Bạn có biết màu sắc nào phổ biến nhất thế giới?

Hoa hồng màu đỏ, hoa violet màu xanh và ở giữa chúng là hàng triệu màu sắc khác. Nhưng sắc màu nào phổ biến nhất trên khắp thế giới?
Bạn có biết màu sắc nào phổ biến nhất thế giới?
Hóa ra màu sắc yêu thích của nhân loại không phải là cố định. Một cuộc khảo sát năm 2015 của YouGov cho thấy màu xanh dương là màu phổ biến nhất trên toàn thế giới. Nhưng một cuộc khảo sát năm 2017 với 30.000 người tham gia từ 100 quốc gia lại cho thấy màu xanh cổ vịt là màu phổ biến nhất. Câu trả lời dường như thay đổi theo năm, theo phương pháp khảo sát và dân số được lấy mẫu.
Ngoài ra, sở thích về màu sắc cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2019 trên tạp chí Perception đã so sánh màu sắc yêu thích của những người ở các nền văn hóa Ba Lan, Papuan và Hadza (Hadza là một nhóm săn bắn hái lượm sống ở Tanzania). Kết quả là màu sắc ưa thích giữa các nền văn hóa này là khác nhau.
Ngay cả trong cùng một nền văn hóa, kinh nghiệm sống và xã hội hóa có thể hình thành sở thích về màu sắc khác nhau. Ví dụ, trong văn hóa phương Tây hiện đại, màu xanh dương thường liên quan đến con trai, trong khi màu hồng được coi là "màu con gái". Không có gì đáng ngạc nhiên khi một nghiên cứu năm 2013 trên tạp chí Archives of Sexual Behavior khảo sát 749 bậc cha mẹ Mỹ đã phát hiện ra rằng đàn ông có xu hướng thích màu xanh dương trong khi phụ nữ có xu hướng thích màu đỏ, tím và hồng. Sự phân chia giới tính này tăng cao ở những gia đình chỉ có con trai; nói cách khác, những người đàn ông chỉ có con trai sẽ thích màu xanh dương hơn những người có con gái. Trong khi đó, đối với Hadza, nơi có xã hội khá bình đẳng, sở thích về màu sắc trên thực tế giống hệt nhau giữa nam và nữ, theo nghiên cứu của Perception.
Tuy nhiên, nhận thức và phân loại màu sắc dường như khá phổ biến.
Vào cuối những năm 1970, các nhà nghiên cứu của Cơ quan Khảo sát Màu sắc Thế giới đã thực hiện một cuộc khảo sát cực kỳ rộng rãi về các thuật ngữ màu sắc trong 110 ngôn ngữ trên khắp thế giới. Mục tiêu là để kiểm tra giả thuyết của nhà ngôn ngữ học người Mỹ Benjamin Lee Whorf
rằng cấu trúc của một ngôn ngữ có xu hướng điều chỉnh cách thức suy nghĩ của người nói ngôn ngữ đó. Nghĩa là, cấu trúc của các ngôn ngữ khác nhau khiến người nói các ngôn ngữ đó nhìn thế giới theo những cách khác nhau.
Nói cách khác, ngôn ngữ định hình nhận thức về thực tại.
Nhưng đó không phải là điều mà Khảo sát Màu sắc Thế giới tìm thấy. Thay vào đó, cuộc khảo sát cho thấy các nền văn hoá có xu hướng phân định các màu sắc theo cách giống nhau. Gữa các nền văn hóa, người nói có xu hướng đặt ranh giới giữa các màu cơ bản - chẳng hạn như đỏ, xanh dương, vàng và xanh lá cây - gần như giống nhau. Vì vậy, ở điểm mà màu xanh dương chuyển sang màu xanh lá cây, hoặc màu vàng thành màu da cam, đã được phân định ở cùng một vị trí giữa các nền văn hóa.
Nguồn: Live Science
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top