"Bùng nổ" ứng dụng hỗ trợ giấc ngủ, nhưng chúng có thực sự giúp bạn ngủ ngon?

Ngày càng nhiều ứng dụng trên thiết bị di động được thiết kế giúp bạn dễ ngủ, đo lường chất lượng giấc ngủ.
Chẳng hạn, ứng dụng bắt buộc đăng ký như Loona sẽ kể nhiều câu chuyện bằng giọng nhẹ nhàng và âm thanh êm dịu, giúp bạn dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ, bỏ qua những tiếng ồn. Hay ứng dụng SleepScore tuyên bố đo thời lượng ngủ ngủ và cho biết liệu đã ngủ đủ hay chưa. Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế bày tỏ nghi ngờ việc liệu những ứng dụng như thế này có giúp ích thật không.
Tiến sĩ Abhinav Singh, một chuyên gia đánh giá y tế tại SleepFoundation.org và giám đốc y tế của Trung tâm Giấc ngủ Indiana, nói rằng "Các ứng dụng về giấc ngủ thường đo lường không chính xác và bị ảnh hưởng bởi nhiều biến số và không có ứng dụng nào trong số chúng ghi lại giấc ngủ thực sự. Không có thông tin nào được phát hiện qua ứng dụng được chấp nhận là thông tin y tế hợp lệ trong biểu đồ y tế của bệnh nhân."

Những vấn đề về giấc ngủ hiện nay là gì

Ngủ đủ giấc dường như đang là một thách thức ngày càng tăng đối với nhiều người. Thậm chí đối với nhiều người, để có một giấc ngủ ngon và đủ thời gian là ước mơ xa vời. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, rất nhiều người ngủ không đủ giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động khác của họ. Cuộc khảo sát cho thấy 62% người ngủ không thường xuyên.
Bùng nổ ứng dụng hỗ trợ giấc ngủ, nhưng chúng có thực sự giúp bạn ngủ ngon?
Tiến sĩ Chris Airey cho rằng, nếu ai đó đang phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi trong ngày, đó có thể là do vô số các yếu tố từ việc ngủ không ngon giấc đến các tình trạng khác như mất cân bằng nội tiết tố, lo lắng hoặc đau mãn tính. Việc đo lường liên quan đến thời gian ngủ và chất lượng, cũng như các giai đoạn của giấc ngủ có thể giúp thu hẹp các nguyên nhân khiến bạn mất ngủ, từ đó có thể giải quyết vấn đề tốt hơn. Nếu bạn đã ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, thì có thể là một lý do khác ngoài thiếu ngủ.
Còn tiến sĩ Singh cho rằng, việc ngày càng có nhiều người làm việc tại nhà cũng là một vấn đề. Bởi vì nếu một người đang tận dụng phòng ngủ như văn phòng làm việc, thì não của bạn sẽ dần thích nghi với ý nghĩ rằng giấc ngủ không phải là hoạt động duy nhất trong phòng ngủ, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Ông cũng nói việc tiếp xúc với ánh sáng từ màn hình điện tử trong phòng ngủ có thể làm gián đoán các tín hiệu sinh học buổi tối, ngăn chặn giải phóng melatonin và trì hoãn giờ đi ngủ. Việc coi phòng ngủ như một văn phòng có thể xóa nhòa ranh giới giữa nghỉ ngơi và làm việc, bạn có thể làm việc lâu hơn và bỏ lỡ các tín hiệu ánh sáng bên ngoài, thậm chí là cả tín hiệu của bữa ăn, những áy đo thời gian sinh học cần thiết cho cơ thể của bạn.
Uống rượu trước khi ngủ cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, mặc dù một số người cảm thấy rằng việc uống rượu làm rút ngắn thời gian đi vào giấc ngủ, nhưng chuyên gia nói rằng thiệt hại là nhiều hơn lợi ích tạm thời. Rượu có thể làm giảm trương lực đường thở, tăng hiện tượng ngáy khi ngủ và thậm chí có thể gây ra các trường hợp ngừng thở.
Tiến sĩ Singh cho biết thêm rằng về mặt định tính, rượu có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ bằng cách ngăn bạn đi vào trạng thái ngủ sâu hơn và cũng gây ra hiện tượng thức giấc vi mô và phân mảnh giấc ngủ. Đó cũng là lý do tại sao khi một ai đó nói rằng "Tôi đã uống 5 ly rượu whisky đêm qua ngay trước khi ngủ. Tôi cảm thấy rất tuyệt vào sáng nay" thì điều đó không đúng sự thật. Thêm nữa, khi việc làm việc tại nhà ngày càng phổ biến, não bộ của mọi người đang trở nên rắc rối hơn về chính cơ chế làm việc của nó.
Một lý do rõ ràng hơn nữa khiến mọi người khó ngủ là tiếng ồn bên ngoài như tiếng chó sủa, tiếng ồn bên trong như những suy nghĩ căng thẳng. Những ứng dụng giúp mọi người dễ đi vào giấc ngủ có thể che bớt tiếng ồn bên ngoài, ít có khả năng nghe thấy tiếng chó sủa và đánh lạc hướng tiếng ồn bên trong, tâm trí chuyển từ suy nghĩ căng thẳng sang nội dung họ đang nghe.

Lựa chọn các ứng dụng như thế nào cho phù hợp

Bùng nổ ứng dụng hỗ trợ giấc ngủ, nhưng chúng có thực sự giúp bạn ngủ ngon?
Mairav Cohen-Zion, giám đốc khoa học của Dayzz, một công ty ứng dụng về giấc ngủ và sức khỏe cho biết rằng để chọn ứng dụng phù hợp nhất với bạn, điều quan trọng đầu tiên là phải hiểu loại khó ngủ mà bạn gặp phải. Chẳng hạn nếu bạn cảm thấy khó thư giãn và tĩnh tâm trước khi đi ngủ, có lẽ một số ứng dụng yoga hoặc có các nội dung thư giãn có thể làm được điều này. Còn nếu bạn đang muốn theo dõi giấc ngủ của mình chỉ đơn giản là để làm quen với thói quen ngủ của mình, một bạn chỉ cần một thiết bị theo dõi là đủ.
Trong trường hợp bạn đang thấy mệt mỏi ần trợ giúp để hiểu vấn đề về giấc ngủ của mình và quan tâm đến một kế hoạch điều trị toàn diện hơn, thì hãy xem xét các ứng dụng luyện ngủ đầy đủ và nhiều chức năng hơn. Các ứng dụng chứa nội dung video hoặc âm thanh ASMR có khả năng giúp người dùng dễ ngủ hơn. Một số nghiên cứu được công bố đã báo cáo rằng xem video ASMR hoặc nghe âm thanh ASMR làm giảm nhịp tim, tăng khả năng thư giãn và cho phép người dùng đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Một ứng dụng phổ biến dành riêng cho nội dung ASMR là Tingles. Ứng dụng này mang đến nhiều lựa chọn nội dung ASMR không có quảng cáo, mặc dù quyền truy cập có thể yêu cầu mua hàng trong ứng dụng. Các video ASMR miễn phí, có và không có quảng cáo, có thể dễ dàng truy cập trên ứng dụng YouTube. Những âm thanh SMR miễn phí, có và không có quảng cáo, có thể được tìm thấy trên bất kỳ ứng dụng podcast nào, chẳng hạn Apple Podcast, Google Podcast và Spotify.

Bùng nổ ứng dụng hỗ trợ giấc ngủ, nhưng chúng có thực sự giúp bạn ngủ ngon?
Việc theo dõi thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ cũng là điều cần thiết, chuyên gia đề xuất các ứng dụng Apple Watch và Fitbit Versa 2 để theo dõi lịch trình giấc ngủ của bạn. Những ứng dụng này đều có mức giá khá cao, nhưng bù lại, chúng có giao diện đơn giản, dễ sử dụng, nhìn khá đẹp mắt. hơn nữa cả hai đều có thể sử dụng Siri và Alexa tương ứng, có nghĩa là không cần nhìn vào màn hình để đặt báo thức, hẹn giờ....
Tuy nhiên, tiến sĩ Airey cảnh báo không nên sử dụng đồng hồ thông minh hoặc ứng dụng để chẩn đoán rối loạn giấc ngủ. Mặc dù dữ liệu này rất hữu ích, nhưng việc giải thích dữ liệu và biết cách áp dụng nó trong môi trường lâm sàng là những kỹ năng đòi hỏi chuyên môn rất chuyên sâu. Ông cũng nói rằng một phòng thí nghiệm về giấc ngủ giúp chẩn đoán các vấn đề và rối loạn về giấc ngủ và những chiếc đồng hồ thông minh này chỉ đơn giản là cung cấp dữ liệu. Chúng có thể làm đa dạng hơn các dữ liệu có thể thu thập được, nhưng bạn vẫn luôn cần có một chuyên gia để áp dụng dữ liệu vào điều trị.
Khi đã thử các ứng dụng hỗ trợ giấc ngủ nhưng bạn vẫn thấy không có gì được cải thiện, bạn nên thay đổi phương pháp. Chuyên gia lưu ý rằng tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn có được chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Bạn có thể xây dựng một kế hoạch tập luyện trong 15 đến 30 phút với các bài tập đơn giản ngay tại nhà, chẳng hạn như chống đẩy, gập bụng, squat, lunge hoặc yoga và hãy cố gắng tập ít nhất 30 phút cho mỗi lần, mỗi tuần 3 lần. Đi bộ cũng là hoạt động giúp tăng lượng máu lên não và tăng cường sức khỏe nói cho cho bạn.


>>> Chế độ ăn tốt cho sức khỏe.
Nguồn digitaltrends
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top