thuha19051234
Pearl
Rafflesia là loài hoa lớn nhất thế giới, nặng khoảng 7 kg và có thể dài hơn một mét! Loài hoa này tiết ra các chất hóa học, chẳng hạn lưu huỳnh, mùi bắt chước mùi của thịt thối rữa. Thế nên, nó được gọi với cái tên hoa loa kèn xác chết hoặc hoa xác chết. Nó cũng là nguồn cảm hứng cho 1 loài Pokémon có tên Vileplume.
Bạn sẽ bị thu hút khi nhìn thấy những bông hoa này từ đằng xa vì màu sắc đặc biệt của chúng, nhưng càng đến gần, mùi thối rữa càng khiến bạn khó chịu. Khi bạn có thể nhìn cận cảnh bông hoa tuyệt đẹp, mùi hôi thối nồng nặc đến mức khiến bạn nghẹt thở.
Hoa xác chết Rafflesia arnoldii cũng thường bị nhầm lẫn với một loại 'hoa xác chết' khác có tên là Titan arum, tỏa ra mùi hương giống xác chết, nhưng không giống như Rafflesia, Titan arum được tạo thành từ nhiều bông hoa nhỏ.
Những bông hoa xác chết bí ẩn này có thể được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á và là một trong ba quốc hoa của Indonesia. Vậy điều gì tạo nên sự đặc biệt của chúng?
Chúng thường phải phụ thuộc vào các loài thực vật như dây leo để sinh tồn. Vì chúng chỉ nở hoa trong vài ngày nên đã phát triển một hệ thống sinh sản khá kỳ lạ.
Những con côn trùng này sẽ trở thành miếng mồi ngon của hoa xác thối
Hoa xác chết phát triển một công cụ khéo léo để đánh lừa côn trùng giúp chúng thụ phấn, đó chính là giải phóng các hóa chất bắt chước mùi thịt thối rữa. Mùi khó chịu này đánh lừa ruồi thối nghĩ rằng chúng đang tiến về phía xác động vật lớn, nhưng lại vô tình trở thành con mồi của loài hoa "ranh mãnh".
Các nhà khoa học cũng cho rằng kích thước khổng lồ của bông hoa giúp bẫy ruồi trong thời gian ngắn, tăng cơ hội thụ phấn. Một điều đặc biệt nữa về những bông hoa này là phấn hoa của chúng trông giống như nước mũi. Chúng dính khô lại trên lưng những con côn trùng giúp dễ dàng mang phấn hoa đi một quãng đường dài để thụ phấn.
Loài hoa khổng lồ
Đây là một hiện tượng khá thú vị, vì rất ít sinh vật phức tạp có thể biểu hiện mức độ ký sinh cực đoan như vậy. Các nhà khoa học vẫn chưa rõ tại sao chúng làm điều này, có lẽ nó mang lại lợi thế sinh tồn so với các đối thủ cạnh tranh của họ có thể vươn tới đủ cao để đón ánh sáng mặt trời.
Ngoài ra, có một giả thuyết rằng các gen bị đánh cắp có thể giúp hoa loa kèn xác chết trốn khỏi hệ thống miễn dịch của nạn nhân. Những cây hoa này cũng loại bỏ những gen mà chúng không cần, bằng chứng từ nghiên cứu là Rafflesia lagascae đã mất một phần bộ gen lục lạp của nó. Có khả năng Rafflesia đã mất những gen này do cuộc sống "tội ác" của nó và không còn sử dụng lục lạp để quang hợp và sản xuất năng lượng vì đơn giản là nó không cần chúng.
>>>Chiếc ghế văn phòng kỳ dị bằng đá thạch anh tím nặng gần 100kg, giá hơn 80 triệu đồng
Nguồn scienceabc
Bạn sẽ bị thu hút khi nhìn thấy những bông hoa này từ đằng xa vì màu sắc đặc biệt của chúng, nhưng càng đến gần, mùi thối rữa càng khiến bạn khó chịu. Khi bạn có thể nhìn cận cảnh bông hoa tuyệt đẹp, mùi hôi thối nồng nặc đến mức khiến bạn nghẹt thở.
Hoa xác chết Rafflesia arnoldii cũng thường bị nhầm lẫn với một loại 'hoa xác chết' khác có tên là Titan arum, tỏa ra mùi hương giống xác chết, nhưng không giống như Rafflesia, Titan arum được tạo thành từ nhiều bông hoa nhỏ.
Những bông hoa xác chết bí ẩn này có thể được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á và là một trong ba quốc hoa của Indonesia. Vậy điều gì tạo nên sự đặc biệt của chúng?
Tiết ra mùi hôi thối để đánh lừa côn trùng
Rafflesia là loài hoa lớn nhất thế giới, nặng khoảng 7 kg và có khả năng phát triển chiều ngang hơn một mét. Loại cây này không chỉ có mùi kinh tởm mà còn là một loại ký sinh không có thân, rễ hoặc lá. Chúng cũng không có bất kỳ lục lạp nào, khiến nó trở thành một trong số ít loại thực vật không thể quang hợp. Thay vào đó, những bông hoa này phải đi "ăn cắp" tất cả các chất dinh dưỡng mà họ cần từ các loại cây khác.Chúng thường phải phụ thuộc vào các loài thực vật như dây leo để sinh tồn. Vì chúng chỉ nở hoa trong vài ngày nên đã phát triển một hệ thống sinh sản khá kỳ lạ.
Hoa xác chết phát triển một công cụ khéo léo để đánh lừa côn trùng giúp chúng thụ phấn, đó chính là giải phóng các hóa chất bắt chước mùi thịt thối rữa. Mùi khó chịu này đánh lừa ruồi thối nghĩ rằng chúng đang tiến về phía xác động vật lớn, nhưng lại vô tình trở thành con mồi của loài hoa "ranh mãnh".
Các nhà khoa học cũng cho rằng kích thước khổng lồ của bông hoa giúp bẫy ruồi trong thời gian ngắn, tăng cơ hội thụ phấn. Một điều đặc biệt nữa về những bông hoa này là phấn hoa của chúng trông giống như nước mũi. Chúng dính khô lại trên lưng những con côn trùng giúp dễ dàng mang phấn hoa đi một quãng đường dài để thụ phấn.
"Ăn cắp" DNA của vật chủ
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số loài Rafflesia có gen thuộc về cây ký chủ của chúng. Hiện tượng này còn được gọi là chuyển gen ngang, hoặc trao đổi gen mà không có sự xuất hiện của giới tính. Trên thực tế, gen của vật chủ chiếm gần 50% DNA ti thể của hoa.Đây là một hiện tượng khá thú vị, vì rất ít sinh vật phức tạp có thể biểu hiện mức độ ký sinh cực đoan như vậy. Các nhà khoa học vẫn chưa rõ tại sao chúng làm điều này, có lẽ nó mang lại lợi thế sinh tồn so với các đối thủ cạnh tranh của họ có thể vươn tới đủ cao để đón ánh sáng mặt trời.
Ngoài ra, có một giả thuyết rằng các gen bị đánh cắp có thể giúp hoa loa kèn xác chết trốn khỏi hệ thống miễn dịch của nạn nhân. Những cây hoa này cũng loại bỏ những gen mà chúng không cần, bằng chứng từ nghiên cứu là Rafflesia lagascae đã mất một phần bộ gen lục lạp của nó. Có khả năng Rafflesia đã mất những gen này do cuộc sống "tội ác" của nó và không còn sử dụng lục lạp để quang hợp và sản xuất năng lượng vì đơn giản là nó không cần chúng.
>>>Chiếc ghế văn phòng kỳ dị bằng đá thạch anh tím nặng gần 100kg, giá hơn 80 triệu đồng
Nguồn scienceabc