Các fan Android luôn cười nhạo Apple vì không thu nhỏ rãnh khuyết thành dạng lỗ đục trong nhiều năm. Nhưng giờ đây, Dynamic Island mới của nhà Táo lại khiến các đối thủ sững sờ.
Hiện tại, Dynamic Island chỉ mới được Apple trình diễn chứ chưa có ai trải nghiệm thực tế, nhưng nó thực sự rất hấp dẫn. Apple luôn chứng minh họ có thể làm những ý tưởng hiện có trở nên tốt và đúng đắn hơn.
Táo khuyết đã làm được điều này khi di chuyển bàn phím ra phía sau PowerBook, loại bỏ khe đĩa mềm, thậm chí là “khai tử” luôn jack cắm tai nghe trên smartphone. Việc di chuyển bàn phím ngay lập tức nhận được vô số lời trầm trồ, trong khi 2 lối đi sau lại mất nhiều thời gian hơn. Tuy vậy, tất cả chúng đều được coi là nước đi đúng đắn.
Apple đã giới thiệu rãnh khuyết vào năm 2018 với iPhone X. Tuy nhiên, cũng trong năm 2018, Samsung đã công bố Galaxy A8s của mình được trang bị một phần lỗ đục hình tròn, kích thước nhỏ hơn.
Giờ đây, sau 5 năm được cho là tụt hậu khi có vô số điện thoại sở hữu thiết kế đục lỗ nhỏ hơn, Apple lại chọn 1 lối đi riêng độc đáo. Họ cũng sử dụng thiết kế đục lỗ nhưng lại chia ra 2 phần, giống chữ “i” nằm ngang, đồng thời sáng tạo hơn trong cách sử dụng.
Phần khuyết đỉnh quen thuộc luôn đặt ở đầu màn hình và nhiều người không thích nó vì vết cắt "ăn lẹm" vào không gian hiển thị của màn hình. Giờ đây, Dynamic Island lại được thu hẹp hơn, nhưng lại có chiều cao cấp xỉ nhau, và nó nằm ở phần dưới màn hình nhiều hơn.
Một trong những lý do khiến nó bị thu hẹp là do cảm biến tiệm cận đã bị di chuyển. Đây là cảm biến nhận diện khi nào người dùng đặt điện thoại vào tai. Để tiết kiệm pin, tránh tai bạn vô tình chạm vào màn hình hay gọi cho ai đó, cảm biến tiệm cận sẽ ra lệnh cho điện thoại tắt màn hình.
iPhone 14 Pro vẫn có thể thực hiện chính xác điều đó, nhưng đây là lần đầu tiên cảm biến tiệm cận được đặt bên dưới màn hình. Do các linh kiện trong tai thỏ cũ đều là phần cứng, chúng không thể dịch chuyển khi cần thiết.
Đây là phần duy nhất được Apple thay đổi vị trí. Vì vậy, phần khoét mới sẽ tiết kiệm kha khá chiều rộng màn hình.
Trước khi ra mắt, người ta dự đoán Apple sẽ cắt khu vực khuyết đỉnh cũ ra làm 2 phần, bao gồm một lỗ hình viên thuốc thon dài nhỏ hơn cùng 1 lỗ tròn lớn. Apple đã làm chính xác như vậy, nhưng họ cũng thực hiện các hiệu ứng để biến khu vực này trở nên thú vị hơn.
Thay vì chặn phần màn hình có những lỗ đục đó, Apple đã quyết định tận dụng khoảng trống giữa 2 lỗ đục này. Hệ thống sẽ tắt hoặc bật những pixel giữa 2 lỗ. Nó có thể linh hoạt thay đổi tùy thuộc vào ngữ cảnh, thế nên, Apple đã dùng chữ “Dynamic” (linh động) cho Dynamic Island.
Apple bị hạn chế về khả năng hiển thị trong phần đục lỗ vốn chưa các cảm biến, nhưng họ có toàn quyền kiểm soát mọi pixel giữa chúng. Do đó, nhà Táo có thể làm được nhiều điều với khu vực Dynamic Island này. Nó có thể hiển thị, thông tin Live Action chẳng hạn như kết quả thể thao. Phần “ốc đảo” này còn có thể cho bạn thấy bạn đang gọi điện thoại ngay cả khi đang sử dụng một ứng dụng khác.
Hoặc nếu đang sử dụng 2 ứng dụng nền, chẳng hạn như chạy đồng hồ đếm ngược khi phát nhạc, hệ thống mới có thể hiển thị cho bạn cả hai. Khi đó, chúng ta có thể thấy rõ vị trí của phần lỗ đục hình viên thuốc và hình tròn trên màn hình.
Phần “Dynamic” trong tên liên quan đến cách hiển thị vô số thông tin trong khu vực mới. Tuy vậy, nó cũng đế cập đến các hoạt cảnh. Apple dường như đã tập trung rất nhiều vào việc thực hiện mọi thay đổi, mọi chuyển động cũng như mọi yếu tố linh động.
Hầu hết, chúng ta sẽ thấy phần Island này hiển thị một vài biểu tượng, chẳng hạn như bìa album khi phát nhạc, cùng với một dạng sóng hoạt ảnh. Tuy nhiên, khi gọi Siri, phần đục lỗ đó sẽ thay đổi thành một thông báo hình vuông với biểu tượng Siri ở giữa.
Khi có điện thoại đổ chuông, Dynamic Island sẽ được mở rộng theo mọi hướng để hiển thị ai đang gọi, đồng thời cung cấp các nút trả lời và từ chối. Ngoài ra, một ứng dụng có thể hiển thị nhiều thông tin trong khoảng không gian đó như một widget iOS thông thường. Các nhà phát triển có thể tạo ra những widget iOS, thế nên, đó có lẽ là dạng thông báo mà chúng ta sẽ thường nhận được nhất.
Tuy vậy, việc Dynamic Island chỉ dành cho bộ đôi iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max sẽ khiến các nhà phát triển rất đau đầu. Không có bất kỳ thiết bị iPhone 14 tiêu chuẩn nào có được tính năng này, thế nên, nhà phát triển ứng dụng sẽ phải vừa phải tận dụng lợi ích của hệ thống mới, vừa phải đảm bảo nó vẫn hoạt động với hệ thống cũ.
>>> Không phải camera 48MP, đây mới là ngôi sao khiến giới công nghệ phát cuồng trên iPhone 14
Nguồn: Apple Insider
Táo khuyết đã làm được điều này khi di chuyển bàn phím ra phía sau PowerBook, loại bỏ khe đĩa mềm, thậm chí là “khai tử” luôn jack cắm tai nghe trên smartphone. Việc di chuyển bàn phím ngay lập tức nhận được vô số lời trầm trồ, trong khi 2 lối đi sau lại mất nhiều thời gian hơn. Tuy vậy, tất cả chúng đều được coi là nước đi đúng đắn.
Apple đã giới thiệu rãnh khuyết vào năm 2018 với iPhone X. Tuy nhiên, cũng trong năm 2018, Samsung đã công bố Galaxy A8s của mình được trang bị một phần lỗ đục hình tròn, kích thước nhỏ hơn.
Giờ đây, sau 5 năm được cho là tụt hậu khi có vô số điện thoại sở hữu thiết kế đục lỗ nhỏ hơn, Apple lại chọn 1 lối đi riêng độc đáo. Họ cũng sử dụng thiết kế đục lỗ nhưng lại chia ra 2 phần, giống chữ “i” nằm ngang, đồng thời sáng tạo hơn trong cách sử dụng.
Dynamic Island linh hoạt hơn rãnh
Một trong những lý do khiến nó bị thu hẹp là do cảm biến tiệm cận đã bị di chuyển. Đây là cảm biến nhận diện khi nào người dùng đặt điện thoại vào tai. Để tiết kiệm pin, tránh tai bạn vô tình chạm vào màn hình hay gọi cho ai đó, cảm biến tiệm cận sẽ ra lệnh cho điện thoại tắt màn hình.
iPhone 14 Pro vẫn có thể thực hiện chính xác điều đó, nhưng đây là lần đầu tiên cảm biến tiệm cận được đặt bên dưới màn hình. Do các linh kiện trong tai thỏ cũ đều là phần cứng, chúng không thể dịch chuyển khi cần thiết.
Đây là phần duy nhất được Apple thay đổi vị trí. Vì vậy, phần khoét mới sẽ tiết kiệm kha khá chiều rộng màn hình.
Trước khi ra mắt, người ta dự đoán Apple sẽ cắt khu vực khuyết đỉnh cũ ra làm 2 phần, bao gồm một lỗ hình viên thuốc thon dài nhỏ hơn cùng 1 lỗ tròn lớn. Apple đã làm chính xác như vậy, nhưng họ cũng thực hiện các hiệu ứng để biến khu vực này trở nên thú vị hơn.
Thay vì chặn phần màn hình có những lỗ đục đó, Apple đã quyết định tận dụng khoảng trống giữa 2 lỗ đục này. Hệ thống sẽ tắt hoặc bật những pixel giữa 2 lỗ. Nó có thể linh hoạt thay đổi tùy thuộc vào ngữ cảnh, thế nên, Apple đã dùng chữ “Dynamic” (linh động) cho Dynamic Island.
Mất pixel nhưng tăng chức năng
Hoặc nếu đang sử dụng 2 ứng dụng nền, chẳng hạn như chạy đồng hồ đếm ngược khi phát nhạc, hệ thống mới có thể hiển thị cho bạn cả hai. Khi đó, chúng ta có thể thấy rõ vị trí của phần lỗ đục hình viên thuốc và hình tròn trên màn hình.
Apple sẽ triển khai Dynamic Island như thế nào?
Các tính năng của Dynamic Island sẽ có sẵn cho mọi nhà phát triển ứng dụng sử dụng, nhưng Apple có một tập hợp các hoạt ảnh và phong cách định trước quen thuộc.Hầu hết, chúng ta sẽ thấy phần Island này hiển thị một vài biểu tượng, chẳng hạn như bìa album khi phát nhạc, cùng với một dạng sóng hoạt ảnh. Tuy nhiên, khi gọi Siri, phần đục lỗ đó sẽ thay đổi thành một thông báo hình vuông với biểu tượng Siri ở giữa.
Tuy vậy, việc Dynamic Island chỉ dành cho bộ đôi iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max sẽ khiến các nhà phát triển rất đau đầu. Không có bất kỳ thiết bị iPhone 14 tiêu chuẩn nào có được tính năng này, thế nên, nhà phát triển ứng dụng sẽ phải vừa phải tận dụng lợi ích của hệ thống mới, vừa phải đảm bảo nó vẫn hoạt động với hệ thống cũ.
>>> Không phải camera 48MP, đây mới là ngôi sao khiến giới công nghệ phát cuồng trên iPhone 14
Nguồn: Apple Insider