Liệu có thể tạo ra một bộ xử lý PC sở hữu khả năng đồ họa tích hợp tương đương với một chiếc console, hay một card đồ họa rời về mặt hiệu năng hay không? Khả năng đó có thể xảy ra, nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thấy một con chip như vậy được hiện thực hóa. Công ty duy nhất có bí quyết thực hiện điều đó là AMD, và họ đã sản xuất những con chip tương tự cho các chiếc console chơi game mới nhất của Sony và Microsoft. Đã có một vài đường tắt để tiết kiệm chi phí, nhưng một con chip tích hợp đồ họa mạnh mẽ như vậy chưa bao giờ được đưa vào những chiếc laptop chơi game hoặc PC nhỏ gọn một cách nghiêm túc.
Một thiết bị di động có khả năng đồ họa tương đương hoặc, gần tương đương, với Xbox Series S sẽ có thể dễ dàng “cân” nhiều tựa game ở độ phân giải 1080p và mang lại tốc độ khung hình cao. Đó chắc chắn là một điều thú vị đối với những game thủ PC.
Kết hợp với một thành phần CPU đủ ổn, có lẽ là 6 nhân hoặc cao hơn cùng một tiến trình sản xuất có thể làm cho phần này hoạt động với hiệu suất cao, nó có thể trở thành một con chip chơi game giá rẻ, thực sự đưa việc chơi game trên một chiếc PC bình dân vào một kỉ nguyên mới.
Chắc chắn, đó là một đề xuất thú vị. Nhưng liệu điều đó sẽ xảy ra như thế nào? AMD đã rất cận trọng trong việc xây dựng một con chip như vậy cho thị trường PC. Nhưng hiện tại, có tin đồn cho rằng các APU “Phoenix” trong tương lai có thể là một thứ gì đó giống với bộ xử lý mà chúng ta mơ ước. APU là một cái tên mà AMD đặt cho các bộ xử lý kết hợp cả CPU và GPU vào cùng 1 con chip.
Thông tin rò rrỉ từ RedGamingTech gợi ý rằng những APU Phoenix mới này có thể đi kèm với số đơn vị tính toán (CU) RDNA nằm trong khoảng 16 – 24. Nhờ đó, những bộ xử lý thế hệ tiếp theo này sẽ gần ngang ngửa với 20 CU RDNA 2 có trong cỗ máy Xbox Series của Microsoft. Vẫn chưa thể xác định được kiến trúc của những CU này, và thậm chí ngay cả con chip cũng chưa được xác nhận hoàn toàn, nhưng nó có thể là RDNA 2, tương đương với các GPU rời thuộc dòng RX 6000 cũng như những chiếc console thế hệ hiện tại, hoặc không loại trừ kiến trúc RDNA 3 sắp tới dự kiến ra mắt vào cuối năm nay.
Phần CPU sẽ được sản xuất dựa trên kiến trúc Zen 4 của AMD, vốn cũng sẽ ra mắt vào cuối năm nay. Hơn nữa, toàn bộ SoC này sẽ được xây dựng bằng tiến trình 5nm của TSMC. Những thông số đó thực sự rất thú vị và hấp dẫn.
Chúng ta sẽ chỉ tìm thấy tối đa 12 CU RDNA 2 trong các bộ xử lý di động thuộc dòng Ryzen 6000 hiện tại. Chiếc console chơi game cầm tay Steam Deck của Valve chỉ đi kèm với sự kết hợp CPU 4 nhân và 8 CU khá ít ỏi, nhưng nó thực sự đã đủ nhiều để chạy tốt các tựa game mới nhất ở độ phân giải 720p/800p. Tất nhiên, chúng không thể mang đến tốc độ khung hình khá cao nhưng có thể đảm bảo được ở mức 30fps – 60fps. Thậm chí, chúng ta có thể trải nghiệm chơi game ở độ phân giải 1080p đối với những tựa game ít đòi hỏi hơn.
Với những tin đồn này liên quan đến Phoenix, bạn sẽ thấy các APU sắp tới sẽ có hiệu năng tăng gấp đôi so với các bộ xử lý Ryzen 6000 của AMD cũng như Steam Deck. Trên thực tế, ngay cả khi ở mức độ thấp 16 CU, nó vẫn sẽ tương đương với RX 6500 XT nếu dựa trên kiến trúc RDNA 2, và có lẽ sẽ tốt hơn một chút nếu nó được áp dụng RDNA 3. Dù sao đi chăng nữa, AMD cũng sẽ khiến các APU của mình tụt hậu hơn một chút so với những kiến trúc đồ họa tiên tiến.
SoC AMD của PlayStation 5 đi kèm CPU AMD Zen 2 cùng đồ họa 36 đơn vị CU RDNA 2
Đó là điều giúp cho một con chip như vậy trở nên thú vị trong mắt những game thủ có hầu bao hạn hẹp. Với tình trạng thiếu hụt GPU cùng những lần ra mắt GPU mờ nhạt sau đó ở phân khúc tầm hấp, đây không phải là thời điểm tuyệt vời để mua 1 chiếc PC giá rẻ. RX 6500 XT của AMD hầu như không tạo ra bước nhảy vọt nào so với GPU thế hệ Polaris của chính công ty từ nửa thập kỷ trước. Và dẫu GeForce RTX 3050 của NVIDIA tạo ra sự ấn tượng hơn một chút, thế nhưng, người dùng cũng khó có thể chạm tay được vào nó khi có giá niêm yết 249 USD.
Một trong những cách tốt nhất để cung cấp cho các game thủ hầu bao hạn hẹn nhiều giá trị hơn so với số tiền họ bỏ ra chính là kết hợp CPU, GPU và nhiều thứ khác vào 1 SoC nhằm loại bỏ một số sự phức tạp cũng như các chi phí khác liên quan đến những linh kiện chuyên biệt.
Tất nhiên, chúng ta không thể chắc chắn liệu AMD đang phát triển 1 APU mạnh mẽ như vậy hay không, hoặc liệu bộ xử lý đó có được đưa vào những chiếc laptop hay desktop DIY hay không. Dẫu đó, đó vẫn là một ý tưởng hấp dẫn đến mức đồ họa thực sự mạnh mẽ trên một SoC có thể cung cấp sự sống cho rất nhiều kiểu dáng, laptop thú vị.
Dẫu điều đó sẽ rất phấn khích nhưng chắc chắn cũng cẽ có nhiều khó khăn khi đưa 1 con chip như vậy vào 1 thiết bị nhỏ gọn. Sẽ có những giới hạn về điện cũng như nhiệt, và SoC 24 CU có thể yêu cầu một số khả năng làm mát khá mạnh mẻ, ngay cả khi áp dụng một tiến trình tiên tiến hơn. Nhưng dẫu sao thì nó cũng sẽ chỉ yêu cầu làm mát một thành phần chính thay vì 2 thành phần như thông thường.
Dù có thể có 1 rào cản khác mà AMD phải đối mặt để tạo ra 1 APU mạnh mẽ, thế nhưng, đó chính xác là thứ mà các game thủ PC cũng như tất cả chúng ta mong mỏi có được trong các sản phẩm.
Các đối tác của AMD, vốn là những công ty sản xuất thiết bị sử dụng những con chip AMD cho các chiếc laptop và thiết bị của họ, thích đưa card đồ họa rời vào những chiếc laptop chơi game hơn, bất kể là đã có một iGPU tương đối trong thiết bị hay chưa. Cuối cùng, đó là một câu hỏi liên quan đến tiếp thị và bán hàng. Rõ ràng, có một số dữ liệu cho thấy rằng khách hàng muốn có được card đồ họa rời trong những chiếc laptop của mình.
Tuy thế, cách tốt nhất để thay đổi trái tim và suy nghĩ của người dùng đó chính là chứng minh SoC của bạn thực sự sở hữu những thứ cần thiết, nhằm mang đến trải nghiệm chơi game ấn tượng. Dẫu vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào xác nhận con chip Phoenix của AMD sẽ mang đến sức mạnh như vậy, nhưng ít nhất, đó vẫn là một khả năng cực kỳ thú vị đối với thế giới PC.
>>> Vì sao không nên tiếc tiền mua nguồn PC?
Nguồn: PC Gamer
Kết hợp với một thành phần CPU đủ ổn, có lẽ là 6 nhân hoặc cao hơn cùng một tiến trình sản xuất có thể làm cho phần này hoạt động với hiệu suất cao, nó có thể trở thành một con chip chơi game giá rẻ, thực sự đưa việc chơi game trên một chiếc PC bình dân vào một kỉ nguyên mới.
Chắc chắn, đó là một đề xuất thú vị. Nhưng liệu điều đó sẽ xảy ra như thế nào? AMD đã rất cận trọng trong việc xây dựng một con chip như vậy cho thị trường PC. Nhưng hiện tại, có tin đồn cho rằng các APU “Phoenix” trong tương lai có thể là một thứ gì đó giống với bộ xử lý mà chúng ta mơ ước. APU là một cái tên mà AMD đặt cho các bộ xử lý kết hợp cả CPU và GPU vào cùng 1 con chip.
Thông tin rò rrỉ từ RedGamingTech gợi ý rằng những APU Phoenix mới này có thể đi kèm với số đơn vị tính toán (CU) RDNA nằm trong khoảng 16 – 24. Nhờ đó, những bộ xử lý thế hệ tiếp theo này sẽ gần ngang ngửa với 20 CU RDNA 2 có trong cỗ máy Xbox Series của Microsoft. Vẫn chưa thể xác định được kiến trúc của những CU này, và thậm chí ngay cả con chip cũng chưa được xác nhận hoàn toàn, nhưng nó có thể là RDNA 2, tương đương với các GPU rời thuộc dòng RX 6000 cũng như những chiếc console thế hệ hiện tại, hoặc không loại trừ kiến trúc RDNA 3 sắp tới dự kiến ra mắt vào cuối năm nay.
Phần CPU sẽ được sản xuất dựa trên kiến trúc Zen 4 của AMD, vốn cũng sẽ ra mắt vào cuối năm nay. Hơn nữa, toàn bộ SoC này sẽ được xây dựng bằng tiến trình 5nm của TSMC. Những thông số đó thực sự rất thú vị và hấp dẫn.
Chúng ta sẽ chỉ tìm thấy tối đa 12 CU RDNA 2 trong các bộ xử lý di động thuộc dòng Ryzen 6000 hiện tại. Chiếc console chơi game cầm tay Steam Deck của Valve chỉ đi kèm với sự kết hợp CPU 4 nhân và 8 CU khá ít ỏi, nhưng nó thực sự đã đủ nhiều để chạy tốt các tựa game mới nhất ở độ phân giải 720p/800p. Tất nhiên, chúng không thể mang đến tốc độ khung hình khá cao nhưng có thể đảm bảo được ở mức 30fps – 60fps. Thậm chí, chúng ta có thể trải nghiệm chơi game ở độ phân giải 1080p đối với những tựa game ít đòi hỏi hơn.
Với những tin đồn này liên quan đến Phoenix, bạn sẽ thấy các APU sắp tới sẽ có hiệu năng tăng gấp đôi so với các bộ xử lý Ryzen 6000 của AMD cũng như Steam Deck. Trên thực tế, ngay cả khi ở mức độ thấp 16 CU, nó vẫn sẽ tương đương với RX 6500 XT nếu dựa trên kiến trúc RDNA 2, và có lẽ sẽ tốt hơn một chút nếu nó được áp dụng RDNA 3. Dù sao đi chăng nữa, AMD cũng sẽ khiến các APU của mình tụt hậu hơn một chút so với những kiến trúc đồ họa tiên tiến.
Đó là điều giúp cho một con chip như vậy trở nên thú vị trong mắt những game thủ có hầu bao hạn hẹp. Với tình trạng thiếu hụt GPU cùng những lần ra mắt GPU mờ nhạt sau đó ở phân khúc tầm hấp, đây không phải là thời điểm tuyệt vời để mua 1 chiếc PC giá rẻ. RX 6500 XT của AMD hầu như không tạo ra bước nhảy vọt nào so với GPU thế hệ Polaris của chính công ty từ nửa thập kỷ trước. Và dẫu GeForce RTX 3050 của NVIDIA tạo ra sự ấn tượng hơn một chút, thế nhưng, người dùng cũng khó có thể chạm tay được vào nó khi có giá niêm yết 249 USD.
Một trong những cách tốt nhất để cung cấp cho các game thủ hầu bao hạn hẹn nhiều giá trị hơn so với số tiền họ bỏ ra chính là kết hợp CPU, GPU và nhiều thứ khác vào 1 SoC nhằm loại bỏ một số sự phức tạp cũng như các chi phí khác liên quan đến những linh kiện chuyên biệt.
Tất nhiên, chúng ta không thể chắc chắn liệu AMD đang phát triển 1 APU mạnh mẽ như vậy hay không, hoặc liệu bộ xử lý đó có được đưa vào những chiếc laptop hay desktop DIY hay không. Dẫu đó, đó vẫn là một ý tưởng hấp dẫn đến mức đồ họa thực sự mạnh mẽ trên một SoC có thể cung cấp sự sống cho rất nhiều kiểu dáng, laptop thú vị.
Dẫu điều đó sẽ rất phấn khích nhưng chắc chắn cũng cẽ có nhiều khó khăn khi đưa 1 con chip như vậy vào 1 thiết bị nhỏ gọn. Sẽ có những giới hạn về điện cũng như nhiệt, và SoC 24 CU có thể yêu cầu một số khả năng làm mát khá mạnh mẻ, ngay cả khi áp dụng một tiến trình tiên tiến hơn. Nhưng dẫu sao thì nó cũng sẽ chỉ yêu cầu làm mát một thành phần chính thay vì 2 thành phần như thông thường.
Dù có thể có 1 rào cản khác mà AMD phải đối mặt để tạo ra 1 APU mạnh mẽ, thế nhưng, đó chính xác là thứ mà các game thủ PC cũng như tất cả chúng ta mong mỏi có được trong các sản phẩm.
Các đối tác của AMD, vốn là những công ty sản xuất thiết bị sử dụng những con chip AMD cho các chiếc laptop và thiết bị của họ, thích đưa card đồ họa rời vào những chiếc laptop chơi game hơn, bất kể là đã có một iGPU tương đối trong thiết bị hay chưa. Cuối cùng, đó là một câu hỏi liên quan đến tiếp thị và bán hàng. Rõ ràng, có một số dữ liệu cho thấy rằng khách hàng muốn có được card đồ họa rời trong những chiếc laptop của mình.
Tuy thế, cách tốt nhất để thay đổi trái tim và suy nghĩ của người dùng đó chính là chứng minh SoC của bạn thực sự sở hữu những thứ cần thiết, nhằm mang đến trải nghiệm chơi game ấn tượng. Dẫu vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào xác nhận con chip Phoenix của AMD sẽ mang đến sức mạnh như vậy, nhưng ít nhất, đó vẫn là một khả năng cực kỳ thú vị đối với thế giới PC.
>>> Vì sao không nên tiếc tiền mua nguồn PC?
Nguồn: PC Gamer