Các thành phố của người Maya cổ đại có thể đã bị ô nhiễm thủy ngân cực nặng

Người Maya cổ đại nhiều khả năng từng phải chung sống với tình trạng ô nhiễm thủy ngân. Và không chỉ sức khỏe của họ bị đe dọa, nguy cơ vẫn còn tiếp diễn đối với các nhà khảo cổ học hiện nay!
Theo tạp chí Smithsonian, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Mỹ và Anh, dẫn đầu bởi nhà địa lý Duncan Cook từ Đại học Công giáo Úc, đã phân tích nồng độ thủy ngân từ 10 khu vực khảo cổ, nơi người Maya từng sinh sống và các khu vực lân cận.
Ô nhiễm thủy ngân trong môi trường thường, được phát hiện ở những khu vực thành thị hiện đại và các khu công nghiệp” - Cook nói. “Phát hiện ra thủy ngân vùi sâu trong đất và trầm tích ở các thành phố cổ của người Maya là điều rất khó giải thích, cho đến khi chúng tôi bắt đầu xem xét về khảo cổ của khu vực và biết được người Maya đã dùng thủy ngân trong nhiều thế kỷ”
Nồng độ thủy ngân dưới 1 ppm được xem là không độc hại và một số khu vực khảo cổ có nồng độ thủy ngân dưới mức này. Ví dụ, Actuncan ở Belize có nồng độ 0,016 ppm. Nhưng ở các khu vực khác, nồng độ thủy ngân cao hơn nhiều. Ở thành phố Tikal cổ đại, thuộc Guatemala ngày nay, nồng độ này đạt đến 17,16 ppm.
Các thành phố của người Maya cổ đại có thể đã bị ô nhiễm thủy ngân cực nặng
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng người Maya đã sử dụng thần sa, một loại khoáng sản màu đỏ tươi có chứa thủy ngân, để làm sơn và bột màu trang trí, phục vụ cho mục đích tôn giáo và nghi lễ. Thủy ngân từ các bề mặt phủ thần sa, như tường hay sàn nhà, về sau đã ngấm xuống nguồn nước và đất đai địa phương.
Đồng tác giả nghiên cứu, nhà địa lý Nicholas Dunning đến từ Đại học Cincinnati, nói rằng người Maya tin rằng thần sa có chứa ch’ulel (”linh lực”).
Sắc đỏ đẹp mắt của thần sa từng là một vật chất quý giá và linh thiêng” - Dunning nói: “Nhưng họ không biết rằng nó cực kỳ độc hại và để lại hậu quả lâu dài trong đất đai và trầm tích quanh những thành phố Maya cổ đại”
Những ảnh hưởng lên sức khỏe của việc nhiễm độc thủy ngân mãn tính, mà người Maya cổ đại có lẽ đã gặp phải, bao gồm run rẩy, suy giảm thị lực và thính lực, bại liệt, và một số triệu chứng khác.
Dunning cho biết các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm hiểu về thủy ngân trong các bộ xương còn sót lại ở các khu lăng mộ của người Maya. Bột thần sa thường được rắc lên thi hài của người trong hoàng gia và các quý tộc, nó có thể đã ngấm vào xương họ và nếu thực sự như vậy, thì nghiên cứu này sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều.
Đối với các nghiên cứu sau này, tại các khu khảo cổ của người Maya, các tác giả đề nghị cần tiến hành một cách cẩn trọng, với trang thiết bị bảo hộ và các công cụ phòng tránh khác để giúp các nhà khảo cổ an toàn trước tác hại của thủy ngân.
Kết quả này là một bằng chứng nữa cho thấy giống như ngày nay chúng ta đang sống trong một ‘Thế Nhân sinh’ (Anthropocene), người Maya cũng từng sống trong một ‘Thế Nhân sinh Maya’ (Maya Anthropocene, hay Mayacene)” - đồng tác giả Timothy Beach, một nhà địa lý tại Đại học Texas, cho biết. “Nhiễm độc kim loại dường như đã luôn là một hệ quả nảy sinh từ các hoạt động của con người xuyên suốt quá trình lịch sử”
Tham khảo:
SmithsonianMagazine
>> Trong 5 lời tiên tri của người Maya, 4 đã ứng nghiệm, tại sao chỉ có ngày tận thế là vô hiệu?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top