Benchmark: Apple M1 Ultra kém hơn 2,6 lần so với AMD Threadripper Pro 5995WX

Khi số lượng khách hàng được cầm trên tay chiếc desktop Mac Studio mới của Apple ngày càng tăng lên thì ngày càng có nhiều thông chi tiết về hiệu năng và tính năng của nó. Giờ đây, một ai đó đã chạy benchmark CPU bằng phần mềm PassMark trên chiếc máy tính Mac Studio tích hợp bộ xử lý M1 Ultra 20 nhân của Apple. Con chip này đã thể hiện hiệu năng đơn luồng rất tốt khi hiệu năng CPU tổng thể của nó cao hơn hầu hết các CPU desktop, nhưng đáng tiếc, nó lại không thể cạnh tranh với các bộ xử lý máy trạm cao cấp.
Benchmark: Apple M1 Ultra kém hơn 2,6 lần so với AMD Threadripper Pro 5995WX

Hiệu năng đơn luồng: Ngang ngửa với Intel Alder Lake​

Các nhà phát triển CPU của Apple luôn cố gắng tối đa hóa hiệu năng đơn luồng cho những thiết kế của họ bởi họ tin tưởng rằng điều này giúp giảm mức tiêu thụ điện năng của smartphone cũng như PC. Do đó, con chip M1 của Apple được biết đến với hiệu năng đơn luồng đặc biệt mạnh mẽ và không có gì quá ngạc nhiên khi bộ xử lý M1 Ultra với xung nhịp khoảng 3,2GHz có thể ngang ngửa với CPU Intel Core i7-12700 chạy ở xung nhịp 4,9GHz nhanh nhất trong thử nghiệm benchmark hiệu năng CPU đơn nhân. Cụ thể hơn, Apple M1 Ultra đạt 3.896 điểm, trong khi CPU Intel Core i7-12700 lại cao hơn một chút với 3.918 điểm.
Benchmark: Apple M1 Ultra kém hơn 2,6 lần so với AMD Threadripper Pro 5995WX
Giống như những SoC M1 khác, Apple M1 Ultra không tăng tốc độ xung nhịp lên cao hơn 3,2GHz một cách đáng kể. Bộ nhớ đệm cấp độ hệ thống (SLC) khổng lồ của M1 Ultra chủ yếu cung cấp băng thông tối đa cần thiết cho những workload đơn luồng, ngay cả hệ thống con bộ nhớ khổng lồ của M1 Ultra (băng thông tổng hợp 800GB/giây), nhưng nó không mang lại nhiều khác biệt cho những workload đơn luồng khi so sánh với M1 Max, M1 Pro hoặc thậm chí là M1. Tất cả các SoC này đều tuyệt vời khi nói đến hiệu năng đơn luồng.

Các workload CPU tổng thể: Chậm hơn 2,6 lần so với Threadripper Pro​

Được trang bị 16 nhân Firestorm hiệu năng cao và 4 nhân Icestorm tiết kiệm năng lượng, Apple M1 Ultra hứa hẹn mang đến hiệu năng mạnh mẽ đối với các workload đa luồng. Con chip này đạt 41.306 điểm trong thử nghiệm CPU Mark của PassMark, vốn đo lường tổng hợp hầu như mọi khả năng của CPU, bao gồm phép toán số nguyên, dấu chấm động cũng như nén, mã hóa và mô phỏng vật lý.
Dẫu 41.306 điểm trong CPU Mark là một kết quả rất tốt, thậm chí là cao hơn một chút khi so sánh với con số 40.895 của Intel Core i9-12900KF – vốn là CPU có thể xử lý nhiều luồng hơn cùng một lúc và có tốc độ xung nhịp cao hơn ở chế độ boost (dù có cùng mức xung nhịp cơ bản là 3,2GHz), thế nhưng, nó không đủ cao để có thể so sánh với các CPU được sử dụng trong những máy chủ và máy trạm cao cấp.
Benchmark: Apple M1 Ultra kém hơn 2,6 lần so với AMD Threadripper Pro 5995WX
CPU Ryzen 9 5950X 16 nhân của AMD đạt 46.212 điểm trong thử nghiệm nói trên, trong khi con quái vật Ryzen Threadripper Pro 5995WX 64 nhân đạt tới 108.882 điểm, tức mạnh mẽ hơn gấp 2,6 lần so với CPU máy trạm hàng đầu của Apple. Con chip 64 nhân này của AMD thậm chí chỉ có xung nhịp cơ bản 2,7GHz nhưng đơn giản là nó có nhiều tài nguyên tính toán hơn so với SoC M1 Ultra của Apple. Thế nên, trong các workload yêu cầu mọi đơn vị logic số học (ALU) hoặc đơn vị dấu chấm động, Ryzen Threadripper Pro vẫn luôn nhanh hơn.

Lời hứa hẹn và thực tế​

Khi Apple công bố phần cứng máy tính mới nhất, công ty thường trình bày các kết quả benchmark thể hiện hiệu năng những chiếc PC của mình trong điều kiện tốt nhất có thể, chẳng hạn như ở mức TDP tối đa của thiết bị. Chiến thuật này không quá khó hiểu và nó được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp. Nhưng có nhiều benchmark hiệu năng và trường hợp sử dụng khác trong thế giới thực đôi khi trái ngược với các lời húa về hiệu năng trong quảng cáo cũng như bài diễn thuyết.
Nói chung, nếu bạn cần chọn giữa desktop tích hợp SoC Apple M1 Ultra hoặc một cỗ máy sử dụng CPU AMD/Intel, bạn nên kiểm tra hiệu năng của những hệ thống như vậy trong các workload của mình thay vì dựa vào kết quả benchmark được công bố trên internet.
Nguồn: Tom’s Hardware
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top