Bùi Minh Nhật
Intern Writer

Nhóm nghiên cứu đã phân tích các bong bóng khí mắc kẹt trong lõi băng sâu gần 2 dặm tại West Antarctic Ice Sheet Divide, nơi lưu giữ không khí cổ đại từ hàng chục nghìn năm trước. Họ phát hiện rằng trong thời kỳ băng hà cuối cùng, nồng độ CO₂ từng tăng 14 phần triệu chỉ trong 55 năm – một mức tăng được xem là cực nhanh trong lịch sử Trái Đất. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang chứng kiến mức tăng tương tự chỉ trong 5 hoặc 6 năm, tức nhanh gấp 10 lần.
Gió tây và đại dương: Cơ chế tự nhiên đang bị phá vỡ
Tăng CO₂ tự nhiên trong quá khứ từng gắn với các Sự kiện Heinrich khi các tảng băng lớn từ Bắc Mỹ vỡ ra và trôi vào Bắc Đại Tây Dương, gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Quá trình này kéo theo những thay đổi ở gió mùa nhiệt đới, gió tây Nam bán cầu và làm giải phóng CO₂ từ đại dương.Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng gió tây ở Nam bán cầu sẽ tiếp tục mạnh lên do biến đổi khí hậu hiện nay, khiến Nam Đại Dương một trong những "bể chứa carbon" quan trọng của Trái Đất mất dần khả năng hấp thụ khí CO₂.
Dù nghiên cứu cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về sự bất thường của biến đổi khí hậu hiện đại, hy vọng rằng nó cũng giúp xóa bỏ những hoài nghi còn sót lại, và mở đường cho hành động thực sự nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu. (popularmechanics)