nikitam7w3sa
Pearl
Trận Việt Nam – Trung Quốc vòng loại World Cup 2022 diễn ra lúc nửa đêm thứ Năm tuần này đang là tâm điểm của dư luận cả hai nước. Điều đương nhiên, phía truyền thông Trung Quốc đã khai thác, tìm hiểu cặn kẽ từng chân tóc của đội tuyển Việt Nam. Và đây là những gì báo Trung Quốc nói về bóng đá Việt Nam cho đến nay.
Trang Sohu của Trung Quốc thống kê lịch sử đối đầu ở cấp độ đội tuyển quốc gia tuyển Việt Nam vs. Trung Quốc với kết quả đội tuyển bóng đá Trung Quốc chưa hề thua tuyển Việt Nam trong vòng 24 năm qua.
Tuyển Trung Quốc có đến 4 cầu thủ nhập tịch
Năm 2019, đội tuyển U22 Việt Nam từng thắng U22 Trung Quốc 2-0 trong trận giao hữu diễn ra ở Trung Quốc, với hai bàn thắng đều được thực hiện bởi tiền đạo Nguyễn Tiến Linh.
Cũng vì trận thua này mà HLV của đội U22 Trung Quốc khi đó là ông Guus Hiddink (người Hà Lan) bị sa thải. Mặc dù vậy, đây vẫn là trận đấu giao hữu và vẫn là trận đấu giữa hai đội U22, chứ chưa phải ở cấp độ đội tuyển quốc gia, cũng không phải là trận ở giải chính thức.
Trước đó, đội tuyển Việt Nam từng thua đội tuyển Trung Quốc ở vòng loại World Cup 1998, một trận 1-3 và một trận thua 0-4, đều trong năm 1997. Tháng 1/2000, đội tuyển Việt Nam thua tuyển Trung Quốc 0-2 tại vòng loại Asian Cup cùng năm. Đến vòng loại Asian Cup 2011, đội tuyển Việt Nam tiếp tục thua tuyển Trung Quốc trong cả hai trận lượt đi và về.
Lượt đi, Việt Nam thua 1-6 vào ngày 21/1/2009 tại Hàng Châu (Trung Quốc), còn trận lượt về tuyển Việt Nam thua 1-2 trên sân Mỹ Đình, vào ngày 17/1/2010.
Bởi vậy, trang này kết luận đanh thép: nhiệm vụ của tuyển Trung Quốc trong trận đấu tới (rạng sáng 8/9) là phải thắng.
Lịch sử đối đầu, vị trí xếp hạng FIFA hơn hẳn nhưng đội tuyển Trung Quốc đang trong giai đoạn thiếu tự tin
Tuy nhiên, phía Trung Quốc thừa nhận trong những năm gần đây, bóng đá Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Dù hai lượt trận đầu tiên của top 12 thế giới để thua Ả Rập Xê Út và Australia nhưng tuyển Việt Nam vẫn chơi chắc chắn. Ở lượt trận này với đội tuyển Úc, đội tuyển Việt Nam không bị Úc đàn áp hoàn toàn như đội tuyển Trung Quốc.
So sánh tương quan giữa đội Trung Quốc và Việt Nam hiện nay – qua hai trận đấu với cùng đối thủ Australia – truyền thông Trung Quốc cho rằng Trung Quốc kém hơn. Cả hai đội đều có tỷ lệ giữ bóng kém so với Australia – dưới 30%. Tuy nhiên, tuyển Việt Nam thiếu vắng ba cầu thủ trụ cột (trong đó có Trần Đình Trọng, Đoàn Văn Hậu) mà vẫn chơi chặt chẽ hơn, đẳng cấp hơn và phản công chất lượng hơn. Lưu ý là hàng thủ Việt Nam có chiều cao trung bình chưa đến 175 cm, thấp hơn của Trung Quốc đến gần 9 cm. Trong khi đó, ở hàng tiền đạo, vắng mặt Công Phượng. Và người Úc chỉ ghi được một bàn thắng trong tình huống hàng phòng ngự của Việt Nam bị rối loạn giây lát.
Theo nhận định của trang Tin tức bóng đá Trung Quốc, mặc dù đội tuyển Việt Nam quả thực đã sa sút về thể lực và cường độ đối đầu, gần như toàn thua trong các cuộc đối đầu một chọi một, nhưng dù vậy, họ vẫn chơi theo phong cách riêng của mình. Những đường chuyền ngắn và phản công nhanh - những thứ mà họ giỏi - vẫn là một mối đe dọa nhất định đối với người Úc trong các đợt tấn công. Khi đối đầu với đội tuyển Trung Quốc vào tháng tới, nếu hàng phòng ngự chính của đội tuyển Việt Nam phục hồi kịp thời, cộng với sự bình phục của Nguyễn Công Phượng có thể bắt kịp trận đấu, thì đó chắc chắn là một mối đe dọa lớn.
Báo Trung Quốc cũng dẫn lại các bài báo của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến dữ liệu “3 không” của đội tuyển Trung Quốc, là không bàn thắng, không trận thắng, và điểm số 0. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam có ít nhất một bàn thắng, và số cú sút vào lưới Australia nhiều hơn hẳn đối thủ Trung Quốc. Chưa bao giờ bóng đá Việt Nam lại như thế này, tràn đầy tự tin đánh bại đội tuyển Trung Quốc.
Trang Sina lo ngại vấn đề tâm lý của đội tuyển Trung Quốc, nhất là sự thiếu tự tin sau hai trận đấu đầu với Nhật và Úc, cộng với đại gia bất động sản Evergrande, ông chủ đóng góp nhiều tuyển thủ quốc gia nhất, trước bờ vực phá sản. Trong khi đó, đội tuyển Việt Nam lại thoải mái hơn nhiều. Sina nhận định: tuyển Việt Nam thi đấu quyết liệt. Cộng với việc sở hữu nhiều cầu thủ rất khéo léo, và lối chơi biến hóa, Sina cho rằng đội tuyển Việt Nam thực sự sẽ khiến Trung Quốc phải đau đầu.
Truyền thông Trung Quốc rất vui mừng vì thủ môn Văn Lâm bị chấn thương vai không thể tham gia trận Việt Nam – Trung Quốc, nhưng đồng thời e ngại tiền đạo Nguyễn Công Phượng. Sohu viết: “Nhưng tiền đạo mang áo số 10 của đội tuyển Việt Nam là Nguyễn Công Phượng đã trở lại, sau khi anh ấy bỏ lỡ hai trận đấu đầu tiên thuộc vòng loại thứ ba World Cup. Công Phượng từng có thời gian thi đấu tại giải K-League (Hàn Quốc) và tại Bỉ, nên không thể xem thường".
Xét về lịch sử đối đầu, và trên bảng xếp hạng FIFA, Trung Quốc đang có lợi thế hơn nhiều so với tuyển Việt Nam. Thế nhưng, với đội mạnh hơn dư luận Trung Quốc rất nem nép, rằng thua cũng đâu có gì tệ vì yếu hơn; với đội yếu hơn lại ra oai, lớn tiếng mạnh mồm lắm. Trang Sina Sports giật tít "Trận đấu quyết định gặp Việt Nam, Trung Quốc không có đường lui vì liên quan đến bộ mặt của bóng đá nước nhà".
Để rồi xem bộ mặt bóng đá Trung Quốc đến đâu nha.
Trang Sohu của Trung Quốc thống kê lịch sử đối đầu ở cấp độ đội tuyển quốc gia tuyển Việt Nam vs. Trung Quốc với kết quả đội tuyển bóng đá Trung Quốc chưa hề thua tuyển Việt Nam trong vòng 24 năm qua.
Năm 2019, đội tuyển U22 Việt Nam từng thắng U22 Trung Quốc 2-0 trong trận giao hữu diễn ra ở Trung Quốc, với hai bàn thắng đều được thực hiện bởi tiền đạo Nguyễn Tiến Linh.
Cũng vì trận thua này mà HLV của đội U22 Trung Quốc khi đó là ông Guus Hiddink (người Hà Lan) bị sa thải. Mặc dù vậy, đây vẫn là trận đấu giao hữu và vẫn là trận đấu giữa hai đội U22, chứ chưa phải ở cấp độ đội tuyển quốc gia, cũng không phải là trận ở giải chính thức.
Trước đó, đội tuyển Việt Nam từng thua đội tuyển Trung Quốc ở vòng loại World Cup 1998, một trận 1-3 và một trận thua 0-4, đều trong năm 1997. Tháng 1/2000, đội tuyển Việt Nam thua tuyển Trung Quốc 0-2 tại vòng loại Asian Cup cùng năm. Đến vòng loại Asian Cup 2011, đội tuyển Việt Nam tiếp tục thua tuyển Trung Quốc trong cả hai trận lượt đi và về.
Lượt đi, Việt Nam thua 1-6 vào ngày 21/1/2009 tại Hàng Châu (Trung Quốc), còn trận lượt về tuyển Việt Nam thua 1-2 trên sân Mỹ Đình, vào ngày 17/1/2010.
Bởi vậy, trang này kết luận đanh thép: nhiệm vụ của tuyển Trung Quốc trong trận đấu tới (rạng sáng 8/9) là phải thắng.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc thừa nhận trong những năm gần đây, bóng đá Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Dù hai lượt trận đầu tiên của top 12 thế giới để thua Ả Rập Xê Út và Australia nhưng tuyển Việt Nam vẫn chơi chắc chắn. Ở lượt trận này với đội tuyển Úc, đội tuyển Việt Nam không bị Úc đàn áp hoàn toàn như đội tuyển Trung Quốc.
So sánh tương quan giữa đội Trung Quốc và Việt Nam hiện nay – qua hai trận đấu với cùng đối thủ Australia – truyền thông Trung Quốc cho rằng Trung Quốc kém hơn. Cả hai đội đều có tỷ lệ giữ bóng kém so với Australia – dưới 30%. Tuy nhiên, tuyển Việt Nam thiếu vắng ba cầu thủ trụ cột (trong đó có Trần Đình Trọng, Đoàn Văn Hậu) mà vẫn chơi chặt chẽ hơn, đẳng cấp hơn và phản công chất lượng hơn. Lưu ý là hàng thủ Việt Nam có chiều cao trung bình chưa đến 175 cm, thấp hơn của Trung Quốc đến gần 9 cm. Trong khi đó, ở hàng tiền đạo, vắng mặt Công Phượng. Và người Úc chỉ ghi được một bàn thắng trong tình huống hàng phòng ngự của Việt Nam bị rối loạn giây lát.
Theo nhận định của trang Tin tức bóng đá Trung Quốc, mặc dù đội tuyển Việt Nam quả thực đã sa sút về thể lực và cường độ đối đầu, gần như toàn thua trong các cuộc đối đầu một chọi một, nhưng dù vậy, họ vẫn chơi theo phong cách riêng của mình. Những đường chuyền ngắn và phản công nhanh - những thứ mà họ giỏi - vẫn là một mối đe dọa nhất định đối với người Úc trong các đợt tấn công. Khi đối đầu với đội tuyển Trung Quốc vào tháng tới, nếu hàng phòng ngự chính của đội tuyển Việt Nam phục hồi kịp thời, cộng với sự bình phục của Nguyễn Công Phượng có thể bắt kịp trận đấu, thì đó chắc chắn là một mối đe dọa lớn.
Báo Trung Quốc cũng dẫn lại các bài báo của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến dữ liệu “3 không” của đội tuyển Trung Quốc, là không bàn thắng, không trận thắng, và điểm số 0. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam có ít nhất một bàn thắng, và số cú sút vào lưới Australia nhiều hơn hẳn đối thủ Trung Quốc. Chưa bao giờ bóng đá Việt Nam lại như thế này, tràn đầy tự tin đánh bại đội tuyển Trung Quốc.
Trang Sina lo ngại vấn đề tâm lý của đội tuyển Trung Quốc, nhất là sự thiếu tự tin sau hai trận đấu đầu với Nhật và Úc, cộng với đại gia bất động sản Evergrande, ông chủ đóng góp nhiều tuyển thủ quốc gia nhất, trước bờ vực phá sản. Trong khi đó, đội tuyển Việt Nam lại thoải mái hơn nhiều. Sina nhận định: tuyển Việt Nam thi đấu quyết liệt. Cộng với việc sở hữu nhiều cầu thủ rất khéo léo, và lối chơi biến hóa, Sina cho rằng đội tuyển Việt Nam thực sự sẽ khiến Trung Quốc phải đau đầu.
Truyền thông Trung Quốc rất vui mừng vì thủ môn Văn Lâm bị chấn thương vai không thể tham gia trận Việt Nam – Trung Quốc, nhưng đồng thời e ngại tiền đạo Nguyễn Công Phượng. Sohu viết: “Nhưng tiền đạo mang áo số 10 của đội tuyển Việt Nam là Nguyễn Công Phượng đã trở lại, sau khi anh ấy bỏ lỡ hai trận đấu đầu tiên thuộc vòng loại thứ ba World Cup. Công Phượng từng có thời gian thi đấu tại giải K-League (Hàn Quốc) và tại Bỉ, nên không thể xem thường".
Xét về lịch sử đối đầu, và trên bảng xếp hạng FIFA, Trung Quốc đang có lợi thế hơn nhiều so với tuyển Việt Nam. Thế nhưng, với đội mạnh hơn dư luận Trung Quốc rất nem nép, rằng thua cũng đâu có gì tệ vì yếu hơn; với đội yếu hơn lại ra oai, lớn tiếng mạnh mồm lắm. Trang Sina Sports giật tít "Trận đấu quyết định gặp Việt Nam, Trung Quốc không có đường lui vì liên quan đến bộ mặt của bóng đá nước nhà".
Để rồi xem bộ mặt bóng đá Trung Quốc đến đâu nha.