Bài học từ Đài Loan: Thiếu điện, thiếu nước, đừng mơ phát triển bán dẫn!

A-Train The Seven

...'cause for once, I didn't hate myself.
Đài Loan, "cường quốc" bán dẫn toàn cầu, đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng đa chiều trong bối cảnh thời đại trí tuệ nhân tạo (AI) ngốn năng lượng đang bùng nổ. Họ phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, trong khi những mục tiêu năng lượng sạch đầy tham vọng lại không thể đạt được, hầu như không theo kịp nhu cầu hiện tại.

Nhu cầu năng lượng tăng vọt từ ngành công nghiệp bán dẫn​

Hơn 23 triệu người dân của Đài Loan tiêu thụ lượng năng lượng bình quân đầu người gần bằng người dân Mỹ, nhưng phần lớn lượng tiêu thụ đó - khoảng 56% - dành cho các khu vực công nghiệp của Đài Loan gồm công ty như TSMC. Trên thực tế, chỉ riêng TSMC đã sử dụng khoảng 9% điện năng của cả Đài Loan. Một ước tính của Greenpeace cho thấy đến năm 2030, ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn ở đây sẽ tiêu thụ lượng điện gấp đôi so với toàn bộ New Zealand vào năm 2021. Phần lớn nhu cầu năng lượng khổng lồ đó, khoảng 82%, theo báo cáo, sẽ đến từ TSMC.

Chính phủ Đài Loan đang dựa vào thành công tiếp nối của lĩnh vực công nghệ và muốn hòn đảo này trở thành cái tên dẫn đầu trong lĩnh vực AI. Nhưng chỉ 1 trung tâm dữ liệu nhỏ Vantage 16 megawatt ở Đài Bắc, dự kiến cần tới năng lượng tương đương khoảng 13.000 hộ dân. Nicholas Chen, một luật sư phân tích các chính sách khí hậu và năng lượng của Đài Loan, cảnh báo rằng sự va chạm giữa cam kết của Đài Loan đối với chuyển đổi năng lượng sạch và vị thế của họ trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã đạt đến giới hạn..

1728286901623.png


“Để lập kế hoạch và vận hành trung tâm dữ liệu AI, điều kiện tiên quyết là nguồn cung cấp năng lượng ổn định, không phát thải carbon”, ông nói. “Trung tâm dữ liệu AI không thể tồn tại nếu không có đủ năng lượng xanh. Đài Loan là chính phủ duy nhất nói về việc triển khai trung tâm dữ liệu AI mà không quan tâm đến việc thiếu năng lượng xanh.”

Thách thức an ninh năng lượng​

Vấn đề năng lượng của Đài Loan không chỉ đơn thuần xây dựng thêm công suất. Tình thế tiến thoái lưỡng nan về năng lượng của Đài Loan là sự kết hợp của những thách thức về an ninh quốc gia, khí hậu và chính trị. Hòn đảo phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu cho khoảng 90 phần trăm năng lượng của họ và sống dưới mối đe dọa phong tỏa, cách ly hoặc xâm lược ngày càng tăng từ Trung Quốc. Ngoài ra, vì lý do chính trị, chính phủ đã cam kết đóng cửa lĩnh vực hạt nhân của mình vào năm 2025.

Năng lượng tái tạo: Tiến độ chậm chạp​

Đài Loan thường xuyên tham dự các cuộc họp về khí hậu của LHQ, mặc dù không bao giờ với tư cách là người tham gia. Bị loại trừ khỏi việc trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc theo yêu cầu của Trung Quốc, Đài Loan khẳng định sự hiện diện của mình bên lề, triệu tập các sự kiện bên lề và thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về việc đạt đỉnh khí thải trước năm 2030, đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Các công ty lớn của họ gồm cả TSMC đã ký kết với RE100, 1 sáng kiến năng lượng tái tạo của doanh nghiệp và cam kết đạt được mục tiêu sản xuất không phát thải ròng. Nhưng ngay lúc này, có khoảng cách lớn giữa khát vọng và hiệu suất.

Tiến độ về năng lượng tái tạo đã diễn ra chậm chạp vì một số lý do, theo Oung. “Vấn đề với năng lượng mặt trời ở Đài Loan là chúng tôi không có diện tích lớn. Chúng tôi có cùng dân số với Úc và sử dụng cùng lượng điện, nhưng chúng tôi chỉ bằng một nửa kích thước của Tasmania và 79% lãnh thổ Đài Loan là núi non, vì vậy việc thu hồi đất rất khó khăn”. Năng lượng mặt trời trên mái nhà rất đắt đỏ và không gian trên mái nhà đôi khi cần thiết cho những thứ khác, chẳng hạn bãi đáp trực thăng, tiện ích công cộng hoặc bể chứa nước.

Năng lượng gió ngoài khơi: Giải pháp tiềm năng nhưng đầy thách thức​

Theo Peter Kurz, một nhà tư vấn cho lĩnh vực công nghệ và là người định cư lâu năm tại Đài Loan, có một nguồn tài nguyên tái tạo mà quốc gia này có rất nhiều. "Eo biển Đài Loan có một nguồn gió dồi dào", ông nói. "Đó là năng lượng gió nhiều nhất trên thế giới có sẵn gần dân cư."

1728286910618.png


Năng lượng gió ngoài khơi đang được phát triển, nhưng chính phủ bị chỉ trích vì áp dặt những yêu cầu gánh nặng phải sử dụng sản phẩm và công nhân Đài Loan mà nước này không được trang bị tốt để đáp ứng. Chúng phản ánh tham vọng của chính phủ nhằm xây dựng ngành công nghiệp nội địa đồng thời giải quyết vấn đề năng lượng của họ. Nhưng các nhà phê bình chỉ ra rằng Đài Loan thiếu kỹ năng công nghiệp chuyên môn mà việc sản xuất tuabin yêu cầu và các yêu cầu dẫn đến chi phí cao hơn và sự chậm trễ.

Bất chấp sự hấp dẫn của bờ biển phía tây Đài Loan với vùng nước tương đối nông, vẫn còn những hạn chế khác, chẳng hạn như không gian cảng bị hạn chế. Cũng có một lo ngại khác riêng biệt đối với địa lý của Đài Loan: Phía tây của hòn đảo hướng ra Trung Quốc và có những cuộc xâm nhập liên tục vào vùng biển của Đài Loan từ lực lượng bảo vệ bờ biển và tàu hải quân của Trung Quốc. Các tuabin gió ngoài khơi nằm trong tầm bắn tên lửa dễ dàng từ Trung Quốc và cáp năng lượng dưới biển rất dễ bị tấn công.

Năng lượng hạt nhân: Tranh cãi và lo ngại​

Các nhà phê bình chính phủ coi chính sách hiện hành là tự gây hại cho bản thân một cách không cần thiết: cam kết đóng cửa lò phản ứng hạt nhân còn lại vào năm tới và đạt được “miền đất phi hạt nhân”. Đó là cam kết của đảng cầm quyền hiện tại và khi hạn chót đang đến gần, chính sách ngày càng bị đặt câu hỏi. Chương trình hạt nhân dân sự của Đài Loan được khởi động dưới chế độ của Tưởng Giới Thạch với ý định phát triển chương trình vũ khí hạt nhân. Đài Loan xây dựng cơ sở thử nghiệm đầu tiên của họ vào những năm 1950 và mở cửa nhà máy điện đầu tiên vào năm 1978. Nhưng vào năm 1986, năm xảy ra thảm họa Chernobyl, họ quyết định thực hiện chính sách phi hạt nhân. Về sau càng được củng cố bởi thảm họa Fukushima ở Nhật Bản vào năm 2011.

Trong số 6 lò phản ứng hạt nhân của Đài Loan, 3 lò hiện đã đóng cửa, 2 lò chưa được đưa vào hoạt động và lò hoạt động duy nhất dự kiến đóng cửa vào năm tới. Các lò phản ứng đã đóng cửa vẫn chưa giải thể vì ngoài những khó khăn khác, Đài Loan đã hết năng lực lưu trữ chất thải: Các thanh nhiên liệu vẫn ở nguyên vị trí vì không có nơi nào khác để đặt chúng. Như một số nhà quan sát nhận thấy, chính trị đã cản trở lý trí thông thường: Vào năm 2018, đa số phản đối việc đóng cửa hạt nhân trong cuộc trưng cầu dân ý, nhưng chính phủ vẫn khăng khăng rằng chính sách của họ không thay đổi.

Tìm kiếm giải pháp cho tương lai​

Trên tầng 13 của Bộ Kinh tế tại Đài Bắc, phó tổng cục trưởng cơ quan năng lượng Đài Loan, Stephen Wu, đã lựa chọn từ ngữ của mình cẩn thận. "Đang có một cuộc tranh luận diễn ra tại quốc hội của chúng tôi", ông nói, "vì công chúng đã yêu cầu giảm năng lượng hạt nhân và cũng giảm lượng khí thải carbon. Vì vậy, có một số thảo luận về việc liệu các nhà máy hạt nhân [đã đóng cửa] có hoạt động trở lại khi các điều kiện sẵn sàng hay không.”

1728286953818.png


Wu thừa nhận rằng Đài Loan đang tiến sát đến giới hạn cung cấp, những công ty gia nhập vào khu công nghiệp khoa học và công nghệ của Đài Loan phải cân nhắc cẩn thận về nhu cầu năng lượng. Nhưng ông ấy lại có cái nhìn lạc quan về khả năng duy trì sự phát triển AI của Đài Loan. “Chúng tôi đánh giá mức tiêu thụ năng lượng của các công ty để đảm bảo sự phát triển của những công ty này tuân thủ bảo vệ môi trường”, ông nói. “Tại Singapore, các trung tâm dữ liệu hoạt động rất hiệu quả. Chúng tôi sẽ học hỏi từ Singapore.”

Các nhà phê bình chính sách năng lượng của chính phủ không yên tâm. Chen có một thông điệp đáng báo động: nếu Đài Loan không thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển năng lượng sạch, các công ty sẽ bị buộc phải rời khỏi hòn đảo. Họ tìm kiếm môi trường hoạt động không phát thải carbon để tuân thủ các yêu cầu không phát thải ròng của đối tác lớn như Amazon, Meta và Google. Đồng thời để tránh các rào cản thương mại dựa trên carbon như Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon của Liên minh Châu Âu.

“Năng lượng gió và năng lượng mặt trời không phải là nguồn năng lượng không phát thải carbon có thể mở rộng”, ông nói. “Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng không phát thải carbon duy nhất có thể mở rộng. Nhưng luật pháp hiện hành quy định rằng đầu tư nước ngoài vào năng lượng hạt nhân phải được giới hạn ở mức 50%, 50% còn lại do Taipower sở hữu. Vì Taipower đã phá sản, làm sao một nhà đầu tư tư nhân lại muốn hợp tác với họ và đầu tư vào Đài Loan?”

Chen lập luận rằng Đài Loan nên khuyến khích phát triển hạt nhân tư nhân và tránh các quy định gây gánh nặng mà đang cản trở sự phát triển của năng lượng gió.

Đối với Kurz, tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh năng lượng của Đài Loan yêu cầu một bước nhảy vọt về trí tưởng tượng. “Cáp [mang năng lượng gió ngoài khơi] dễ bị tấn công nhưng có thể thay thế được”, ông nói. “Năng lượng hạt nhân tập trung dễ bị tổn thương trước những rủi ro khác, chẳng hạn như động đất.” Theo ông, một giải pháp nằm ở các lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ, thậm chí có thể neo ngoài khơi và được kết nối bằng cáp ngầm. Đó là một giải pháp mà ông ấy tin rằng đảng cầm quyền của Đài Loan có thể đồng ý.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top