Cả thế giới bước vào hậu Covid, Hong Kong vẫn vật lộn với biến chủng Omicron vì chậm thay đổi cách đối phó

N
Giáp Lê
Phản hồi: 0

nhhgiap

Pearl
Trong khi phần còn lại của thế giới đang bước dần sang thời kỳ hậu COVID-19, Hong Kong vẫn phải vật lộn từng ngày với đợt lây nhiễm thứ năm của biến chủng Omicron. Tính từ đầu năm nay, đã có hơn 9.000 ca tử vong vì COVID 19, biến Hong Kong trở thành một trong những nơi có tỷ lệ tử vong do dịch bệnh cao nhất thế giới. Tại sao một thành phố từng vượt qua nhiều đợt khủng hoảng sức khỏe cộng đồng như đợt dịch cúm gia cầm năm 1997, Sars năm 2003 (hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng) khiến 299 người chết, lại bất lực đối phó với cơn đại dịch lần này?
Cả thế giới bước vào hậu Covid, Hong Kong vẫn vật lộn với biến chủng Omicron vì chậm thay đổi cách đối phó
Nhiều người già dương tính với COVID-19 phải chờ đợi trên cáng bên ngoài bệnh viện
Cindy Wan 60 tuổi, người Hong Kong, đã may mắn sống sót sau đại dịch Sars năm 2003, nhưng hiện tại lại bị mắc COVID. Khi phát hiện mình bị dương tính, Wan đã không yêu cầu hỗ trợ y tế vì biết rằng số phận của mình sẽ giống như những người lớn tuổi khác: nằm trên cáng và chờ đợi ngoài bệnh viện.
Bà chia sẻ rằng: “Tôi hy vọng mình không cần đến bệnh viện vì mất rất nhiều thời gian để đợi xe cấp cứu. Tôi không hiểu tại sao Hong Kong không thể quản lý được tình hình như năm 2003?”. Đó cũng là thắc mắc hiện tại của rất nhiều người dân Hong Kong.

Thiếu linh hoạt trong việc xoay chuyển chiến lược

Trong 25 năm qua, Hong Kong hoàn toàn dựa vào chiến lược ngăn chặn để đối phó với các đợt dịch bệnh cộng đồng. Vào năm 1997, khi phát hiện nguy cơ lây nhiễm dịch cúm gia cầm, Hong Kong đã tổ chức tiêu hủy hàng loạt hơn 1.5 triệu con gà. Sáu năm sau, trong đợt lây nhiễm Sars, tất cả người bị nhiễm bệnh đều được đưa đến bệnh viện, người tiếp xúc gần đều bị cách ly nhanh chóng.
Khi hội chứng hô hấp Trung Đông (Mers) bùng nổ ở Ả Rập Xê Út và Hàn Quốc vào năm 2014 và 2015, Hong Kong cũng phòng thủ thành công với chiến lược tương tự. Thành phố luôn cảnh giác cao độ với mọi nguy cơ lây nhiễm, người bị nghi ngờ đều được sàng lọc.
Ngay cả sau khi dịch COVID tràn vào, chiến ngược ngăn ngừa cũng giúp Hong Kong vượt qua 4 đợt lây nhiễm trước đó từ đầu năm 2020 đến giữa năm 2021. Tuy nhiên, hàng rào phòng thủ đã có dấu hiệu suy yếu vào đầu năm nay trước biến thể Omicron.

Cả thế giới bước vào hậu Covid, Hong Kong vẫn vật lộn với biến chủng Omicron vì chậm thay đổi cách đối phó
Bảng thống kê số lượng người bị nhiễm và tử vong trong các đợt dịch (màu xám: người nhiễm, màu đen: người chết)
Sở hữu khả năng lây nhiễm cao nhưng không nguy hiểm bằng biến thể Alpha, Beta và Delta, Omicron thực sự là cơn ác mộng tồi tệ nhất với Hong Kong. Chủng mới này đã đẩy mọi thành tựu trước đó của y tế Hong Kong xuống bãi bùn, phanh phui mọi điểm yếu trong cách thành phố phản ứng với đại dịch thế kỷ.
Cơn ác mộng tồi tệ nhất là vào tháng 3, 58.757 ca nhiễm mới và hơn 200 ca tử vong được ghi nhận mỗi này. Làn sóng dịch bệnh thứ năm có dấu hiệu suy yếu 2 tháng sau đó, nhưng số trường hợp đã tăng trở lại trong những tuần gần đây. Hôm thứ năm (16/6), thành phố ghi nhận hơn 1000 ca mắc nội địa, 94 ca nhập cảnh.
Lý giải về lý do phòng thủ thất bại, tiến sĩ Leung Pak-Yin, cựu giám đốc điều hành của một bệnh viện công từ năm 2010 đến 2019, nói rằng Hong Kong đã chậm thay đổi chiến thuật khi biến mới mới xuất hiện.

Nhiều bệnh viện công ở Hong Kong rơi vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc
“Nếu một loại vi-rút có khả năng lây lan cao, bạn không thể xử lý bằng biện pháp ngăn chặn. Các phương án ngăn chặn như cách ly và nhập viện sẽ không thể đối phó được”, ông nói. Thay vào đó, chính quyền thành phố nên kết hợp giữa ngăn chặn và giảm thiểu. Cần tập trung vào nhóm có nguy cơ cao như người già trong viện chăm sóc, đồng thời cho phép những người nguy cơ thấp tham gia sinh hoạt bình thường cho dù bị lây nhiễm.
Bằng cách này, giường bệnh và hỗ trợ y tế sẽ được cung cấp cho người bị bệnh nặng hơn. Sự sẵn có của vaccine, thuốc điều trị và bộ kit test chắc chắn tạo điều kiện để Hong Kong khống chế được dịch bệnh.

Chính quyền phản ứng chậm

Leung, người có 34 năm làm việc trong hệ thống y tế cộng đồng và là giám đốc trung tâm Bảo vệ sức khỏe được thành lập sau đại dịch Sars, nói rằng: “Chính phủ đã không xoay chuyển đủ nhanh”. Theo Leung, lý do cho phản ứng chậm trễ như vậy là chính phủ thiếu tập trung vào nhiệm vụ giải quyết đợt bùng phát.
“Trọng tâm của họ không phải là đối phó với dịch bệnh mà là cân nhắc có nên theo đuổi những trường hợp F0 không. Tôi tin rằng chính phủ đặt vấn đề chính trị lên trên nhu cầu kiểm soát dịch bệnh và họ cũng nghĩ quá nhiều”, Leung cho biết.

Cả thế giới bước vào hậu Covid, Hong Kong vẫn vật lộn với biến chủng Omicron vì chậm thay đổi cách đối phó
Với sự giúp đỡ của Bắc Kinh, Hong Kong đã tiến hành xây nhiều cơ sở cách ly tập trung vào cuối tháng 2 khi làn sóng dịch thứ năm đang hoành hành. Tuy nhiên, khi hoàn thiện xây dựng, những nơi này lại phải “đắp chiếu” vì số ca mắc bắt đầu giảm bớt.
Bên cạnh đó, áp lực từ những cuộc tranh luận về việc liệu thành phố có nên làm theo chiến lược của đại lục - thực hiện xét nghiệm bắt buộc với toàn bộ người dân để cắt đứt nguồn lây - cũng là nguyên nhân giảm tốc độ phản ứng của chính phủ.
Phản ứng trên khác với đợt dịch cúm lợn vào năm 2009, lúc đó chính phủ Hong Kong đã phản ứng cực kỳ linh hoạt. Ngay từ sớm, các quan chức y tế đã chuẩn bị cho thời điểm họ phải áp dụng phương án giảm thiểu nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp. Với sự sẵn có của thuốc điều trị và phản ứng nhanh nhẹn của bộ máy chính quyền, dịch bệnh đã được khống chế.
Tim Pang Hung-cheong, một nhà bảo vệ quyền lợi bệnh nhân kỳ cựu, cũng cảm thấy thất vọng với cách phản ứng của chính phủ. “Hong Kong hiện tại không có đủ giường bệnh và cơ sở chữa trị tạm thời, nhưng chính phủ chỉ lo về việc liệu có nên phổ cập xét nghiệm hay không. Chúng ta đang trôi dạt và không đi đến đâu cả, các quan chức thiếu khả năng ứng phó với tình huống mới phát sinh”, Pang cho biết.

Cả thế giới bước vào hậu Covid, Hong Kong vẫn vật lộn với biến chủng Omicron vì chậm thay đổi cách đối phó
Pang nói rằng đợt dịch thứ năm đã đe dọa đến quyền lợi cơ bản nhất của bệnh nhân là được điều trị. Bằng chứng rõ nhất là nhiều người già phải nằm chờ trong bãi đậu xe và các không gian mở suốt nhiều ngày, bất chấp giá lạnh hay mưa.
Anthony Wu Ting-yuk, giám đốc của Bệnh viện chính quyền từ năm 2004 đến năm 2013, cho biết tính linh hoạt là yếu tố then chốt trong mọi cuộc xử lý khủng hoảng, nhưng rất tiếc Hong Kong không có đủ điều đó trong đợt bùng dịch thứ năm.
Wu chia sẻ tất cả bệnh viện đáng lẽ có thể giải phóng không gian vật lý trị liệu để tiếp nhận thêm bệnh nhân sớm hơn, nhưng họ chỉ làm điều đó sau khi có chỉ thị của chủ tịch thành phố ông Lam.
“Có phải hệ thống của chúng ta không đủ linh hoạt? Sự phối hợp giữa các cụm bệnh viện và các trụ sở y tế có thực sự tốt? Đó là những câu hỏi mà chúng ta cần xem xét kỹ để chuẩn bị cho tình huống tương tự trong tương lai", Wu nói thêm.

Yếu kém trong công tác quản lý

Có thể nhận thấy các viện chăm sóc là nơi chịu tổn thất nghiêm trọng nhất trong làn sóng dịch thứ năm. Ở thời điểm căng thẳng nhất, chủ tịch thành phố Carrie Lam đã thừa nhận có yếu kém trong công tác quản lý các nhà chăm sóc người già và người tàn tật, với hơn một nửa số ca tử vong đến từ đó.
Cả thế giới bước vào hậu Covid, Hong Kong vẫn vật lộn với biến chủng Omicron vì chậm thay đổi cách đối phó
Cố vấn giải quyết khủng hoảng đại dịch, giáo sư Yuen Kwok-yung, người nổi tiếng sau đại dịch Sars, than thở rằng nhiều đề xuất của ông sau các đợt bùng phát trước đó đã bị khước từ. Do thiếu phương án chuẩn bị, Hong Kong đã bị làn sóng dịch thứ năm giáng một đòn thật mạnh.
“Khi thiếu sự chuẩn bị cùng với phản ứng chậm trễ, mọi thứ đều trở nên khó khăn hơn. Mặc dù vậy, tôi vẫn ngợi khen nỗ lực của những y bác sĩ và đội ngũ hỗ trợ ở tuyến đầu, họ đã làm tốt nhất có thể”, Yuen cho biết.
Hiện tại những bệnh nhân như Cindy Wan đều phải dựa vào thuốc không kê đơn để giảm thiểu những cơn ho và sốt. Ở thời điểm này, họ phải dựa vào bản thân mình để vượt qua cửa tử.
Nguồn: SCMP
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top