Các studio anime kiếm tiền như thế nào? Có phải cứ anime thành công là studio sẽ kiếm bộn tiền?

Hail the Judge

Ta chơi xong không trả tiền, vậy đâu có gọi là bán
Anime đang trên đà phát triển rực rỡ, thu hút hàng triệu người hâm mộ toàn cầu. Tuy nhiên, ít ai hiểu rõ cách thức vận hành của ngành công nghiệp này và nguồn thu chủ yếu của các studio anime. Hãy cùng vén màn bí mật đằng sau những thước phim hoạt hình đầy mê hoặc.

Mô hình ủy ban sản xuất​


Khác với suy nghĩ phổ biến, studio anime không hoạt động độc lập mà thường phải tham gia vào mô hình ủy ban sản xuất. Ủy ban này gồm nhiều bên như nhà phát hành, nhà phân phối, công ty quảng cáo, hãng game,... mỗi bên góp vốn và nhận lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ đóng góp. Ví dụ, trong dự án chuyển thể "Demon Slayer" thì Aniplex (Sony) là bên góp vốn nhiều nhất nên họ được hưởng lợi nhuận nhiều nhất.

1730107936805.png


Shueisha là công ty giữ bản quyền manga sẽ là đơn vị thu lợi ích nhiều thứ 2, rồi mới đến studio thực hiện hoạt họa là ufotable. Bản thân ufotable cũng góp vốn và có tên trong ủy ban nên lợi nhuận được chia nhiều hơn bình thường - so với trường hợp chỉ được Aniplex thuê về sản xuất.

Điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về từ anime sẽ được chia sẻ cho tất cả thành viên trong ủy ban, studio anime chỉ nhận một phần nhỏ thường không tương xứng với công sức mà họ bỏ ra. Chủ yếu dựa vào khoản vốn do ủy ban cấp để thực hiện dự án, studio phải "chi li từng đồng" để giữ lại cho mình 1 phần. Trong khi lợi nhuận hầu như rơi vào túi các bên có tên trong ủy ban.

Những cách kiếm tiền của 1 studio anime​


Bán dự án cho nhà phân phối​

1730107995154.png


Đây là hình thức phổ biến nhất. Studio anime sẽ sản xuất phim hoặc series rồi bán cho nhà phân phối, các nền tảng trực tuyến như Netflix, Crunchyroll,... Tuy nhiên, mức lợi nhuận phụ thuộc vào khả năng thương lượng và tiềm năng thành công của dự án.

Gọi vốn cộng đồng​


Hình thức này phù hợp với các studio mới hoặc dự án độc lập. Bằng cách kêu gọi sự ủng hộ từ người hâm mộ trên các nền tảng như Kickstarter, Indiegogo,..., studio có thể huy động vốn để thực hiện dự án. Kêu gọi đóng góp (donate) thường chỉ có hiệu quả với quy mô nhỏ.

Bán hàng hóa ăn theo​


Đây là nguồn thu quan trọng, giúp studio tăng lợi nhuận và quảng bá thương hiệu. Các sản phẩm ăn theo đa dạng, từ mô hình, áo phông, tới phụ kiện, văn phòng phẩm,... Song, studio cần phải thanh toán khoản tiền bản quyền cho chủ sở hữu dự án anime - ủy ban sản xuất. Ngay cả khi họ là studio gia công cho dự án, vẫn thanh toán như bình thường. Trừ khi chính studio cũng góp vốn vào sản xuất, có 1 suất trong ủy ban thì mới có thể nắm giữ bản quyền hình ảnh để kinh doanh hàng hóa ăn theo.

1730108038688.png


Nhận job ngoài​


Studio có thể nhận làm các dự án ngắn như quảng cáo, video giới thiệu,... cho các doanh nghiệp, tổ chức. Hình thức này mang lại nguồn thu ổn định, đặc biệt trong thời gian chờ dự án anime lớn. Rất nhiều studio vẫn có thu nhập nhờ vào việc được thuê để làm video giới thiệu game, video cho các nghệ sĩ hay chiến dịch quảng cáo lớn.

Không phải studio nào cũng "ăn nên làm ra" nhờ anime​


Mặc dù ngành công nghiệp anime đang phát triển mạnh mẽ, nhưng nhiều studio và họa sĩ diễn hoạt vẫn phải đối mặt với khó khăn về tài chính. Lợi nhuận thường tập trung đổ về thành viên trong ủy ban sản xuất, các studio lớn có hậu thuẫn mạnh, trong khi studio nhỏ phải chật vật tồn tại. Bên cạnh đó, việc phụ thuộc vào ủy ban sản xuất khiến studio gặp bất lợi trong việc đàm phán chia sẻ lợi nhuận. Rất nhiều studio bị thua lỗ khi chi phí thực hiện vượt quá số ngân sách do ủy ban cấp ban đầu. Thậm chí, nếu tình trạng thâm hụt kéo dài vì không tính toán kỹ lưỡng, studio có nguy cơ phá sản. Đây là vấn đề nhức nhối cần được giải quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành công nghiệp "hái ra tiền" này.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top