Bí ẩn ngọn lửa cháy không ngừng trong ít nhất 6000 năm

nhhgiap

Pearl
Tại một công viên quốc gia cách thành phố Sydney của Úc bốn giờ lái xe về phía bắc, có một ngọn lửa đã âm ỉ cháy trong ít nhất 6000 năm.
Bí ẩn ngọn lửa cháy không ngừng trong ít nhất 6000 năm
Được gọi bằng cái tên “Núi Burning”, nó thuộc dạng đám cháy vỉa than dưới lòng đất, có lịch sử tồn tại lâu đời nhất trên hành tinh. Một vài nhà khoa học cho rằng, núi Burning thậm chí còn cổ xưa hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.
Nằm bên dưới núi Wingen, thuộc bang New South Wales, núi Burning là một trong số hàng nghìn đám cháy vỉa than có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên hành tinh. Sau khi bùng cháy, chúng không thể bị dập tắt. Chậm rãi nhưng mạnh mẽ, chúng di chuyển qua những lớp than tự nhiên bên dưới bề mặt Trái Đất.

“Không ai biết quy mô thực sự của đám cháy dưới ngọn núi Wingen, chúng ta chỉ có thể suy đoán. Nó có thể là một quả bóng có đường kính khoảng 5 - 10m, với nhiệt độ 1.000 độ C”, Guillermo Rein, giáo sư khoa học về hỏa hoạn tại Đại học Imperial College London, Anh, nói với ScienceAlert.
Bí ẩn ngọn lửa cháy không ngừng trong ít nhất 6000 năm
Không giống như những đám cháy thông thường, đám cháy vỉa than chỉ tồn tại dưới lòng đất, cháy âm ỉ như than dùng trong bữa tiệc nướng. Nó cũng không hung hãn như đám cháy khí vỉa than, có thể làm bốc cháy cả mặt nước.
Bí ẩn ngọn lửa cháy không ngừng trong ít nhất 6000 năm
Núi Burning cách mặt đất khoảng 30m, mỗi năm di chuyển khoảng 1m về phía nam. Bằng chứng duy nhất về sự tồn tại của nó là khói và tro trắng, mặt đất ấm khi chạm vào, đá đổi màu vàng và đỏ, và mùi sulfuric tỏa ra khi ngọn lửa nấu chảy các khoáng chất trong núi.
Mặc dù không thể nhìn thấy ngọn lửa nhưng những nơi nó đi qua đều để lại dấu vết của tro, không có bất kỳ dạng sống nào xung quanh.

Bí ẩn ngọn lửa cháy không ngừng trong ít nhất 6000 năm
“Nơi đây từng có một cánh rừng bạch đàn tuyệt đẹp. Tuy nhiên, mọi thứ đã bị xóa sổ sau khi ngọn lửa di chuyển đến, ngay cả một ngọn cỏ cũng không còn. Nơi từng xảy ra vụ cháy 20 đến 30 năm trước giờ đã mọc lên một cánh rừng hoàn toàn khác với cánh rừng cũ. Ngọn lửa đã định hình cảnh quan”, Rein nói.
Nhiều vụ cháy vỉa than, đặc biệt ở Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ, đều là do hoạt động khai thác than của con người gây ra. Điển hình như đám cháy nổi tiếng bên dưới Centralia, Pennsylvania - thị trấn hoang vắng đã truyền cảm hứng cho bộ phim kinh di “Silent Hill” - bốc cháy trong gần 60 năm. Nhưng nó vẫn chưa là gì khi so sánh với Núi Burning.

Ai đã châm lửa?

Không ai biết tại sao ngọn lửa lại xuất hiện. Trường hợp cháy vỉa than đầu tiên được ghi nhận là vào năm 1828, khi một nông dân địa phương tuyên bố anh ta đã phát hiện một ngọn núi lửa ở vùng Mount Wingen.
Một năm sau, nhà địa chất học Reverend CPN Wilton kết luận ngọn núi lửa mà anh nông dân tìm ra thực chất là một đám cháy vỉa than. Các phép đo kể từ đó cho thấy đường đi của ngọn lửa bao phủ khoảng 6,5 km và đã tồn tại trong ít nhất 6.000 năm. Ngoài chuyện đó ra, hầu như không có bất kỳ nghiên cứu chính thức nào được thực hiện về khu vực này.

Bí ẩn ngọn lửa cháy không ngừng trong ít nhất 6000 năm
Núi Burning được người dân bản địa Wananruah trông coi, họ sử dụng ngọn lửa để nấu ăn và chế tạo vũ khí. Họ tin rằng ngọn lửa là những giọt nước mắt của một góa phụ, hoặc đó là ngọn đuốc của một chiến binh bị kẻ ác giam giữ dưới ngọn núi.
Theo Rein, ngọn lửa là do mẹ thiên nhiên sinh ra.
“Không thể loại bỏ khả năng có bàn tay con người can thiệp, nhưng thiên nhiên vẫn là lý do khả quan hơn. Nó có thể do một vụ cháy rừng, hoặc cũng có thể chính nó tự bốc cháy”.
Quá trình tự đốt cháy xảy ra khi bề mặt vỉa than tiếp xúc đủ gần với oxy. Nếu có đủ ngày nắng và nóng liên tiếp, bề mặt khối than sẽ nhanh chóng nóng lên và lan truyền đến khối tiếp theo, cuối cùng tạo thành đám cháy âm ỉ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiệt độ thích hợp để xảy ra hiện tượng tự đốt dao động từ 35 đến 140 độ C.
Điều hấp dẫn vẫn là câu hỏi về tuổi thật của Núi Burning.
“Nó không chỉ là 6.000 năm tuổi… mà ít nhất là 6.000 năm tuổi. Tôi nghĩ Núi Burning có thể đã tồn tại qua hàng trăm nghìn năm tuổi”, Rein nói.

Núi Burning sẽ cháy trong bao lâu?

Không ai biết rõ câu trả lời. Chúng ta không biết vỉa than trải dài bao xa hoặc hướng di chuyển sắp tới của nó. Với lượng oxy dồi dào, rất khó để dự đoán chính xác số phận của ngọn lửa.
“Nó có thể cháy hàng nghìn năm nếu không có sự can thiệp của con người. Sức nóng của đám lửa khiến ngọn núi nở ra và hình thành vết nứt, tạo điều kiện cho oxy lọt vào để ngọn lửa có thể di chuyển về phía trước. Ngọn lửa tạo ra ống khói và nguồn cung cấp oxy cho chính nó”, ông nói.
Ngay cả khi có bàn tay can thiệp của con người, dập tắt một đám cháy vỉa than đòi hỏi hàng tấn nước cùng nito lỏng. Năm 2004, Trung Quốc tuyên bố đã dập tắt một đám cháy vỉa than 50 năm tuổi, nhưng khách du lịch lại phát hiện dấu hiệu cháy trở lại của ngọn lửa chỉ vài năm sau đó.
Trong chuyến thám hiểm thực địa của mình, Rein lưu ý rằng Núi Burning đang di chuyển về hướng một vách đá nằm phía trên một con sông nhỏ. Có thể trong vài thập kỷ tới chúng ta sẽ biết số phận của Núi Burning.

“Vỉa than có thể xuyên qua và đi rất gần bề mặt vách đá phía trên, tạo thành những cột khói cao. Đây có thể là lý do người nông dân khi xưa nhầm đám cháy vỉa than thành ngọn núi lửa chuẩn bị phun trào vào năm 1828”, ông cho biết.
“Hoặc chúng có thể chuyển hướng, đào sâu xuống lòng đất và cuối cùng tự dập tắt chính nó. Nếu chuyện đó xảy ra thì sẽ rất tuyệt vời, một ngọn lửa tự kết thúc cuộc đời sau khi cháy hàng trăm nghìn năm”.
Trên phương diện kinh tế, đám cháy vỉa than là một nguồn nhiệt và năng lượng tiềm năng khổng lồ, chúng ta cũng cần nghiên cứu sâu thêm giá trị khai thác của nó.
Một điều khác cần lưu ý là những vụ cháy vỉa than gây hại rất nhiều cho môi trường và con người. May mắn là Núi Burning cách đủ xa cộng đồng dân cư. Có rất ít nghiên cứu về tác động của khí nhà kính do cháy than, chúng có thể giải phóng một lượng lớn CO2, mêtan, cũng như các chất ô nhiễm khác như thủy ngân.
Việc Trái Đất đang nóng lên từng ngày có thể là điều kiện cho nhiều đám cháy than xảy ra. Chúng ta cần quan tâm hơn đến tác động của biến đổi khí hậu đối với những đám cháy vỉa than, và ngược lại.
Nguồn:
Science Alert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top