Rất nhiều chuyên gia Ai Cập đã lên tiếng khi Netflix công bố trailer phim tài liệu Nữ hoàng Cleopatra. Theo ghi nhận, người dân Ai Cập vô dùng bức xúc khi Netflix “bôi đen” nữ hoàng của họ, không chỉ thay đổi màu da mà còn thay đổi luôn nguồn gốc xuất thân. Làn sóng chỉ trích lên cao và nhiều người muốn công ty dừng phát hành sản phẩm ngay lập tức. Netflix đối diện với nguy cơ bị “bay màu” khỏi Ai Cập vì phim tài liệu xuyên tạc.
Nhà Ai Cập học Zahi Hawass không hài lòng với tạo hình “giả dối” của vị nữ hoàng trong phim tài liệu. Ông khẳng định nữ hoàng là người Hy Lạp và chắc chắn “không phải người da đen” như Netflix tuyên truyền. Ông tố cáo Netflix cố tình gây nhầm lẫn bằng cách lan truyền những thông tin sai lệch, giả dối, rằng nền văn minh Ai Cập gắn liền với người da đen.
“Cleopatra là người Hy Lạp, do vậy bà phải có làn da sáng màu chứ không thể nào là da đen” - ông nói với tờ BBC vào hôm thứ Tư.
Trên trang change.org, 1 bản kiến nghị yêu cầu công ty hủy bỏ phát hành bộ phim tài liệu đã thu thập được hơn 3.200 chữ kí. Trước đó, 1 bản kiến nghị từng thu được 85.000 chữ kí đã bị xóa khỏi nền tảng này.
Trên YouTube, làn sóng phản đối lên cao tới mức tính năng bình luận đã bị vô hiệu hóa. Phần đông ý kiến khán giả cho rằng đây là sản phẩm tuyên truyền sai lệch lịch sử, xuyên tạc nữ hoàng.
>>> Netflix tung trailer phim tài liệu về nữ hoàng Cleopatra.
Tranh cãi nguồn gốc nữ hoàng
Nhà sản xuất Jada Pinkett Smith (51 tuổi) đứng sau African Queens: Queen Cleopatra đã chọn 1 diễn viên da màu vào vai chính - Adele James (27 tuổi). Bà cho biết tham gia vào dự án này là vì mốn “đại diện cho phụ nữ da đen toàn cầu”. Song có lẽ, công việc không được công chúng đón nhận như mong đợi.Nhà Ai Cập học Zahi Hawass không hài lòng với tạo hình “giả dối” của vị nữ hoàng trong phim tài liệu. Ông khẳng định nữ hoàng là người Hy Lạp và chắc chắn “không phải người da đen” như Netflix tuyên truyền. Ông tố cáo Netflix cố tình gây nhầm lẫn bằng cách lan truyền những thông tin sai lệch, giả dối, rằng nền văn minh Ai Cập gắn liền với người da đen.
“Cleopatra là người Hy Lạp, do vậy bà phải có làn da sáng màu chứ không thể nào là da đen” - ông nói với tờ BBC vào hôm thứ Tư.
Nguy cơ bị chặn dịch vụ
Việc cố đưa ra thông tin Celopatra là người gốc Phi da đen dẫn tới nguy cơ dịch vụ này bị chặn ở Ai Cập. Một luật sư đã đệ đơn khiếu nại, yêu cầu chặn nền tảng streaming này ở Ai Cập với lí do công ty Mỹ cố tình xuyên tạc và xóa bỏ bản sắc Ai Cập.Trên trang change.org, 1 bản kiến nghị yêu cầu công ty hủy bỏ phát hành bộ phim tài liệu đã thu thập được hơn 3.200 chữ kí. Trước đó, 1 bản kiến nghị từng thu được 85.000 chữ kí đã bị xóa khỏi nền tảng này.
Trên YouTube, làn sóng phản đối lên cao tới mức tính năng bình luận đã bị vô hiệu hóa. Phần đông ý kiến khán giả cho rằng đây là sản phẩm tuyên truyền sai lệch lịch sử, xuyên tạc nữ hoàng.
>>> Netflix tung trailer phim tài liệu về nữ hoàng Cleopatra.