Biến đổi chất thải con người thành nhiên liệu phóng tên lửa

Trên sao Hỏa, không có thứ gì là vô giá trị. Đối với các phi hành gia trên sao Hỏa trong tương lai cũng vậy.
Một nhóm các chuyên gia từ trung tâm công nghệ Tây Ban Nha Tekniker đang phát triển cơ chế hỗ trợ sự sống bền vững mới, cần thiết để giúp các phi hành gia sống trên sao Hỏa trong thời gian dài.
Hệ thống quang điện tử, chuyển đổi nước thải phi hành gia và carbon dioxide từ khí quyển của sao Hỏa thành nhiên liệu bằng cách sử dụng ánh sáng mặt trời.

Nước thải kết hợp với CO2 làm nhiên liệu phóng tên lửa

Đây là một dự án được khởi xướng bởi Nền tảng Đổi mới Không gian Mở của ESA, đang giúp phát triển những cải tiến mới đầy hứa hẹn cho không gian, nhằm giúp các phi hành gia lên sao Hỏa trong tương lai có thể tồn tại tốt hơn khi ở ngoài Trái Đất.
Biến đổi chất thải con người thành nhiên liệu phóng tên lửa
Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết "Chúng tôi đặt mục tiêu tạo ra lò phản ứng đầu tiên sản xuất thuốc phóng không gian trên sao Hỏa bằng cách sử dụng không khí của hành tinh, có 95% carbon dioxide. Lò phản ứng sẽ được cung cấp năng lượng bởi ánh sáng mặt trời. Nước thải của các phi hành gia sẽ được sử dụng để giúp sản xuất thuốc phóng."
Hệ thống của Tekniker dựa trên các vật liệu xúc tác hiệu suất cao, tạo ra hydrocacbon từ carbon dioxide trong khí quyển trộn với nước thải. Quá trình này cũng khử độc nước thải, có nghĩa nó có thể được sử dụng như một phương pháp tái chế. Jean-Christophe Berton, nhân viên kỹ thuật của ESA cho dự án cho biết: “Kết quả của hoạt động này có thể cung cấp cho ESA thông tin đầu vào có giá trị về việc sản xuất thuốc phóng trên sao Hỏa, hoặc cung cấp năng lượng cho các địa điểm xa xôi như trạm mặt đất trên Trái Đất về cách khử cacbon trong bầu khí quyển."

Nước tiểu và máu của phi hành gia được dùng làm vật liệu xây dựng

Đây cũng là một trong nhiều hệ thống được đề xuất, nhằm giúp phi hành gia tận dụng tối đa tài nguyên có thể kiếm được trên hành tinh đỏ. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm ngoái, Tiến sĩ Aled Roberts tại Đại học Manchester, Vương quốc Anh, cho biết rằng một ngày nào đó, bê tông có thể được tạo ra từ máu và nước tiểu của phi hành gia hòng "giải quyết một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng tương tự như thảm họa Apollo 13."
Biến đổi chất thải con người thành nhiên liệu phóng tên lửa
Roberts tính toán rằng, hơn nửa tấn AstroCrete có thể được sản xuất trong hai năm trên sao Hỏa, giúp xây dựng môi trường sống và sửa chữa bất kỳ bộ phận nào bị hỏng. AstroCrete là vật liệu trên sao Hỏa (sử dụng một loại protein gọi là albumin, protein này được thấy trong huyết tương của con người, để liên kết bê tông với nhau). Để sống sót thì việc sáng tạo là điều cần thiết trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Việc sử dụng chất thải của con người được xem là bước tiến quan trọng. Nó rất cần thiết trong tương lai, cho phép chúng ta mở rộng nền văn minh ra ngoài Trái Đất. Không có thành tựu lớn nào mà không có sự đánh đổi. Ở đây, chính là máu, mồ hôi và cả... nước tiểu của các phi hành gia, theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.


>>> Lí do con người không lên được sao Hỏa?
Nguồn interestingengineering
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top