VNR Content
Pearl
Ở phía Tây Ireland có một thị trấn mang phong cách trung cổ, mà nguồn gốc của nó đã đi vào truyền thuyết. Bên cạnh một mê cung những con đường nhỏ hẹp của khu trung tâm là những ống khói lò sưởi dùng than đá và than bùn. Tiếp đó, ở vùng ngoại ô của Ennis là một khu đất không có gì đặc sắc nhưng cực kỳ rộng lớn, nằm giữa một nhà máy điện và một trang trại nơi những đàn gia súc nhở nhơ gặm cỏ. Đó là nơi một công ty bí ẩn đã đăng ký để xây dựng nên một trung tâm dữ liệu mới, kích thước tương đương 22 sân bóng bầu dục.
Nếu được cấp phép, đây sẽ là một trong những trung tâm dữ liệu lớn nhất tại Ireland. Một công ty trụ sở tại Dublin là Art DataCentres Ltd. đã nộp bản kế hoạch cho trung tâm nói trên vào tháng 7. Không có nhiều thông tin liên quan công ty được thành lập năm 2018 này. Giám đốc và thư ký của nó có liên quan đến hơn 6.500 công ty Ireland khác - hơn 3.000 trong số đó đã đóng cửa.
Không rõ trung tâm dữ liệu kia sẽ được dùng để làm gì, hay liệu các công ty công nghệ lớn hơn khác có tham gia hay không.
Khoản đầu tư 1,4 tỷ USD có thể sẽ nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ phía chính phủ Ireland, vốn đã đưa các trung tâm dữ liệu lớn trở thành một phần của đề án “phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược” của mình, mặc cho những quan ngại ngày càng tăng rằng các trung tâm dữ liệu có thể gây cản trở đến việc thực hiện cam kết cắt giảm một nửa lượng khí thải carbon vào năm 2030 của đất nước.
Khu đất dự kiến xây dựng trung tâm dữ liệu tại Ennis
Khí hậu ôn đới của Ireland giúp giảm lượng năng lượng cần thiết để làm mát các máy chủ, nhưng tỉ suất thuế doanh nghiệp của họ - vốn thuộc nhóm thấp nhất thế giới - và chính sách quản lý môi trường thân thiện là thứ khiến nước này trở nên hấp dẫn trong mắt các công ty lớn như Google, Meta, Intel, và Apple (đây là những công ty đều có trụ sở tại châu Âu).
Tuy nhiên, các trung tâm dữ liệu tại Ireland vẫn ngốn một lượng điện đáng kể, làm người ta không khỏi thắc mắc liệu với những hoạt động như thế, làm sao Ireland có thể đạt được những mục tiêu khí hậu đầy tham vọng? Theo công ty điện thuộc sở hữu nhà nước là EirGrid, các trung tâm dữ liệu đã ngốn đến 17% lượng điện được sản xuất ra tại Ireland trong năm 2021.
EirGrid nói rằng các trung tâm dữ liệu cần quá nhiều năng lượng đến nỗi trong 4 năm trở lại đây, lượng điện chúng đòi hỏi đã tương đương với việc thêm nửa triệu hộ gia đình vào mạng lưới điện của đất nước.
Host in Ireland, một tổ chức thương mại ca ngợi Ireland là “trung tâm lưu trữ dữ liệu của châu Âu”, nói trong một báo cáo vào năm ngoái rằng số trung tâm dữ liệu hoàn thành xây dựng đã tăng thêm 25% trong khoảng thời gian từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2021. Và tổ chức này ước tính, các trung tâm dữ liệu này trong năm ngoái cũng xả thải carbon bằng 1,85% lượng khí thải của cả nước.
Phác thảo trung tâm dữ liệu Ennis
Trong bối cảnh ngày càng nhiều trung tâm dữ liệu mọc lên trên khắp Ireland, các nhà hoạt động vì môi trường lo ngại những mục tiêu khí hậu Ireland đặt ra cũng ngày một trôi xa khỏi tầm với hơn.
Đáp lại, một phát ngôn viên của Bộ Môi trường, Khí hậu và Truyền thông Ireland cho biết Kế hoạch Hành động Khí hậu 2021 của chính phủ “đặt ra một loạt các hành động để giải quyết nhu cầu điện từ các trung tâm dữ liệu”, bao gồm một bản đánh giá về chiến lược của Ireland liên quan các trung tâm dữ liệu “nhằm đảm bảo rằng các công ty đó chỉ có thể phát triển khi chấp hành những giới hạn về khí thải và các mục tiêu về năng lượng tái tạo”
Cư dân Ennis, Pears Hussey, nói rằng ông muốn những khoản đầu tư nên được dùng để “sẵn sàng và hỗ trợ người dân trước những tác động tồi tệ nhất của khí hậu, và để đưa chúng tôi đến một xã hội công bằng bền vững hơn - thay vì thấy những khoảng đất lớn, hạ tầng công cộng, và mạng lưới điện quốc gia bị lợi dụng bởi các tập đoàn đa quốc gia”
Nếu dự án được chấp thuận, đây sẽ không phải là lần đầu tiên “công nghệ về làng” - nói theo phong cách bình dân của Việt Nam.
Vào năm 1997, Ennis từng được trao giải thưởng “Thị trấn Thời đại Thông tin” của Ireland, cùng với khoản tiền mặt 22 triệu USD được “bơm” bởi công ty viễn thông Ireland là Telecom Eireann, để mua máy tính mới với giá ưu đãi cùng đường truyền internet miễn phí cho hơn 80% số hộ gia đình và tất cả các trường học trong thị trấn.
Nhưng ngành công nghệ ở Dublin ở cách đó 245 km mới thực sự bùng nổ. Ngành công nghệ của Ireland hiện có hơn 37.000 nhân lực và tạo ra lợi nhuận xuất khẩu thường niên lên đến 39,5 tỷ USD, với Dublin là trung tâm đầu não của mọi hoạt động.
Một người phản đối xây dựng trung tâm dữ liệu Ennis
Chính quyền Ennis quyết tâm giành được miếng bánh đó, kỳ vọng rằng trung tâm dữ liệu có thể tạo thêm nhiều việc làm và giúp vùng đất phía tây Ireland tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng nhu cầu năng lượng của trung tâm dữ liệu Ennies lại là một vấn đề đáng báo động.
Theo kế hoạch của thị trấn, trung tâm gồm 6 toà nhà 2 tầng và một trung tâm năng lượng khổng lồ rộng hơn 4673 km vuông, với 18 động cơ khí đốt thiên nhiên và 66 máy phát điện dự phòng dùng dầu diesel. Kế hoạch còn cho biết các tấm năng lượng mặt trời sẽ được đặt trên mỗi trung tâm và sẽ có cả một hệ thống thu nước mưa nữa.
Dù các tài liệu liên quan dự án được nhà phát triển cung cấp cho biết những tác động tiềm tàng lên môi trường của nó sẽ không đáng kể và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu EU 2030 mà Ireland phải tuân thủ, trung tâm dữ liệu vẫn được cho là sẽ thải ra khoảng 657.000 tấn CO2 mỗi năm, xấp xỉ 1,1% tổng số ước tính của cả Ireland vào năm 2020.
“Nó khá lớn” - theo Phoebe Duvall, chuyên viên hoạch định chính sách môi trường thuộc cơ quan môi trường An Taisce.
“Khoảng 1% có thể là nhỏ nếu bạn nhìn vào một trung tâm dữ liệu, nhưng trung bình... mỗi trung tâm sẽ chiếm 0,3 - 1% khí thải thường niên của Ireland. Nếu tính tất cả các trung tâm dữ liệu (hiện là 70) - và còn nhiều trung tâm đang được lên kế hoạch xây dựng nữa, thì thực sự là rất nhiều” - bà nói.
Melina Sharp thuộc tổ chức môi trường Futureproof nói rằng dù mọi người ngày nay đã hiểu được những nguy hại của nhựa dùng một lần, tác động môi trường của những hành vi thường ngày có sử dụng dữ liệu, như gửi email, lại ít được nhìn nhận hơn.
“Giống như một chiếc cốc nhựa, những email kia cũng góp phần xả khí thải. Chúng tích tụ ở đâu đó, không phải trong nhà bạn, mà là trong những trung tâm dữ liệu mới được xây trên toàn thế giới” - bà nói.
“Mọi người lo ngại về những chiếc cốc dùng một lần, nhưng thực ra chúng (nhựa và dữ liệu) hiện nay đều được tạo ra từ nhiên liệu hoá thạch” - Sharp nói thêm.
Ireland đã cam kết cho đến năm 2030 sẽ sử dụng nhiên liệu tái tạo được để sản xuất ra 80% lượng điện trên toàn quốc. Nhưng một trung tâm dữ liệu thông thường lại sử dụng nhiều điện ngang ngửa một thành phố nhỏ ở đất nước này, như Kilkenny (dân số 26.500, tính đến năm 2016), nhiều khả năng những trung tâm như vậy sẽ tiếp tục phải sử dụng một phần nhiên liệu hoá thạch.
Và những quan ngại về môi trường càng gia tăng khi các chuyên gia dự báo về khả năng xảy ra tình trạng thiếu hụt nhiên liệu trong tương lai gần.
Trung tâm dữ liệu của Google ở Dublin
Vào đầu năm nay, cơ quan quản lý nước và năng lượng của Ireland, CRU, cảnh báo rằng sự phát triển mạnh của các trung tâm dữ liệu có thể dẫn đến tình huống cúp điện luân phiên, buộc các nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ Xã hội phải kêu gọi một lệnh cấm tạm thời đối với hoạt động xây dựng các trung tâm dữ liệu mới. Họ nói rằng chính phủ “không biết chính xác điều đó có nghĩa là gì đối với Ireland và đối với cơ sở hạ tầng” quốc gia. Tuy nhiên, CRU lại quyết định đi ngược lại lời kêu gọi đó.
Một số nơi, bao gồm nhiều địa phương ở Hà Lan, trước đây hoặc hiện nay đang có chính sách hoãn xây dựng các trung tâm dữ liệu bởi những quan ngại về môi trường. Chính phủ Singapore vào năm 2019 đã ra lệnh tạm ngừng mọi dự án trung tâm dữ liệu mới để kiểm soát sự tăng trưởng trong lĩnh vực này, vốn chiếm khoảng 7% tổng lượng điện tiêu thụ của đảo quốc sư tử trong năm đó. Kể từ đó, chính phủ Singapore đã và đang làm việc với các chuyên gia công nghiệp nhằm tìm kiếm giải pháp đảm bảo cho sự phát triển bền vững, và dự kiến sẽ đưa ra kết luận cuối cùng trong năm nay.
Nhưng tại Ireland, cơ quan quản lý năng lượng cho biết sẽ đánh giá các trung tâm dữ liệu dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm liệu các trung tâm này có được xây dựng tại các khu vực đang rơi vào tình trạng thiếu điện, và liệu nó có thể tự tạo điện để dùng trong trường hợp nguồn cung bị gián đoạn hay không. Đây là một quyết định tương đồng với lập trường của chính phủ. Theo đó, Tuyên bố Chính phủ 2018 về Vai trò của Các trung tâm Dữ liệu trong Chiến lược Doanh nghiệp của Ireland đã xếp “các trung tâm dữ liệu với quy mô vượt mức nhất định” vào một nhóm đặc biệt nhằm giúp quy trình đi đến quyết định liên quan việc xây dựng chúng của chính phủ được diễn ra một cách nhanh chóng và đơn giản hơn.
Bộ Môi trường, Khí hậu và Truyền thông nói rằng “những quy định cụ thể hơn sẽ được cân nhắc nhằm đáp ứng nhu cầu từ những đối tượng lớn, như các trung tâm dữ liệu. Chúng sẽ được đặt trong bối cảnh liên quan những mục tiêu khí hậu của quốc gia cũng như những nhu cầu trong tương lai về mạng lưới điện”
“Nghiên cứu và phát triển, để đưa Ireland đi đúng con đường hướng đến xây dựng những trung tâm dữ liệu không xả thải carbon, là điều phải làm” - bộ này nói thêm.
Ireland vẫn còn một chặng đường khá dài để đạt được mục tiêu 80% nhiên liệu tái tạo vào năm 2030, và hiện đã có những dấu hiệu cho thấy quốc gia này đang tụt lại phía sau. Năm 2020, họ còn thiếu 2,5% nữa mới đạt được mục tiêu 16% của nam. Cơ quan Năng lượng Bền vững Ireland (SEAI) nói trong bản báo cáo năm 2021 rằng điện tái tạo được “là xương sống” của mục tiêu đó, và lĩnh vực nhiệt tái tạo đã khiến tiến độ bị chậm đi. “Các nguồn năng lượng tái tạo hiện là nguồn điện lớn thứ hai sau khí thiên nhiên” - cơ quan này nói.
Patrick Brisnihan, một nhà khoa học kiêm giảng viên công nghệ tại Đại học Maynooth, cho biết hầu hết các công ty công nghệ lớn đều “mập mờ” về cách giúp họ đạt được những mục tiêu khí hậu, với những lý do khiến việc buộc họ phải chịu trách nhiệm trở nên vô cùng khó khăn. Ông chỉ ra một yếu tố quan trọng trong cơ chế khí hậu toàn cầu: những vấn đề môi trường, bao gồm ô nhiễm và khí thải, đều có thể được bù đắp bằng cách đầu tư vào năng lượng sạch hay trồng cây gây rừng.
Tại Ireland, các công ty công nghệ lớn (và các doanh nghiệp nhỏ) có thể tham gia vào thoả thuận mua điện doanh nghiệp (CPPA), trong đó họ đồng ý mua điện từ các nguồn tái tạo được ở một mức giá cố định trong một khoảng thời gian nhất định. Cách này giúp các công ty điện có được nguồn tài chính đảm bảo để xây dựng các trang trại điện gió, và các doanh nghiệp thì được cam kết mua điện gió ở mức giá đồng thuận.
Nhưng Bresnihan nói nhiều trong số các CPA đó chỉ là mánh khoé để làm đẹp báo cáo tài chính, rằng hầu hết các khoản đầu tư là quá nhỏ không tương xứng với mức năng lượng mà các công ty công nghệ lớn sử dụng.
Amazon là một trong số những tập đoàn lớn nhất tại Ireland mua năng lượng tái tạo. Khi được hỏi về những chỉ trích xoay quanh CPPA, đại diện công ty trích dẫn một phát biểu của Emma Tinker, CEO của Asper Invesment Management, công ty đầu tư trụ sở tại Anh, chuyên về cơ sở hạ tầng bền vững. Asper và đối tác là Invis hiện đang phát triển 3 dự án điện gió tại Ireland, vốn được thông qua nhờ CPPA.
“Cam kết lâu dài của Amazon nhằm thu mua 100% điện từ các trang trại điện gió của chúng tôi ở Cork, Donegal, và Galway đã cho phép Invis có nguồn tài chính cho các dự án và xây dựng chúng mà không cần trợ cấp chính phủ, tiết kiệm cho người tiêu dùng điện hàng chục triệu euro” - Tinker nói. “Những dự án này đại diện cho một phần đáng kể các dự án điện gió đang được xây dựng tại Ireland ngày nay, và tạo ra việc làm cũng như mang các khoản đầu tư đến lĩnh vực trọng điểm này trong bối cảnh đất nước hướng dến mục tiêu 80% điện từ các nguồn tái tạo vào năm 2030”
Và một phát ngôn viên của Meta nói rằng công ty cũng cam kết “hỗ trợ hoạt động công ty bằng 100% năng lượng tái tạo”, và khẳng định các dự án năng lượng tái tạo mà công ty thực hiện tại Ireland hiện sản xuất đủ năng lượng để trung tâm dữ liệu của họ tại Ireland tiêu thụ.
Nghị viên Johnny Flynn
Nghị viên Johnny Flynn đã kêu gọi các nhà phát triển làm nhiều điều hơn cho môi trường, yêu cầu họ sử dụng một “mô hình năng lượng chính ít carbon, xanh, bền vững” cho các hoạt động liên quan.
“Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi đang cố loại bỏ carbon ra khỏi đời sống, nhưng nó giống như đang đi bộ xuống một cái thang máy đang đi lên vậy” - Flynn nói.
Dẫu vậy, Flynn vẫn lạc quan về tình hình phát triển hiện nay, chỉ ra những tiềm năng kinh tế mà nó có thể mang lại, không chỉ các công việc liên quan trung tâm dữ liệu. Ông hi vọng trung tâm này có thể khuyến khích các công ty công nghệ mở rộng hoạt động đến Ennis, xét vị trí gần sông Shannon và Đại Tây Dương - nơi đang hình thành một ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi rất sôi động.
Một bản thảo của EirGrid ủng hộ ý tưởng đó, rằng những công ty sử dụng nhiều năng lượng như các trung tâm dữ liệu có thể được đặt ở phía tây và phía nam, gần với những nguồn năng lượng sạch, để giảm áp lực lên lưới điện phía đông và chuẩn bị cho các mục tiêu khí thải 2030.
Phát ngôn viên Bộ Môi trường, Khí hậu và Truyền thông cho biết “nhu cầu năng lượng tổng thể, bao gồm từ các trung tâm dữ liệu, sẽ được giới hạn trong mức khí thải trần của lĩnh vực”, và “ các trung tâm dữ liệu nằm gần các nguồn năng lượng sạch, tự tạo ra năng lượng tái tạo của riêng mình, có độ linh hoạt cao và sử dụng một số dạng thiết bị lưu trữ có khả năng giảm đáng kể lượng khí thải carbon”
“Nếu bạn có năng lượng tái tạo ngoài khơi phía tây, tại sao không đưa các trung tâm dữ liệu đến đó và khuyến khích các cơ sở công nghệ đặt gần đó?” - Flynn nói.
Nhưng Hussey, cư dân Ennis, không lạc quan như vậy.
“Với mỗi bước tiến mà Ennis thực hiện, các nhà máy điện sẽ khiến chúng ta đi lùi hai đến ba bước”
Tham khảo: CNN
Nếu được cấp phép, đây sẽ là một trong những trung tâm dữ liệu lớn nhất tại Ireland. Một công ty trụ sở tại Dublin là Art DataCentres Ltd. đã nộp bản kế hoạch cho trung tâm nói trên vào tháng 7. Không có nhiều thông tin liên quan công ty được thành lập năm 2018 này. Giám đốc và thư ký của nó có liên quan đến hơn 6.500 công ty Ireland khác - hơn 3.000 trong số đó đã đóng cửa.
Không rõ trung tâm dữ liệu kia sẽ được dùng để làm gì, hay liệu các công ty công nghệ lớn hơn khác có tham gia hay không.
Khoản đầu tư 1,4 tỷ USD có thể sẽ nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ phía chính phủ Ireland, vốn đã đưa các trung tâm dữ liệu lớn trở thành một phần của đề án “phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược” của mình, mặc cho những quan ngại ngày càng tăng rằng các trung tâm dữ liệu có thể gây cản trở đến việc thực hiện cam kết cắt giảm một nửa lượng khí thải carbon vào năm 2030 của đất nước.
Khí hậu ôn đới của Ireland giúp giảm lượng năng lượng cần thiết để làm mát các máy chủ, nhưng tỉ suất thuế doanh nghiệp của họ - vốn thuộc nhóm thấp nhất thế giới - và chính sách quản lý môi trường thân thiện là thứ khiến nước này trở nên hấp dẫn trong mắt các công ty lớn như Google, Meta, Intel, và Apple (đây là những công ty đều có trụ sở tại châu Âu).
Tuy nhiên, các trung tâm dữ liệu tại Ireland vẫn ngốn một lượng điện đáng kể, làm người ta không khỏi thắc mắc liệu với những hoạt động như thế, làm sao Ireland có thể đạt được những mục tiêu khí hậu đầy tham vọng? Theo công ty điện thuộc sở hữu nhà nước là EirGrid, các trung tâm dữ liệu đã ngốn đến 17% lượng điện được sản xuất ra tại Ireland trong năm 2021.
EirGrid nói rằng các trung tâm dữ liệu cần quá nhiều năng lượng đến nỗi trong 4 năm trở lại đây, lượng điện chúng đòi hỏi đã tương đương với việc thêm nửa triệu hộ gia đình vào mạng lưới điện của đất nước.
Host in Ireland, một tổ chức thương mại ca ngợi Ireland là “trung tâm lưu trữ dữ liệu của châu Âu”, nói trong một báo cáo vào năm ngoái rằng số trung tâm dữ liệu hoàn thành xây dựng đã tăng thêm 25% trong khoảng thời gian từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2021. Và tổ chức này ước tính, các trung tâm dữ liệu này trong năm ngoái cũng xả thải carbon bằng 1,85% lượng khí thải của cả nước.
Trong bối cảnh ngày càng nhiều trung tâm dữ liệu mọc lên trên khắp Ireland, các nhà hoạt động vì môi trường lo ngại những mục tiêu khí hậu Ireland đặt ra cũng ngày một trôi xa khỏi tầm với hơn.
Đáp lại, một phát ngôn viên của Bộ Môi trường, Khí hậu và Truyền thông Ireland cho biết Kế hoạch Hành động Khí hậu 2021 của chính phủ “đặt ra một loạt các hành động để giải quyết nhu cầu điện từ các trung tâm dữ liệu”, bao gồm một bản đánh giá về chiến lược của Ireland liên quan các trung tâm dữ liệu “nhằm đảm bảo rằng các công ty đó chỉ có thể phát triển khi chấp hành những giới hạn về khí thải và các mục tiêu về năng lượng tái tạo”
Khi công nghệ về làng
Chính quyền địa phương tại Ennis ủng hộ việc xây dựng trung tâm dữ liệu, vốn là một dự án trọng điểm trong kế hoạch kinh tế chiến lược của thị trấn. Các nhà phát triển nói rằng trung tâm sẽ tạo ra 250 việc làm ổn định và 1.200 việc làm tạm thời trong quá trình xây dựng, đồng thời giúp “kéo dãn” ngành công nghệ khỏi Dublin, qua đó giảm được áp lực lên mạng lưới điện của thủ đô.Cư dân Ennis, Pears Hussey, nói rằng ông muốn những khoản đầu tư nên được dùng để “sẵn sàng và hỗ trợ người dân trước những tác động tồi tệ nhất của khí hậu, và để đưa chúng tôi đến một xã hội công bằng bền vững hơn - thay vì thấy những khoảng đất lớn, hạ tầng công cộng, và mạng lưới điện quốc gia bị lợi dụng bởi các tập đoàn đa quốc gia”
Nếu dự án được chấp thuận, đây sẽ không phải là lần đầu tiên “công nghệ về làng” - nói theo phong cách bình dân của Việt Nam.
Vào năm 1997, Ennis từng được trao giải thưởng “Thị trấn Thời đại Thông tin” của Ireland, cùng với khoản tiền mặt 22 triệu USD được “bơm” bởi công ty viễn thông Ireland là Telecom Eireann, để mua máy tính mới với giá ưu đãi cùng đường truyền internet miễn phí cho hơn 80% số hộ gia đình và tất cả các trường học trong thị trấn.
Nhưng ngành công nghệ ở Dublin ở cách đó 245 km mới thực sự bùng nổ. Ngành công nghệ của Ireland hiện có hơn 37.000 nhân lực và tạo ra lợi nhuận xuất khẩu thường niên lên đến 39,5 tỷ USD, với Dublin là trung tâm đầu não của mọi hoạt động.
Chính quyền Ennis quyết tâm giành được miếng bánh đó, kỳ vọng rằng trung tâm dữ liệu có thể tạo thêm nhiều việc làm và giúp vùng đất phía tây Ireland tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng nhu cầu năng lượng của trung tâm dữ liệu Ennies lại là một vấn đề đáng báo động.
Theo kế hoạch của thị trấn, trung tâm gồm 6 toà nhà 2 tầng và một trung tâm năng lượng khổng lồ rộng hơn 4673 km vuông, với 18 động cơ khí đốt thiên nhiên và 66 máy phát điện dự phòng dùng dầu diesel. Kế hoạch còn cho biết các tấm năng lượng mặt trời sẽ được đặt trên mỗi trung tâm và sẽ có cả một hệ thống thu nước mưa nữa.
Dù các tài liệu liên quan dự án được nhà phát triển cung cấp cho biết những tác động tiềm tàng lên môi trường của nó sẽ không đáng kể và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu EU 2030 mà Ireland phải tuân thủ, trung tâm dữ liệu vẫn được cho là sẽ thải ra khoảng 657.000 tấn CO2 mỗi năm, xấp xỉ 1,1% tổng số ước tính của cả Ireland vào năm 2020.
“Nó khá lớn” - theo Phoebe Duvall, chuyên viên hoạch định chính sách môi trường thuộc cơ quan môi trường An Taisce.
“Khoảng 1% có thể là nhỏ nếu bạn nhìn vào một trung tâm dữ liệu, nhưng trung bình... mỗi trung tâm sẽ chiếm 0,3 - 1% khí thải thường niên của Ireland. Nếu tính tất cả các trung tâm dữ liệu (hiện là 70) - và còn nhiều trung tâm đang được lên kế hoạch xây dựng nữa, thì thực sự là rất nhiều” - bà nói.
Đưa mây xuống đất
Thuật ngữ “đám mây” ám chỉ cách dữ liệu được lưu trữ trên internet, vốn vô định hình như mây. Nhưng trên thực tế, “đám mây” lại nằm trên mặt đất, trong những trung tâm dữ liệu cực kỳ ngốn năng lượng.Melina Sharp thuộc tổ chức môi trường Futureproof nói rằng dù mọi người ngày nay đã hiểu được những nguy hại của nhựa dùng một lần, tác động môi trường của những hành vi thường ngày có sử dụng dữ liệu, như gửi email, lại ít được nhìn nhận hơn.
“Giống như một chiếc cốc nhựa, những email kia cũng góp phần xả khí thải. Chúng tích tụ ở đâu đó, không phải trong nhà bạn, mà là trong những trung tâm dữ liệu mới được xây trên toàn thế giới” - bà nói.
“Mọi người lo ngại về những chiếc cốc dùng một lần, nhưng thực ra chúng (nhựa và dữ liệu) hiện nay đều được tạo ra từ nhiên liệu hoá thạch” - Sharp nói thêm.
Ireland đã cam kết cho đến năm 2030 sẽ sử dụng nhiên liệu tái tạo được để sản xuất ra 80% lượng điện trên toàn quốc. Nhưng một trung tâm dữ liệu thông thường lại sử dụng nhiều điện ngang ngửa một thành phố nhỏ ở đất nước này, như Kilkenny (dân số 26.500, tính đến năm 2016), nhiều khả năng những trung tâm như vậy sẽ tiếp tục phải sử dụng một phần nhiên liệu hoá thạch.
Và những quan ngại về môi trường càng gia tăng khi các chuyên gia dự báo về khả năng xảy ra tình trạng thiếu hụt nhiên liệu trong tương lai gần.
Vào đầu năm nay, cơ quan quản lý nước và năng lượng của Ireland, CRU, cảnh báo rằng sự phát triển mạnh của các trung tâm dữ liệu có thể dẫn đến tình huống cúp điện luân phiên, buộc các nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ Xã hội phải kêu gọi một lệnh cấm tạm thời đối với hoạt động xây dựng các trung tâm dữ liệu mới. Họ nói rằng chính phủ “không biết chính xác điều đó có nghĩa là gì đối với Ireland và đối với cơ sở hạ tầng” quốc gia. Tuy nhiên, CRU lại quyết định đi ngược lại lời kêu gọi đó.
Một số nơi, bao gồm nhiều địa phương ở Hà Lan, trước đây hoặc hiện nay đang có chính sách hoãn xây dựng các trung tâm dữ liệu bởi những quan ngại về môi trường. Chính phủ Singapore vào năm 2019 đã ra lệnh tạm ngừng mọi dự án trung tâm dữ liệu mới để kiểm soát sự tăng trưởng trong lĩnh vực này, vốn chiếm khoảng 7% tổng lượng điện tiêu thụ của đảo quốc sư tử trong năm đó. Kể từ đó, chính phủ Singapore đã và đang làm việc với các chuyên gia công nghiệp nhằm tìm kiếm giải pháp đảm bảo cho sự phát triển bền vững, và dự kiến sẽ đưa ra kết luận cuối cùng trong năm nay.
Nhưng tại Ireland, cơ quan quản lý năng lượng cho biết sẽ đánh giá các trung tâm dữ liệu dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm liệu các trung tâm này có được xây dựng tại các khu vực đang rơi vào tình trạng thiếu điện, và liệu nó có thể tự tạo điện để dùng trong trường hợp nguồn cung bị gián đoạn hay không. Đây là một quyết định tương đồng với lập trường của chính phủ. Theo đó, Tuyên bố Chính phủ 2018 về Vai trò của Các trung tâm Dữ liệu trong Chiến lược Doanh nghiệp của Ireland đã xếp “các trung tâm dữ liệu với quy mô vượt mức nhất định” vào một nhóm đặc biệt nhằm giúp quy trình đi đến quyết định liên quan việc xây dựng chúng của chính phủ được diễn ra một cách nhanh chóng và đơn giản hơn.
Bộ Môi trường, Khí hậu và Truyền thông nói rằng “những quy định cụ thể hơn sẽ được cân nhắc nhằm đáp ứng nhu cầu từ những đối tượng lớn, như các trung tâm dữ liệu. Chúng sẽ được đặt trong bối cảnh liên quan những mục tiêu khí hậu của quốc gia cũng như những nhu cầu trong tương lai về mạng lưới điện”
“Nghiên cứu và phát triển, để đưa Ireland đi đúng con đường hướng đến xây dựng những trung tâm dữ liệu không xả thải carbon, là điều phải làm” - bộ này nói thêm.
Ireland vẫn còn một chặng đường khá dài để đạt được mục tiêu 80% nhiên liệu tái tạo vào năm 2030, và hiện đã có những dấu hiệu cho thấy quốc gia này đang tụt lại phía sau. Năm 2020, họ còn thiếu 2,5% nữa mới đạt được mục tiêu 16% của nam. Cơ quan Năng lượng Bền vững Ireland (SEAI) nói trong bản báo cáo năm 2021 rằng điện tái tạo được “là xương sống” của mục tiêu đó, và lĩnh vực nhiệt tái tạo đã khiến tiến độ bị chậm đi. “Các nguồn năng lượng tái tạo hiện là nguồn điện lớn thứ hai sau khí thiên nhiên” - cơ quan này nói.
Làm đẹp báo cáo tài chính
Khi mà mọi người bắt đầu nhận ra những áp lực ngày càng lớn mà các trung tâm dữ liệu gây ra cho mạng lưới điện, các công ty công nghệ lớn buộc phải tìm cách để biện hộ cho tác động đó.Patrick Brisnihan, một nhà khoa học kiêm giảng viên công nghệ tại Đại học Maynooth, cho biết hầu hết các công ty công nghệ lớn đều “mập mờ” về cách giúp họ đạt được những mục tiêu khí hậu, với những lý do khiến việc buộc họ phải chịu trách nhiệm trở nên vô cùng khó khăn. Ông chỉ ra một yếu tố quan trọng trong cơ chế khí hậu toàn cầu: những vấn đề môi trường, bao gồm ô nhiễm và khí thải, đều có thể được bù đắp bằng cách đầu tư vào năng lượng sạch hay trồng cây gây rừng.
Tại Ireland, các công ty công nghệ lớn (và các doanh nghiệp nhỏ) có thể tham gia vào thoả thuận mua điện doanh nghiệp (CPPA), trong đó họ đồng ý mua điện từ các nguồn tái tạo được ở một mức giá cố định trong một khoảng thời gian nhất định. Cách này giúp các công ty điện có được nguồn tài chính đảm bảo để xây dựng các trang trại điện gió, và các doanh nghiệp thì được cam kết mua điện gió ở mức giá đồng thuận.
Nhưng Bresnihan nói nhiều trong số các CPA đó chỉ là mánh khoé để làm đẹp báo cáo tài chính, rằng hầu hết các khoản đầu tư là quá nhỏ không tương xứng với mức năng lượng mà các công ty công nghệ lớn sử dụng.
Amazon là một trong số những tập đoàn lớn nhất tại Ireland mua năng lượng tái tạo. Khi được hỏi về những chỉ trích xoay quanh CPPA, đại diện công ty trích dẫn một phát biểu của Emma Tinker, CEO của Asper Invesment Management, công ty đầu tư trụ sở tại Anh, chuyên về cơ sở hạ tầng bền vững. Asper và đối tác là Invis hiện đang phát triển 3 dự án điện gió tại Ireland, vốn được thông qua nhờ CPPA.
“Cam kết lâu dài của Amazon nhằm thu mua 100% điện từ các trang trại điện gió của chúng tôi ở Cork, Donegal, và Galway đã cho phép Invis có nguồn tài chính cho các dự án và xây dựng chúng mà không cần trợ cấp chính phủ, tiết kiệm cho người tiêu dùng điện hàng chục triệu euro” - Tinker nói. “Những dự án này đại diện cho một phần đáng kể các dự án điện gió đang được xây dựng tại Ireland ngày nay, và tạo ra việc làm cũng như mang các khoản đầu tư đến lĩnh vực trọng điểm này trong bối cảnh đất nước hướng dến mục tiêu 80% điện từ các nguồn tái tạo vào năm 2030”
Và một phát ngôn viên của Meta nói rằng công ty cũng cam kết “hỗ trợ hoạt động công ty bằng 100% năng lượng tái tạo”, và khẳng định các dự án năng lượng tái tạo mà công ty thực hiện tại Ireland hiện sản xuất đủ năng lượng để trung tâm dữ liệu của họ tại Ireland tiêu thụ.
Một bức tranh đầy đủ hơn
Các cơ quan chức năng tại Ennis đã cho các nhà phát triển hạn đến mùa xuân 2022 để đưa ra thông tin đầy đủ hơn về những dự án của họ đối với trung tâm dữ liệu mới, trước khi đưa ra quyết định chấp thuận hay không.Nghị viên Johnny Flynn đã kêu gọi các nhà phát triển làm nhiều điều hơn cho môi trường, yêu cầu họ sử dụng một “mô hình năng lượng chính ít carbon, xanh, bền vững” cho các hoạt động liên quan.
“Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi đang cố loại bỏ carbon ra khỏi đời sống, nhưng nó giống như đang đi bộ xuống một cái thang máy đang đi lên vậy” - Flynn nói.
Dẫu vậy, Flynn vẫn lạc quan về tình hình phát triển hiện nay, chỉ ra những tiềm năng kinh tế mà nó có thể mang lại, không chỉ các công việc liên quan trung tâm dữ liệu. Ông hi vọng trung tâm này có thể khuyến khích các công ty công nghệ mở rộng hoạt động đến Ennis, xét vị trí gần sông Shannon và Đại Tây Dương - nơi đang hình thành một ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi rất sôi động.
Một bản thảo của EirGrid ủng hộ ý tưởng đó, rằng những công ty sử dụng nhiều năng lượng như các trung tâm dữ liệu có thể được đặt ở phía tây và phía nam, gần với những nguồn năng lượng sạch, để giảm áp lực lên lưới điện phía đông và chuẩn bị cho các mục tiêu khí thải 2030.
Phát ngôn viên Bộ Môi trường, Khí hậu và Truyền thông cho biết “nhu cầu năng lượng tổng thể, bao gồm từ các trung tâm dữ liệu, sẽ được giới hạn trong mức khí thải trần của lĩnh vực”, và “ các trung tâm dữ liệu nằm gần các nguồn năng lượng sạch, tự tạo ra năng lượng tái tạo của riêng mình, có độ linh hoạt cao và sử dụng một số dạng thiết bị lưu trữ có khả năng giảm đáng kể lượng khí thải carbon”
“Nếu bạn có năng lượng tái tạo ngoài khơi phía tây, tại sao không đưa các trung tâm dữ liệu đến đó và khuyến khích các cơ sở công nghệ đặt gần đó?” - Flynn nói.
Nhưng Hussey, cư dân Ennis, không lạc quan như vậy.
“Với mỗi bước tiến mà Ennis thực hiện, các nhà máy điện sẽ khiến chúng ta đi lùi hai đến ba bước”
Tham khảo: CNN