VNR Content
Pearl
Theo dự đoán, hậu quả do cơn bão mùa đông quét qua phần lớn Mỹ và Canada trong dịp Giáng sinh sẽ rất tồi tệ. Và đúng như vậy.
Các nhà dự báo thời tiết cho rằng đây là sự kiện “đặc biệt hiếm thấy”, ngay cả trước khi băng bao phủ các con đường dốc của Seattle, tình trạng mất điện từ Đại bình nguyên Bắc Mỹ tới vùng Trung Tây nước Mỹ, cho đến hơn 1 m tuyết đổ xuống Buffalo (New York) khiến hàng chục người chết.
Theo CNN, cơn bão này đã khiến ít nhất 37 người thiệt mạng tại thành phố Buffalo, trong tổng số 65 nạn nhân tử vong trên toàn quốc.
Phần lớn những người thiệt mạng được tìm thấy trong ôtô, các căn nhà và những đống tuyết bên đường, trong đó một số người đã qua đời khi đang dọn tuyết.
Theo New York Times, mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt ngày càng trở nên rõ ràng. Trong một hành tinh đang nóng lên, các đợt nắng nóng trở nên gay gắt, hạn hán kéo dài, mưa lớn vào mùa hè ngày càng khắc nghiệt.
Tuy nhiên, khi nhắc đến thời tiết mùa đông khắc nghiệt như cơn bão gần đây, mối liên kết ít chặt chẽ hơn và thường là chủ đề tranh luận sôi nổi.
Mùa đông, giống như các mùa khác, đang ngày càng ấm hơn ở Mỹ và các nơi khác. Một phân tích của Climate Central cho thấy nhiệt độ vào mùa đông ở Mỹ tăng dưới 2 độ C trong nửa thế kỷ qua. Ở hầu hết nơi, mùa đông là mùa nóng lên nhanh nhất. Các khu vực phía bắc như Ngũ Đại Hồ và Đông Bắc nước Mỹ là nơi cảm nhận sức nóng tăng rõ rệt nhất.
Tuy nhiên, đó là dữ liệu về nhiệt độ trung bình. Những đợt lạnh vẫn diễn ra, và đợt bắt đầu vài ngày trước Giáng sinh là cực kỳ nghiêm trọng.
Khi đến Canada và Mỹ, không khí lạnh tiếp xúc với không khí ấm hơn, khiến nhiệt độ và áp suất không khí giảm mạnh. Nhiệt độ giảm gây hiện tượng đóng băng ở nhiều địa điểm và áp suất thay đổi tạo gió mạnh.
Gió kết hợp với sự tương tác giữa các khối khí tạo thành “bom lốc xoáy”, khiến tuyết rơi hoặc mưa lớn và gây ra triều cường ở các khu vực ven biển. Theo BBC, hình thái thời tiết cực đoan "bom lốc xoáy" là loại bão mạnh lên rất nhanh, có áp suất khí quyển giảm đột ngột trong vòng 24h.
Sự hình thành của "bom lốc xoáy". Đồ họa: BBC. Việt hóa: Bảo Châu.
Tuy nhiên, điều gì khiến xoáy cực trôi về phía nam vẫn là vấn đề bỏ ngỏ.
Một số nhà khoa học nói sự nóng lên nhanh chóng của Bắc Cực chính là nguyên nhân. Khu vực này nóng lên nhanh hơn gần 4 lần so với các khu vực khác.
Họ cho rằng khi Bắc Cực ấm lên, chênh lệch nhiệt độ giữa Bắc Cực và vùng nhiệt đới bị thu hẹp. Điều này làm suy yếu dòng tia vùng cực, khiến chúng di chuyển uốn khúc, cho phép xoáy cực lan rộng về phía nam.
Nhiều nhà khoa học cho rằng tuy có một số dữ liệu chứng minh sự nóng lên của Bắc Cực làm suy yếu dòng tia vùng cực, không có nhiều cơ sở cho thấy điều này tạo mô hình uốn khúc cho phép xoáy cực lan rộng. Ít nhất một nghiên cứu về xu hướng dòng tia uốn khúc trong ngắn hạn và sự lan rộng của xoáy cực trong những năm 1990 và 2000 đã dừng lại.
Dẫu vậy, nghiên cứu về chủ đề này vẫn đang tiếp tục.
Tuy nhiên, khi trời đủ lạnh để có tuyết thay vì mưa - như ở nhiều nơi trong cơn bão gần đây - tuyết có thể rơi nhiều hơn.
Một chiếc xe Jeep bị bỏ lại trên đường ở Buffalo, New York hôm 27/12. Ảnh: Reuters.
Mặc dù rất khó để biết liệu cơn bão này có mang nhiều tuyết hơn so với khi không có biến đổi khí hậu hay không, ở một số khu vực, tổng lượng tuyết rơi đã đạt kỷ lục mới. Văn phòng Dịch vụ Thời tiết Quốc gia địa phương cho biết Buffalo ghi nhận kỷ lục hơn 55 cm tuyết vào hôm 23/12.
Buffalo nằm ở vùng chịu ảnh hưởng của hiện tượng tuyết rơi do "hiệu ứng hồ". Tuyết rơi do hiệu ứng hồ xảy ra khi không khí lạnh, khô thổi qua mặt nước (trong trường hợp của Buffalo, hồ Erie), hút hơi ẩm rồi biến thành tuyết khi đủ điều kiện.
Tuyết rơi do hiệu ứng hồ xảy ra khi nước không bị đóng băng. Chênh lệch nhiệt độ giữa không khí và nước càng nhiều thì hiệu ứng càng lớn.
Hiện tượng tuyết rơi do hiệu ứng hồ dự kiến tăng lên khi hành tinh ngày càng nóng, vì nhiệt độ tại các hồ sẽ ấm hơn vào mùa đông và thời gian không đóng băng sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, tại một số thời điểm, nhiệt độ trung bình vào mùa đông ở các khu vực có thể tăng lên khiến lượng tuyết giảm bớt và thay thế bằng hiện tượng mưa rơi.
Các nhà dự báo thời tiết cho rằng đây là sự kiện “đặc biệt hiếm thấy”, ngay cả trước khi băng bao phủ các con đường dốc của Seattle, tình trạng mất điện từ Đại bình nguyên Bắc Mỹ tới vùng Trung Tây nước Mỹ, cho đến hơn 1 m tuyết đổ xuống Buffalo (New York) khiến hàng chục người chết.
Theo CNN, cơn bão này đã khiến ít nhất 37 người thiệt mạng tại thành phố Buffalo, trong tổng số 65 nạn nhân tử vong trên toàn quốc.
Phần lớn những người thiệt mạng được tìm thấy trong ôtô, các căn nhà và những đống tuyết bên đường, trong đó một số người đã qua đời khi đang dọn tuyết.
Theo New York Times, mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt ngày càng trở nên rõ ràng. Trong một hành tinh đang nóng lên, các đợt nắng nóng trở nên gay gắt, hạn hán kéo dài, mưa lớn vào mùa hè ngày càng khắc nghiệt.
Tuy nhiên, khi nhắc đến thời tiết mùa đông khắc nghiệt như cơn bão gần đây, mối liên kết ít chặt chẽ hơn và thường là chủ đề tranh luận sôi nổi.
Mùa đông, giống như các mùa khác, đang ngày càng ấm hơn ở Mỹ và các nơi khác. Một phân tích của Climate Central cho thấy nhiệt độ vào mùa đông ở Mỹ tăng dưới 2 độ C trong nửa thế kỷ qua. Ở hầu hết nơi, mùa đông là mùa nóng lên nhanh nhất. Các khu vực phía bắc như Ngũ Đại Hồ và Đông Bắc nước Mỹ là nơi cảm nhận sức nóng tăng rõ rệt nhất.
Tuy nhiên, đó là dữ liệu về nhiệt độ trung bình. Những đợt lạnh vẫn diễn ra, và đợt bắt đầu vài ngày trước Giáng sinh là cực kỳ nghiêm trọng.
Vấn đề bỏ ngỏ
Các nhà khí tượng học cho biết đợt lạnh này bắt nguồn từ xoáy cực - khối không khí lạnh ở Bắc cực di chuyển về phía nam vào Canada và Mỹ. Đợt không khí này ở Bắc Cực rất lạnh vào một thời điểm trong năm khi ánh sáng Mặt Trời không chiếu xuống khu vực và Bắc Băng Dương đóng băng.Khi đến Canada và Mỹ, không khí lạnh tiếp xúc với không khí ấm hơn, khiến nhiệt độ và áp suất không khí giảm mạnh. Nhiệt độ giảm gây hiện tượng đóng băng ở nhiều địa điểm và áp suất thay đổi tạo gió mạnh.
Gió kết hợp với sự tương tác giữa các khối khí tạo thành “bom lốc xoáy”, khiến tuyết rơi hoặc mưa lớn và gây ra triều cường ở các khu vực ven biển. Theo BBC, hình thái thời tiết cực đoan "bom lốc xoáy" là loại bão mạnh lên rất nhanh, có áp suất khí quyển giảm đột ngột trong vòng 24h.
Tuy nhiên, điều gì khiến xoáy cực trôi về phía nam vẫn là vấn đề bỏ ngỏ.
Một số nhà khoa học nói sự nóng lên nhanh chóng của Bắc Cực chính là nguyên nhân. Khu vực này nóng lên nhanh hơn gần 4 lần so với các khu vực khác.
Họ cho rằng khi Bắc Cực ấm lên, chênh lệch nhiệt độ giữa Bắc Cực và vùng nhiệt đới bị thu hẹp. Điều này làm suy yếu dòng tia vùng cực, khiến chúng di chuyển uốn khúc, cho phép xoáy cực lan rộng về phía nam.
Nhiều nhà khoa học cho rằng tuy có một số dữ liệu chứng minh sự nóng lên của Bắc Cực làm suy yếu dòng tia vùng cực, không có nhiều cơ sở cho thấy điều này tạo mô hình uốn khúc cho phép xoáy cực lan rộng. Ít nhất một nghiên cứu về xu hướng dòng tia uốn khúc trong ngắn hạn và sự lan rộng của xoáy cực trong những năm 1990 và 2000 đã dừng lại.
Dẫu vậy, nghiên cứu về chủ đề này vẫn đang tiếp tục.
Sẽ chứng kiến mưa rơi nhiều hơn tuyết rơi?
Không chỉ Bắc Cực, mùa đông ấm hơn ở nhiều nơi khác đang gây ra nhiều tác động. Ví dụ, tăng nhiệt trong mùa đông ở miền Tây Mỹ khiến các loại côn trùng phá hoại cây cối sống sót lâu hơn. Hiện tượng nóng lên cũng đồng nghĩa mưa rơi nhiều hơn là tuyết rơi, ảnh hưởng tới lớp tuyết dày quan trọng làm nguồn cung nước ở nhiều khu vực.Tuy nhiên, khi trời đủ lạnh để có tuyết thay vì mưa - như ở nhiều nơi trong cơn bão gần đây - tuyết có thể rơi nhiều hơn.
Mặc dù rất khó để biết liệu cơn bão này có mang nhiều tuyết hơn so với khi không có biến đổi khí hậu hay không, ở một số khu vực, tổng lượng tuyết rơi đã đạt kỷ lục mới. Văn phòng Dịch vụ Thời tiết Quốc gia địa phương cho biết Buffalo ghi nhận kỷ lục hơn 55 cm tuyết vào hôm 23/12.
Buffalo nằm ở vùng chịu ảnh hưởng của hiện tượng tuyết rơi do "hiệu ứng hồ". Tuyết rơi do hiệu ứng hồ xảy ra khi không khí lạnh, khô thổi qua mặt nước (trong trường hợp của Buffalo, hồ Erie), hút hơi ẩm rồi biến thành tuyết khi đủ điều kiện.
Tuyết rơi do hiệu ứng hồ xảy ra khi nước không bị đóng băng. Chênh lệch nhiệt độ giữa không khí và nước càng nhiều thì hiệu ứng càng lớn.
Hiện tượng tuyết rơi do hiệu ứng hồ dự kiến tăng lên khi hành tinh ngày càng nóng, vì nhiệt độ tại các hồ sẽ ấm hơn vào mùa đông và thời gian không đóng băng sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, tại một số thời điểm, nhiệt độ trung bình vào mùa đông ở các khu vực có thể tăng lên khiến lượng tuyết giảm bớt và thay thế bằng hiện tượng mưa rơi.