VNR Content
Pearl
Nếu bạn chỉ là một nhân viên bán hàng bình thường, không có thành tích gì nổi bật nhưng luôn tự cho rằng mình là bậc thầy kinh doanh thì có thể bạn sẽ được bác sĩ tâm thần chẩn đoán mắc phải chứng hoang tưởng vì niềm tin của bạn quá xa vời thực tế. Tuy vậy, các niềm tin tôn giáo không tương ứng với bằng chứng khoa học và thực tại mà chúng ta quan sát được thì lại không bị các nhà tâm lý xem là ảo tưởng. Vì sao như vậy? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây lược dịch từ báo Anh Guardian.
Nếu có ai đó nói với bạn bằng tất cả sự nghiêm túc là, họ nói chuyện với những sinh vật vô hình đang kiểm soát vũ trụ, có thể bạn sẽ từ từ lùi lại, lắc đầu và mỉm cười đồng thời tìm kiếm lối ra hoặc một con đường trốn thoát gần nhất trong tuyệt vọng. Và nếu sau đó người đó nói là, họ muốn chịu trách nhiệm về cuộc đời bạn, có thể bạn cũng sẽ làm như trên nhưng với thái độ khẩn trương hơn, và có ý định tìm kiếm nhân viên cảnh sát gần nhất.
Nhưng điều này đã xảy ra thường xuyên. Gần đây (tháng 9 năm 2017), nghị sĩ Đảng bảo thủ Vương quốc Anh Jacob Rees-Mogg (hiện nay là bộ trưởng Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp) đổ lỗi những quan điểm khó chịu và cực đoan của ông cho Công giáo mà ông theo đuổi. Cựu thủ tướng Anh Therasa May cũng từng nói về sự nuôi dưỡng trong môi trường Công giáo đã giúp bà thích hợp với vị trí thủ tướng như thế nào, điều đó rất quan trọng với bà. Và bất chấp sự tách biệt giữa nhà thờ và chính phủ theo luật pháp, mọi ứng viên tổng thống và tổng thống chính thức của Hoa Kỳ đều phải nêu rõ khuynh hướng tôn giáo của mình, kể cả cựu tổng thống Donald Trump, người mà sự nhiệt tình duy trì các truyền thống quý tộc của các tổng thống có thể được miêu tả là ít ỏi nhất.
Bản thân điều này thật thú vị nếu bạn nhìn lại: nhiều người đã cố gắng đổ lỗi cho tổng thống Trump về sức khỏe tâm thần, nhưng những tuyên bố của ông rằng ông là "người đại diện của đấng toàn năng vô hình đã tạo ra trái đất trong 6 ngày" lại bị bỏ qua, chỉ được xem như một sự thỏa mãn những người bi quan yếm thế...
Rối loạn thần kinh được định nghĩa là sự mất tiếp xúc với thực tế và được biểu hiện theo nhiều cách. Có một sự phổ biến đáng báo động là: Các bộ não phức tạp, to lớn, đồ sộ của chúng ta bị tổn thương một cách đáng sợ trước xáo trộn bên trong do rất nhiều căn bệnh hoặc các tật nhẹ về thể chất, nhiều đến mức người ta thường gọi hiện tượng này là “chẩn đoán loại trừ”, bạn phải loại trừ vô sổ vấn đề khác trước khi bạn có thể chẩn đoán rối loạn thần kinh là do chính nó gây ra.
Câu nói nổi tiếng của bác sĩ Gregory House trong bộ phim cùng tên “You talk to God, you are religious. God talks to you, you are psychotic” (Cậu nói chuyện với Chúa, cậu là người mộ đạo. Còn Chúa nói chuyện với cậu thì cậu bị khùng).
Thông thường rối loạn thần kinh biểu hiện ở người trải qua ảo giác (nhận thức một cái gì đó không có ở đó trong thực tế) và hoang tưởng (tin tưởng không nghi ngờ một điều gì đó có thể chứng minh là không đúng).
Ảo giác (hallucination) có thể rất rõ ràng: nếu ai đó lặp lại nhiều lần là có một con gấu nói chuyện trong phòng đòi khoai tây chiên, việc xác định trường hợp này có phải là ảo giác hay không tương đối dễ dàng. Thường là chúng ta sẽ nhìn xung quanh để kiểm tra xem có thật sự là trong phòng có một con gấu nào đang nói chuyện với mình không. Nếu không có con gấu nào thì rất có thể người đó bị ảo giác.
Hoang tưởng (delusion) thì rắc rối hơn: không liên quan tới điều ai đó nhận thức mà là điều họ tin tưởng.
Hoang tưởng có nhiều dạng, ví dụ như hoang tưởng tự đại hay hoang tưởng tự cao (grandiose delusion), khi một người tin rằng họ mạnh mẽ hơn nhiều so với thực tế (ví dụ tin rằng họ là một thiên tài kinh doanh hàng đầu thế giới cho dù chỉ là nhân viên bán giày bán thời gian), hoặc hoang tưởng truy đuổi (persecutory delusion), khi một người cho rằng họ bị theo dõi gay gắt (mọi người họ gặp đều là một phần của một kế hoạch ngầm nào đó của chính phủ để bắt cóc họ).
Những người mắc bệnh hoang tưởng có xu hướng ********* rất mạnh trong lập luận, bất kể bằng chứng trái ngược rõ ràng như thế nào: “Nếu anh là một bậc thầy kinh doanh hàng đầu thế giới, vì sao anh phải chiên burger kiếm sống?”. “Tất cả là một phần trong kế hoạch sáng giá của tôi, anh không hiểu đâu”, hoặc “Đó không phải là một gián điệp bí mật của chính phủ, đó là một người đàn ông dẫn chó đi dạo”. “Ồ anh sẽ nói vậy, anh cũng tham gia vào mà” v.v...
Trong thực tế, một trong những dấu hiệu của niềm tin hoang tưởng là: người bệnh phản kháng rất mạnh khi bị thử thách, bất kể họ thiếu nhất quán với thực tế ra sao. Bởi vì bộ não không “làm việc” như nó phải làm, logic và lý lẽ của họ không hiệu quả như khi họ không bị hoang tưởng.
(Ảnh: Verywell Mind)
Nhưng như vậy thì, quay lại câu hỏi là, vì sao những niềm tin tôn giáo được cho qua dễ dàng? Mọi người cũng thường ********* rất mạnh khi bị thử thách. Và việc tin vào một hình tượng người cha toàn năng nhân từ trên trời cao, người theo dõi và phán xét mọi việc bạn làm (Chúa trời), và con trai của ông, người đã chết rồi được hồi sinh cách đây hai ngàn năm (Chúa Jesus), sẽ quay lại bất cứ lúc nào, chắc chắn là sự tin vào điều này không có ít khả năng xảy ra hơn là tin ai đó bị một thuyết âm mưu ngầm của chính phủ nhắm vào? Về cơ bản, thực tế đúng là ít có khả năng xảy ra hơn.
Hoang tưởng là những gì xảy ra khi hệ thống tinh tế này thất bại do bệnh hoặc rối loạn khác, và kết cục là những thứ mà chúng ta thường nhận thức là vô hại hoặc không liên quan sẽ bị xử lý là quan trọng hơn nhiều lần, và hệ thống niềm tin của chúng ta sẽ thay đổi để phù hợp với điều đó. Tuy nhiên, đó là sự thay đổi một cách sai lầm.
Nhưng vấn đề là, bộ não của chúng ta không đến với một hiểu biết về khoa học phức tạp về cách thế giới vận hành như hệ điều hành Windows 10 được cài đặt sẵn trên một chiếc laptop mới. Mô hình tâm thần về thế giới này được xây dựng theo thời gian từ trải nghiệm sống và những sự học khác. Vì vậy, nếu bạn được nuôi dưỡng trong một môi trường mà mọi người và mọi thứ đều nói với bạn là, có một vị thần nhân từ trên trời cao, là thế giới đã 6.000 năm tuổi, là có hàng ngàn vị thần nhiều tay kiểm soát thế giới, hoặc bất cứ cái gì, thì vì sao bạn lại không tin vào chúng? Không có gì mà bạn trải qua ở cấp độ hàng ngày mâu thuẫn với điều đó, vì vậy mô hình tâm thần về thế giới của bạn thấy ổn với điều đó.
Đó là lý do vì sao hoang tưởng chỉ được chẩn đoán nếu chúng không nhất quán với hệ thống niềm tin và quan điểm hiện tại của một người nào đó. Một nhà sáng tạo sùng đạo nói chuyện với Chúa khi ở trong nhà thờ, tốt. Một luật sư tự nhận là vô thần bắt đầu nói chuyện với Chúa khi đang họp, anh ta có thể bị hoang tưởng. Nếu cả hai đột nhiên nói rằng thế giới sẽ kết thúc trong 30 phút nữa vì những con ếch giận dữ sống trên mặt trời, cả hai người sẽ bị xem là hoang tưởng, trừ khi điều đó đã được đề cập trong Kinh Thánh ở một nơi nào đó. Tôi thừa nhận là tôi chưa từng đọc qua điều này!
Bài viết gốc trên Guardian trích từ sách The Idiot Brain (Bộ não ngu ngốc) của tác giả Dean Bennett. Idiot Brain là cuốn sách đầu tay của tiến sĩ thần kinh học người Anh Dean Bennett. Idiot Brain về chủ đề bộ não ra mắt năm 2016, đã xuất bản ở 20 quốc gia, nằm trong danh mục sách bán chạy ở Canada và Mexico.
Một tượng thần Brahma được thờ ở Ấn Độ (Ảnh: Justa Hotels & Resorts)
Các vị thần nhiều tay là một hình ảnh đặc trưng của Ấn Độ giáo, một trong những tôn giáo lớn trên thế giới (chỉ sau Kitô giáo, Hồi giáo), phổ biến chủ yếu ở Ấn Độ. Hệ thống rất nhiều vị thần được Ấn Độ giáo tôn thờ có những vị thần có hình thù kỳ dị như nhiều đầu, nhiều tay, nhiều mắt. Hình ảnh các vị thần nhiều tay tượng trưng cho sức mạnh tối cao và sự vượt trội của họ so với con người. Ví dụ, hình tượng thần Brahma-thần sáng tạo ra thế giới và loài người, một trong ba vị thần tối cao theo quan điểm Ấn Độ giáo thường có 4 đầu 4 tay. 4 mặt của Brahma tượng trưng cho 4 bộ kinh Veda (Vệ-đà), bộ kinh cổ nhất của người Ấn Độ.
4 cánh tay của Brahma đại diện cho bốn hướng chính Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi cánh tay cầm một pháp khí: vương trượng, quyển sách, tràng hạt, kinh Veda (có khi là tràng hạt, hoa sen, bình nước, kinh Veda). Các tay và pháp khí của thần Brahma đều có ý nghĩa: bàn tay phải phía sau là biểu tượng tâm trí, bàn tai trái phía sau là biểu tượng trí tuệ, bàn tay phải phía trước là bản ngã, bàn tay trái phía trước là lòng tự trọng. Chuỗi tràng hạt là biểu tượng vật chất trong quá trình sáng tạo vũ trụ, kinh sách là biểu tượng của sự khôn ngoan...
>>> Hai mặt của tâm linh.
Nguồn: The Guardian
Nếu có ai đó nói với bạn bằng tất cả sự nghiêm túc là, họ nói chuyện với những sinh vật vô hình đang kiểm soát vũ trụ, có thể bạn sẽ từ từ lùi lại, lắc đầu và mỉm cười đồng thời tìm kiếm lối ra hoặc một con đường trốn thoát gần nhất trong tuyệt vọng. Và nếu sau đó người đó nói là, họ muốn chịu trách nhiệm về cuộc đời bạn, có thể bạn cũng sẽ làm như trên nhưng với thái độ khẩn trương hơn, và có ý định tìm kiếm nhân viên cảnh sát gần nhất.
Nhưng điều này đã xảy ra thường xuyên. Gần đây (tháng 9 năm 2017), nghị sĩ Đảng bảo thủ Vương quốc Anh Jacob Rees-Mogg (hiện nay là bộ trưởng Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp) đổ lỗi những quan điểm khó chịu và cực đoan của ông cho Công giáo mà ông theo đuổi. Cựu thủ tướng Anh Therasa May cũng từng nói về sự nuôi dưỡng trong môi trường Công giáo đã giúp bà thích hợp với vị trí thủ tướng như thế nào, điều đó rất quan trọng với bà. Và bất chấp sự tách biệt giữa nhà thờ và chính phủ theo luật pháp, mọi ứng viên tổng thống và tổng thống chính thức của Hoa Kỳ đều phải nêu rõ khuynh hướng tôn giáo của mình, kể cả cựu tổng thống Donald Trump, người mà sự nhiệt tình duy trì các truyền thống quý tộc của các tổng thống có thể được miêu tả là ít ỏi nhất.
Dường như điều này không nhất quán?
Không nên thiếu nhất quán vì người ta nói rằng “Cậu nói chuyện với Chúa, cậu là người mộ đạo. Còn Chúa nói chuyện với cậu thì cậu bị khùng”. Đây là câu của bác sĩ y khoa khó chịu Gregory House do Hugh Laurie thủ vai trong tập 19 mùa 2 bộ phim truyền hình Mỹ House MD (bác sĩ House). Ngoài phim bác sĩ House thì những câu nói tương tự cũng đã từng xuất hiện nhiều lần trong nhiều năm qua. Việc chấp nhận quan điểm tôn giáo của ai đó là tốt khi bỏ qua những tuyên bố phản khoa học tương tự là dấu hiệu của bất ổn tâm thần, dường như đó là ý định làm nổi bật những tiêu chuẩn bất công cố hữu của bộ phim. Dù vậy, sự không nhất quán rành rành này có một lý do hợp lý.Rối loạn thần kinh được định nghĩa là sự mất tiếp xúc với thực tế và được biểu hiện theo nhiều cách. Có một sự phổ biến đáng báo động là: Các bộ não phức tạp, to lớn, đồ sộ của chúng ta bị tổn thương một cách đáng sợ trước xáo trộn bên trong do rất nhiều căn bệnh hoặc các tật nhẹ về thể chất, nhiều đến mức người ta thường gọi hiện tượng này là “chẩn đoán loại trừ”, bạn phải loại trừ vô sổ vấn đề khác trước khi bạn có thể chẩn đoán rối loạn thần kinh là do chính nó gây ra.
Thông thường rối loạn thần kinh biểu hiện ở người trải qua ảo giác (nhận thức một cái gì đó không có ở đó trong thực tế) và hoang tưởng (tin tưởng không nghi ngờ một điều gì đó có thể chứng minh là không đúng).
Ảo giác (hallucination) có thể rất rõ ràng: nếu ai đó lặp lại nhiều lần là có một con gấu nói chuyện trong phòng đòi khoai tây chiên, việc xác định trường hợp này có phải là ảo giác hay không tương đối dễ dàng. Thường là chúng ta sẽ nhìn xung quanh để kiểm tra xem có thật sự là trong phòng có một con gấu nào đang nói chuyện với mình không. Nếu không có con gấu nào thì rất có thể người đó bị ảo giác.
Hoang tưởng (delusion) thì rắc rối hơn: không liên quan tới điều ai đó nhận thức mà là điều họ tin tưởng.
Hoang tưởng có nhiều dạng, ví dụ như hoang tưởng tự đại hay hoang tưởng tự cao (grandiose delusion), khi một người tin rằng họ mạnh mẽ hơn nhiều so với thực tế (ví dụ tin rằng họ là một thiên tài kinh doanh hàng đầu thế giới cho dù chỉ là nhân viên bán giày bán thời gian), hoặc hoang tưởng truy đuổi (persecutory delusion), khi một người cho rằng họ bị theo dõi gay gắt (mọi người họ gặp đều là một phần của một kế hoạch ngầm nào đó của chính phủ để bắt cóc họ).
Những người mắc bệnh hoang tưởng có xu hướng ********* rất mạnh trong lập luận, bất kể bằng chứng trái ngược rõ ràng như thế nào: “Nếu anh là một bậc thầy kinh doanh hàng đầu thế giới, vì sao anh phải chiên burger kiếm sống?”. “Tất cả là một phần trong kế hoạch sáng giá của tôi, anh không hiểu đâu”, hoặc “Đó không phải là một gián điệp bí mật của chính phủ, đó là một người đàn ông dẫn chó đi dạo”. “Ồ anh sẽ nói vậy, anh cũng tham gia vào mà” v.v...
Trong thực tế, một trong những dấu hiệu của niềm tin hoang tưởng là: người bệnh phản kháng rất mạnh khi bị thử thách, bất kể họ thiếu nhất quán với thực tế ra sao. Bởi vì bộ não không “làm việc” như nó phải làm, logic và lý lẽ của họ không hiệu quả như khi họ không bị hoang tưởng.
Nhưng như vậy thì, quay lại câu hỏi là, vì sao những niềm tin tôn giáo được cho qua dễ dàng? Mọi người cũng thường ********* rất mạnh khi bị thử thách. Và việc tin vào một hình tượng người cha toàn năng nhân từ trên trời cao, người theo dõi và phán xét mọi việc bạn làm (Chúa trời), và con trai của ông, người đã chết rồi được hồi sinh cách đây hai ngàn năm (Chúa Jesus), sẽ quay lại bất cứ lúc nào, chắc chắn là sự tin vào điều này không có ít khả năng xảy ra hơn là tin ai đó bị một thuyết âm mưu ngầm của chính phủ nhắm vào? Về cơ bản, thực tế đúng là ít có khả năng xảy ra hơn.
Vậy thì sao?
Người ta cho là hoang tưởng xuất phát từ hoạt động bất thường trong hệ thống bộ não biên dịch những gì xảy ra và những gì nên xảy ra. Về cơ bản, bộ não duy trì một mô hình tâm thần về cách thế giới được định sẵn để hoạt động như thế nào, điều nào sẽ xảy ra và khi nào. Những niềm tin, trải nghiệm, kỳ vọng, giả định, dự tính, tất cả kết hợp tạo thành một hiểu biết chung về cách mọi việc xảy ra liên tục được cập nhật. Nhờ vậy mà chúng ta biết nên kỳ vọng điều gì và phản ứng như thế nào mà không cần phải tính toán mọi thứ từ đầu mỗi lúc cần thiết. May mắn là bộ não thường làm khá tốt việc loại bỏ những thông tin và sự kiện không liên quan, một việc mà nếu không làm tốt thì mô hình hoạt động của thế giới sẽ bị thách thức.Hoang tưởng là những gì xảy ra khi hệ thống tinh tế này thất bại do bệnh hoặc rối loạn khác, và kết cục là những thứ mà chúng ta thường nhận thức là vô hại hoặc không liên quan sẽ bị xử lý là quan trọng hơn nhiều lần, và hệ thống niềm tin của chúng ta sẽ thay đổi để phù hợp với điều đó. Tuy nhiên, đó là sự thay đổi một cách sai lầm.
Nhưng vấn đề là, bộ não của chúng ta không đến với một hiểu biết về khoa học phức tạp về cách thế giới vận hành như hệ điều hành Windows 10 được cài đặt sẵn trên một chiếc laptop mới. Mô hình tâm thần về thế giới này được xây dựng theo thời gian từ trải nghiệm sống và những sự học khác. Vì vậy, nếu bạn được nuôi dưỡng trong một môi trường mà mọi người và mọi thứ đều nói với bạn là, có một vị thần nhân từ trên trời cao, là thế giới đã 6.000 năm tuổi, là có hàng ngàn vị thần nhiều tay kiểm soát thế giới, hoặc bất cứ cái gì, thì vì sao bạn lại không tin vào chúng? Không có gì mà bạn trải qua ở cấp độ hàng ngày mâu thuẫn với điều đó, vì vậy mô hình tâm thần về thế giới của bạn thấy ổn với điều đó.
Bài viết gốc trên Guardian trích từ sách The Idiot Brain (Bộ não ngu ngốc) của tác giả Dean Bennett. Idiot Brain là cuốn sách đầu tay của tiến sĩ thần kinh học người Anh Dean Bennett. Idiot Brain về chủ đề bộ não ra mắt năm 2016, đã xuất bản ở 20 quốc gia, nằm trong danh mục sách bán chạy ở Canada và Mexico.
Những niềm tin tôn giáo trong bài
Kinh Thánh của Kitô giáo (thường gọi là Thiên Chúa giáo) quan niệm như sau: Chúa trời là chúa tể của vạn vật muôn loài, người đã sáng tạo ra thế giới và vũ trụ. Trái đất được Chúa trời tạo ra trong 6 ngày và con người xuất hiện vào ngày thứ 6. Thời điểm Chúa tạo ra trái đất là cách đây 6.000 năm. Chúa Jesus là con của Chúa trời xuống thế gian làm người, chết trên thập giá rồi sống lại để cứu nhân loại thoát khỏi tội lỗi và sự chết. Chúa Jesus sinh vào năm thứ nhất sau công nguyên và đã chết cách đây hai ngàn năm nhưng trong tương lai Chúa sẽ trở lại để phán xét nhân loại và đón tiếp những người tin ngài đến thiên đường vĩnh cửu của Chúa trời.Các vị thần nhiều tay là một hình ảnh đặc trưng của Ấn Độ giáo, một trong những tôn giáo lớn trên thế giới (chỉ sau Kitô giáo, Hồi giáo), phổ biến chủ yếu ở Ấn Độ. Hệ thống rất nhiều vị thần được Ấn Độ giáo tôn thờ có những vị thần có hình thù kỳ dị như nhiều đầu, nhiều tay, nhiều mắt. Hình ảnh các vị thần nhiều tay tượng trưng cho sức mạnh tối cao và sự vượt trội của họ so với con người. Ví dụ, hình tượng thần Brahma-thần sáng tạo ra thế giới và loài người, một trong ba vị thần tối cao theo quan điểm Ấn Độ giáo thường có 4 đầu 4 tay. 4 mặt của Brahma tượng trưng cho 4 bộ kinh Veda (Vệ-đà), bộ kinh cổ nhất của người Ấn Độ.
4 cánh tay của Brahma đại diện cho bốn hướng chính Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi cánh tay cầm một pháp khí: vương trượng, quyển sách, tràng hạt, kinh Veda (có khi là tràng hạt, hoa sen, bình nước, kinh Veda). Các tay và pháp khí của thần Brahma đều có ý nghĩa: bàn tay phải phía sau là biểu tượng tâm trí, bàn tai trái phía sau là biểu tượng trí tuệ, bàn tay phải phía trước là bản ngã, bàn tay trái phía trước là lòng tự trọng. Chuỗi tràng hạt là biểu tượng vật chất trong quá trình sáng tạo vũ trụ, kinh sách là biểu tượng của sự khôn ngoan...
>>> Hai mặt của tâm linh.
Nguồn: The Guardian