VNR Content
Pearl
Báo Nghệ An phản ánh từ đầu năm 2020 đến nay, tại xã Châu Hồng (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) xảy ra tình trạng sụt lún, nhà dân bị nứt nẻ. Từ hai năm nay có 279 giếng nước sinh hoạt ở xã Châu Hồng đã bị khô cạn nước. Đặc biệt, kể từ cuối tháng 2 đến nay 114 nhà rạn nứt, bao gồm: nứt tường, nứt nền nhà, lún móng nhà, đất vườn. Ước tính thiệt hại lên đến 57 tỷ đồng.
Một giếng nước sinh hoạt bị cạn kiệt. Ảnh: Báo Nghệ An.
Nền nhà dân bị nứt toang hoác
Và hố tử thần sâu gần 20 m, miệng hố rộng khoảng 2m
Khi báo chí đưa tin về tình trạng hố tử thần và hàng trăm giếng nước bị cạn kiệt ở xã Châu Hồng, nhiều người không khỏi băn khoăn, thậm chí lo lắng không hiểu có "điềm gì", nhất là khi có "hố tử thần".
Thực ra, cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Và tình trạng hố tử thần, giếng cạn kiệt là do con người gây ra cả.
Sông Nậm Tôn chảy qua Thị trấn Quỳ Hợp bị ô nhiễm nặng khi các mỏ thiếc xả nước thải
Nói ngắn gọn, là do tình trạng khai khoáng - các mỏ tư nhânsử dụng máy móc, đào rỗng lòng đất, hút cạn kiệt nước ngầm để làm đường hầm, từ đó đưa xe vào lấy sa khoáng. Mưa xuống làm nền đất yếu, gây sụt thành hố tử thần; hoặc khi khai thác xong, mỏ bị phá đi cũng dẫn đến sụt lún các vùng xung quanh.
Bên trong một đường hầm khai thác quặng
Có thể bạn chưa biết, Quỳ Hợp nói chung và xã Châu Hồng là một huyện miền núi thuộc tỉnh Nghệ An rất giàu khoáng sản, chủ yếu là thiếc. Xã Châu Hồng có hàng loạt mỏ quặng rầm rộ khai thác khoảng 20 năm nay. Theo lãnh đạo xã, trên địa bàn xã hiện nay có 11 doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Bao gồm 5 doanh nghiệp khai thác quặng, 7 doanh nghiệp khai thác đá. Đặc biệt, có doanh nghiệp khai thác quặng dưới lòng đất theo hình thức hầm lò. Gần đây nhất, khi quy mô khai thác có sử dụng phương tiện, máy móc hiện đại hơn.
Ngày 11/5/2022, UBND huyện Quỳ Hợp đã yêu cầu một số doanh nghiệp khai thác mỏ trên địa bàn xã Châu Hồng tạm dừng bơm hút, khai thác nước ngầm đến khi có thông báo mới. Tuy nhiên, đến nửa cuối tháng 5/2022, trên địa bàn vẫn xảy ra tình trạng sụt lún. Ước tính thiệt hại sơ bộ do sụt lún, mất nước ngầm lên đến 57 tỷ đồng, đặc biệt nhiều hộ dân sẽ buộc phải di dời đi nơi khác để đảm bảo an toàn.
Giải đáp các thắc mắc của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cho biết nếu khẳng định việc bơm hút nước ngầm gây nên tình trạng sụt lún, nứt nẻ đất, nhà ở, công trình, sẽ yêu cầu doanh nghiệp bồi thường cho người dân. Đồng thời, xem xét trách nhiệm của các cấp chính quyền, của các công ty khai thác tài nguyên như thế nào khi người dân phản ánh tình trạng này kéo dài nhiều năm.
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung yêu cầu báo cáo kết quả về nguyên nhân sụt lún ở xã Châu Hồng trước ngày 31/7.
Khi báo chí đưa tin về tình trạng hố tử thần và hàng trăm giếng nước bị cạn kiệt ở xã Châu Hồng, nhiều người không khỏi băn khoăn, thậm chí lo lắng không hiểu có "điềm gì", nhất là khi có "hố tử thần".
Thực ra, cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Và tình trạng hố tử thần, giếng cạn kiệt là do con người gây ra cả.
Nói ngắn gọn, là do tình trạng khai khoáng - các mỏ tư nhânsử dụng máy móc, đào rỗng lòng đất, hút cạn kiệt nước ngầm để làm đường hầm, từ đó đưa xe vào lấy sa khoáng. Mưa xuống làm nền đất yếu, gây sụt thành hố tử thần; hoặc khi khai thác xong, mỏ bị phá đi cũng dẫn đến sụt lún các vùng xung quanh.
Có thể bạn chưa biết, Quỳ Hợp nói chung và xã Châu Hồng là một huyện miền núi thuộc tỉnh Nghệ An rất giàu khoáng sản, chủ yếu là thiếc. Xã Châu Hồng có hàng loạt mỏ quặng rầm rộ khai thác khoảng 20 năm nay. Theo lãnh đạo xã, trên địa bàn xã hiện nay có 11 doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Bao gồm 5 doanh nghiệp khai thác quặng, 7 doanh nghiệp khai thác đá. Đặc biệt, có doanh nghiệp khai thác quặng dưới lòng đất theo hình thức hầm lò. Gần đây nhất, khi quy mô khai thác có sử dụng phương tiện, máy móc hiện đại hơn.
Ngày 11/5/2022, UBND huyện Quỳ Hợp đã yêu cầu một số doanh nghiệp khai thác mỏ trên địa bàn xã Châu Hồng tạm dừng bơm hút, khai thác nước ngầm đến khi có thông báo mới. Tuy nhiên, đến nửa cuối tháng 5/2022, trên địa bàn vẫn xảy ra tình trạng sụt lún. Ước tính thiệt hại sơ bộ do sụt lún, mất nước ngầm lên đến 57 tỷ đồng, đặc biệt nhiều hộ dân sẽ buộc phải di dời đi nơi khác để đảm bảo an toàn.
Giải đáp các thắc mắc của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cho biết nếu khẳng định việc bơm hút nước ngầm gây nên tình trạng sụt lún, nứt nẻ đất, nhà ở, công trình, sẽ yêu cầu doanh nghiệp bồi thường cho người dân. Đồng thời, xem xét trách nhiệm của các cấp chính quyền, của các công ty khai thác tài nguyên như thế nào khi người dân phản ánh tình trạng này kéo dài nhiều năm.
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung yêu cầu báo cáo kết quả về nguyên nhân sụt lún ở xã Châu Hồng trước ngày 31/7.