Big Tech có bảo vệ môi trường như những gì họ rêu rao?

nhhgiap

Pearl
Các công ty đến từ thung lũng Silicon luôn tiên phong trong việc đưa ra các cam kết nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu. Tuy nhiên nếu nhìn vào các đóng góp của họ cho công cuộc giải quyết ô nhiễm môi trường thì có vẻ hành động của họ không đi đôi với lời hứa.
Big Tech có bảo vệ môi trường như những gì họ rêu rao?
Theo phân tích về các hoạt động vận động hành lang của công ty từ viện nghiên cứu Influence Map: Apple, Amazon, Alphabet (công ty mẹ của Google), Facebook và Microsoft đã chi khoảng 65 triệu USD cho việc vận động hành lang vào năm 2020, nhưng chỉ 6% khoản chi đó có liên quan đến các chính sách về biến đổi khí hậu. Sự đóng góp của bộ ba Amazon, Google và Microsoft trong công cuộc bảo vệ môi trường đã giảm so với năm trước.
Các công ty công nghệ vốn là các doanh nghiệp lớn nhất tại Mỹ, đã và đang chạy đua để đưa ra các cam kết về khí hậu. Amazon đặt mục tiêu tổng lượng khí thải ròng bằng 0 vào năm 2040 và công ty hoạt động 100% bằng năng lượng tái tạo vào năm 2025. Hay Facebook đặt mục tiêu tổng lượng khí thải ròng bằng 0 cho toàn bộ chuỗi cung ứng của mình vào năm 2030.
Năm 2020, Microsoft cam kết sẽ ngừng phát thải vào năm 2030 và đảm bảo loại bỏ toàn bộ lượng carbon mà công ty từng thải ra vào năm 2050. Apple cũng cam kết lượng khí thải bằng 0 vào năm 2030.
Còn Google đã cam kết vận hành toàn bộ hệ thống bằng năng lượng tái tạo vào năm 2030. CEO Google và Alphabet, ông Sundar Pichai cho biết:
"Bằng chứng khoa học đã quá rõ ràng đòi hỏi chúng ta phải thực hiện cam kết về khí thải vào năm 2030 hoặc đối mặt với những hậu quả tồi tệ do biến đổi khí hậu".
Tuy nhiên, luận điệu ủng hộ mạnh mẽ hành động bảo vệ môi trường này không khớp với hành động của các cấp lãnh đạo. Giám đốc điều hành Influence Map, ông Dylan Tanner cho biết: “
Những công ty khổng lồ này không thực sự ủng hộ các chính sách gắn với mục tiêu đó”.
Mặc dù các công ty công nghệ không hoàn toàn im lặng nhưng so với cử chỉ của ngành dầu khí thì các đại gia thung lũng Silicon thua xa. Các công ty dầu khí đã liên tục đầu tư cho việc vận động hành lang trong cùng khoảng thời gian, theo báo cáo trên. Ông Tanner nói thêm:
“Hầu hết các hoạt động chính trị của họ đều dành để kêu gọi chính phủ thông qua các chính sách về biến đổi khí hậu”.
Bill Weihl, giám đốc điều hành của Climate Voice, cho rằng chính quyền tổng thống Biden đã không hành động mạnh mẽ trước vấn đề khí hậu. Ông nói thêm:
“Các doanh nghiệp lớn đang ra sức ngăn cản các chính sách mà chúng ta cần cho một môi trường xanh sạch sẽ không được thông qua”.
Dự luật về khoản ngân sách 3,5 tỷ USD của tổng thống Biden, bao gồm các khoản đầu tư cho vấn đề khí hậu, đang vấp phải sự phản đối gay gắt từ một số công ty. Phòng Thương mại Mỹ, nơi đại diện cho các công ty lớn, cho biết họ sẽ
“làm mọi cách để ngăn cản việc thông qua dự luật này”. Tất cả các công ty công nghệ, ngoại trừ Apple, đều là thành viên của Phòng thương mại.
Thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse, thành viên đảng Dân chủ và là người ủng hộ chính sách về khí hậu cho biết: “Nếu dự luật này được thông qua, chúng ta sẽ là đất nước dẫn dắt thế giới đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường”. Nhưng báo cáo của Influence Map đã chỉ ra rằng các công ty công nghệ vẫn là rào cản nếu muốn đạt được mục tiêu về khí hậu.
Microsoft và Apple và Alphabet đều từ chối bình luận về báo cáo. Người phát ngôn của Amazon cho biết công ty vẫn
“tích cực tham gia vận động cho các chính sách thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch và hỗ trợ các địa phương và tiểu bang tiếp cận điện năng tái tạo và giảm thiểu khí thải cacbon trong giao thông”.
Phát ngôn viên của Facebook cho biết
“chúng tôi cam kết chống lại biến đổi khí hậu và đang tiến hành các chương trình hành động mà không chờ đợi bất kỳ dự luật nào”, vị phát ngôn cũng nói thêm rằng Facebook luôn ủng hộ thỏa thuận khí hậu Paris và giúp đỡ thành viên tham gia thỏa thuận tìm mua năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, Tanner cho rằng những hành động này là chưa đủ với quy mô của cuộc khủng hoảng. Liên Hợp Quốc đã cảnh báo trong một báo cáo được công bố rằng ngay cả khi các mục tiêu phát thải khí hậu hiện tại được đáp ứng, thế giới vẫn sẽ đối mặt với "hậu quả thảm khốc” vào cuối thế kỷ này. Tanner kết luận:
“Chúng ta sắp hết thời gian, không chỉ về mặt khí hậu mà còn trong việc chờ đợi các chính sách”.
Nguồn: The Guardian
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top