Càng già đi chúng ta càng bị lùn hơn, vì sao lại như vậy?

Càng về già chúng ta dường như càng bị lùn đi. Điều này được nghiên cứu là do các đĩa đệm trong tủy sống có xu hướng xích lại gần nhau, đây là nguyên nhân quan trọng nhất và cũng có những lý do khác nữa có thể cũng góp phần làm giảm chiều cao của bạn.

Chiều cao của chúng ta sẽ bị giảm đi khi về già

Đáng buồn là nếu bạn vốn đã lùn thì càng về già bạn sẽ càng lùn đi. Đó cũng là lý do mà vì sao mỗi năm trôi qua, chúng ta đều thấy cha mẹ, ông bà mình có vẻ như bị "nhỏ lại". Sự giảm chiều cao này đã được chứng mình là xảy ra ở cả nam và nữ trên khắp các châu lục. Giống như việc lão hóa là không thể tránh khỏi, thì việc chúng ta thấp dần theo tuổi tác cũng tương tự như vậy.
Càng già đi chúng ta càng bị lùn hơn, vì sao lại như vậy?
Tuy nhiên, mọi người sẽ bắt đầu bị mất chiều cao dần vào khoảng 30 tuổi trở đi, hoặc từ 40 tuổi. Cứ khoảng 10 năm sau độ tuổi này, con người sẽ mất đi khoảng gần 1 cm. Ước tính kể từ mốc 30-40 tuổi đến lúc già đi, chúng ta sẽ bị lùn đi khoảng 2,5 đến 7,5 cm. Ngoài ra sự suy giảm chiều cao này cũng tăng nhanh hơn theo tuổi tác, càng nhiều tuổi thì chiều cao càng giảm nhanh (tất nhiên là phải khi chúng ta đã qua tuổi dậy thì, gọi là "tuổi ăn tuổi lớn.")

Vậy giữa nam và nữ, việc giảm chiều cao theo tuổi tác sẽ khác nhau như thế nào?

Đàn ông và phụ nữ có sự khác nhau về việc giảm chiều cao khi già đi, thường thì phụ nữ sẽ lùn đi nhanh hơn so với nam giới cùng độ tuổi, đặc biệt là sau khi mãn kinh. Trong độ tuổi từ 30 đến 70, nam giới sẽ mất đi 3cm chiều cao của mình, đối với phụ nữ con số này có thể lên tới 5cm. Kể từ 80 tuổi trở đi, con số này là 5 cm đối với nam và 8 cm đối với nữ.
Càng già đi chúng ta càng bị lùn hơn, vì sao lại như vậy?
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ kết luận rằng chiều cao của nam giới và phụ nữ giảm theo độ tuổi trong các phân tích ngang và dọc. Sự khác biệt về chiều cao do giới tính không rõ ràng trong các nghiên cứu cắt ngang (là nghiên cứu được thực hiện tại một thời điểm hay trong khoảng một thời gian ngắn, mỗi đối tượng chỉ thu thập thông tin một lần và không theo dõi xuôi theo thời gian). Tuy nhiên, các nghiên cứu dọc (nghiên cứu tiếp tục trong một thời gian dài hơn và sử dụng cùng một mẫu ở mỗi giai đoạn) chỉ ra rằng phụ nữ giảm chiều cao nhanh hơn khi họ già đi so với nam giới. Ngoài ra, điều thú vị là đối với nam giới, tỷ lệ giảm chiều cao còn phụ thuộc vào chiều cao tối đa lúc họ trưởng thành. Nghĩa là những người đàn ông cao hơn thì cũng sẽ có xu hướng giảm chiều cao nhanh hơn, còn ở phụ nữ điều này lại không có sự liên quan.

Việc giảm kích thước đĩa đệm ở cột sống là nguyên nhân chủ yếu của việc giảm chiều cao

Chiều cao của một người được quyết định bởi chiều dài của xương chân, xương sống và hộp sọ, chúng sẽ đạt được chiều dài tối đa vào cuối độ tuổi vị thành niên, sau đó chiều cao của con người sẽ không tăng nữa. Trong suốt giai đoạn trưởng thành, chiều dài của xương chân và xương sọ vẫn giữ nguyên khá nhiều, nhưng xương cột sống lại có xu hướng thu lại, tác động đến chiều cao của chúng ta.
Cột sống được tạo thành từ 24 đốt xương, mỗi xương được gọi là 1 đốt sống. chúng được xếp chồng lên nhau và kéo dài từ gáy đến thắt lưng. Giữa mỗi đốt sống sẽ có một lớp đệm giống như gel thường được gọi là đĩa đệm. Các đĩa đệm đốt sống đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì tư thế của chúng ta. Nó hoạt động giống như một "bộ giảm xóc" mang lại sự linh hoạt cho lưng.

Càng già đi chúng ta càng bị lùn hơn, vì sao lại như vậy?
Chất màu xanh lam như thạch trong hình trên tượng trưng cho một đĩa đệm đốt sống

Vậy những lý do chính dẫn đến việc giảm chiều cao là gì?

Thứ nhất, khi chúng ta già đi, chất lỏng dạng gel ở các đĩa đệm sẽ dần bị cạn kiệt, khiến các đĩa đệm đốt sống trở nên mỏng hơn, làm các đốt sống có xu hướng xích lại ở vị trí gần nhau hơn, có nghĩa là chiều cao của chúng ta giảm đi. Ngoài ra, việc mất dần chất lỏng quan trọng này cũng khiến lưng của chúng ta cứng và thiếu linh hoạt hơn khi về già. Các xương dài của chân và tay cũng mất đi một hàm lượng khoáng chất, nhưng chúng không thay đổi chiều dài.
Càng già đi chúng ta càng bị lùn hơn, vì sao lại như vậy?
Đĩa đệm đốt sống có xu hướng mỏng dần theo tuổi tác
Thứ hai, các dây chằng ở bàn chân bắt đầu thoái hóa theo tuổi tác khiến bàn chân của chúng ta bị cong lại, giảm chiều cao con người bị thêm một chút ít. Tuy nhiên, những tác động này vẫn không rõ ràng bằng sự thay đổi do các đĩa đệm đốt sống gây ra.
Thứ ba, khi tuổi ngày càng cao, khối lượng cơ nạc sẽ mất đi một phần do teo hoặc mất mô cơ. Về mặt kỹ thuật còn được gọi là giảm cơ - tình trạng mất cơ do tuổi tác. Theo đó, các sợi cơ co lại và được thay thế với tốc độ chậm hơn. Sự mất cơ chủ yếu diễn ra ở phần thân, khiến cho chúng ta trông ngày càng lùn đi.

Có thể làm gì để hạn chế được việc giảm chiều cao theo tuổi tác này không?

Không có bất cứ điều gì có thể ngăn chặn được quy luật tự nhiên này, cũng như sự lão hóa, nhưng chúng ta có thể làm nhiều thứ để hạn chế hay giảm được tốc độ của nó. Trong đó việc hình thành những thói quen tốt và thay đổi lối sống có thể cứu vãn cho chúng ta được 1-2 cm chiều cao.
- Tập thể dục là cách tốt nhất nhằm cải thiện các vấn đề liên quan đến xương và cơ, đều ảnh hưởng gián tiếp đến chiều cao của của chúng ta. Nhưng lời khuyên là nên tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức.
- Một chế độ ăn uống tốt, giàu canxi và vitamin D giúp duy trì xương và bù đắp lượng khoáng chất bị mất ở các đốt xương.
- Nên tránh hút thuốc và uống quá nhiều rượu hoặc hấp thụ nhiều caffein.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top