"Bóng ma" bao trùm toàn bộ ngành ô tô Nhật Bản: Hàng loạt mẫu xe bị dừng sản xuất, cúi đầu đến đau cổ cũng chưa xin hết lỗi

Sasha

Moderator
Bê bối gian lận kiểm định an toàn vừa qua đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản, khiến uy tín của các ông lớn như Toyota, Mazda bị lung lay. Sự việc không chỉ gây thiệt hại kinh tế mà còn đe dọa vị thế của ngành xe hơi xứ sở mặt trời mọc trên trường quốc tế.

Mọi chuyện bắt đầu khi Daihatsu, thương hiệu con của Toyota, thừa nhận gian lận trong quá trình thử nghiệm an toàn sản phẩm. Điều này đã khiến Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) vào cuộc, yêu cầu 85 hãng xe trong nước rà soát quy trình kiểm định.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy 6 "ông lớn" bao gồm Toyota, Mazda, Honda, Suzuki, Yamaha và Subaru đều thừa nhận có sai phạm trong quá trình thử nghiệm an toàn xe, gây chấn động dư luận.

1717814507349.png

Mẫu Toyota Land Cruiser 2024 trong thử nghiệm an toàn của ANCAP. Ảnh: ANCAP

Hàng loạt mẫu xe bị "tuýt còi"

Toyota là hãng xe chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 7 mẫu xe bị phát hiện sử dụng dữ liệu giả mạo trong các bài kiểm tra an toàn, bao gồm cả các bài kiểm tra va chạm và bảo vệ người đi bộ. Trong khi đó, Mazda cũng ghi nhận sai phạm ở 5 mẫu xe.

Tổng cộng, đã có 38 mẫu xe của 6 hãng bị phát hiện có vấn đề. Trong số này, 6 mẫu xe đang được sản xuất của Toyota, Mazda và Yamaha đã bị MLIT yêu cầu dừng vận chuyển để đảm bảo an toàn.

Toyota, Mazda đổ lỗi cho "lỗi quy trình"

Giải thích cho sai phạm của mình, đại diện Toyota cho biết hãng đã sử dụng "dữ liệu không phù hợp" trong một số bài kiểm tra an toàn. Phía Mazda và Honda thì đổ lỗi cho việc nhân viên thực hiện kiểm tra dựa trên kinh nghiệm cá nhân thay vì tuân thủ quy trình.

Tuy nhiên, cả 5 hãng đều khẳng định không cố tình che giấu sai phạm và khẳng định chất lượng xe không bị ảnh hưởng.
Không có mẫu nào trong số này, gồm cả những xe đã không còn sản xuất, bị triệu hồi. Cả 5 hãng khẳng định rằng không có bất cứ vấn đề nào về hiệu suất vi phạm bất cứ quy định hay luật nào.

"Không có sự che đậy có tổ chức hoặc không có ý định xấu nào ở đây. Khối lượng công việc của đội ngũ cấp chứng nhận của chúng tôi tăng lên. Các thành viên thực hiện thử nghiệm đã được yêu cầu cải thiện quy trình và thêm thời gian cấp chứng nhận", Masahiro Moro, chủ tịch Mazda nói.

Những người đứng đầu Toyota và Mazda nói hãng của họ đã thực hiện các thử nghiệm dưới "những điều kiện khắt khe hơn" so với những điều kiện được MLIT yêu cầu, và đã cố gắng thu thập thêm kết quả thử nghiệm trong những điều kiện khác nhau.

Akio Toyota, chủ tịch hội đồng quản trị Toyota, nói có "một khoảng cách" giữa các hãng và giới chức trong những phương pháp thử nghiệm, đề xuất hai bên thảo luận thêm thông qua Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản (JAMA).

Danh tiếng ngành xe hơi Nhật bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Bê bối này đã giáng một đòn mạnh vào danh tiếng của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản, vốn nổi tiếng thế giới về chất lượng và độ tin cậy. Sự việc diễn ra trong bối cảnh các hãng xe Nhật đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ Trung Quốc trong lĩnh vực xe điện.

1717814542093.png


Chủ tịch Toyota, Akio Toyota, đã thừa nhận có "khoảng cách" giữa các hãng xe và cơ quan quản lý về phương pháp kiểm tra, đồng thời đề xuất hai bên cần tăng cường đối thoại để tránh những sự việc đáng tiếc tương tự.

Vụ việc đã khiến Toyota phải tạm dừng sản xuất tại 12 nhà máy trên toàn nước Nhật, ảnh hưởng đến hơn 1.000 nhà cung ứng. Hiện chưa rõ khi nào hoạt động sản xuất sẽ trở lại bình thường.

Các hãng xe Nhật có thể được cơ cấu vào 3 nhóm liên kết lỏng lẻo, tạo ra bằng các cổ đông và đối tác.

Toyota sở hữu mọi cổ phần của Daihatsu - hãng có ưu thế ở dòng xe tải hạng nhẹ - và phần lớn cổ phần ở Hino. Toyota cũng giữ phần nhỏ cổ phần ở Mazda, Subaru, và Suzuki. Các hãng này tạo nên đối tác gồm việc cung cấp những mẫu xe hoàn thiện cho nhau cũng như hợp tác về kỹ thuật.

Nissan đã mua 34% cổ phần ở Mitsubishi sau khi Mitsubishi gặp scandal năm 2016 về những bất thường tiêu thụ nhiên liệu.

Honda - hãng sản xuất cả ôtô và xe máy - giữ vị thế độc lập trong ngành.

Theo JAMA, ngành công nghiệp ôtô chiếm khoảng 20% tổng số lượng vận chuyển mọi lĩnh vực sản xuất. Số nhân công, gồm cả các ngành công nghiệp liên quan, vượt 5,5 triệu.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top