường của chúng ta”.
Nguồn: Theguardian
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top