VNR Content
Pearl
Mới đây, các chuyên gia y tế đế từ Singapore đã đưa ra lời cảnh báo cho thế giới, có thể xuất hiện một loại virus mới có tên "SARS-CoV-3" do con người truyền cho dơi. Virus này được đánh giá gây ảnh hưởng không chỉ cho con người mà còn cả động vật.
Giáo sư Wang Linfa đến từ Đại học Duke - NUS cho biết tại Hội nghị Bộ trưởng về Y tế Công cộng Kỹ thuật số Asean rằng: “Hiện tượng lây nhiễm này được gọi là lây truyền đảo ngược (reverse-zoonosis), có nghĩa là virus sẽ được truyền lại từ người sang động vật, thay vì từ động vật truyền sang người như trước”.
Hiện nay, hầu hết các chuyên gia đều tin virus nCoV có trong cơ thể loài dơi ở châu Á. Nó được truyền sang một động vật trung gian nào đó, rồi mới lan truyền cho con người. Trong đó, nguồn lây xuất phát từ khu vực chợ hải sản Vũ Hán, Trung Quốc. Giáo sư Wang cho biết: "Hiện tại, dịch bệnh đang bùng phát rộng và lây lan nhanh trong cộng đồng người trên khắp thế giới. Và điều sắp tới có thể xảy ra chính là việc virus có thể lây truyền từ người sang động vật".
Đã có rất nhiều trường hợp ghi nhận động vật bị nhiễm nCov từ người, trong đó nhiều nhất là việc thú cưng bị nhiễm nCoV từ chủ của chúng. Do đó, “sẽ thật đáng lo nếu con người có thể lây Covid-19 cho những vật chủ mới, điều này sẽ vô tình tạo nên những ổ chứa virus tự nhiên”. Các chuyên gia đã đưa ra một số giải thuyết về việc con người có thể lây truyền virus cho động vật, gián tiếp thông qua thức ăn mà người bị bệnh để lại.
Hiện tại, Gs. Wang và các đồng nghiệp đã nuôi cấy thành công virus nCoV và đưa Singapore trở thành quốc gia thứ ba sau Trung Quốc làm được điều này. Ông cho biết: "Dơi có một hệ miễn dịch rất đặc biệt. Chúng có thể duy trì một lượng virus nhất định trong cơ thể, giữ ở mức an toàn mà không phát triển thành bệnh. Tuy nhiên, lượng virus có sẵn trong cơ thể dơi vẫn có thể truyền sang các động vật khác tiếp xúc với chúng. Tuy nhiên, virus vẫn có thể đột biến và truyền sang động vật X, Y hoặc Z. Vì vậy, khi virus đột biến này được truyền sang động vật X, Y, Z và lây sang người, thì chúng ta sẽ nhận được các chủng bệnh X, Y, Z hoặc gọi là Sars-CoV-3”.
Mỗi lần virus lây lan giữa các loài, chúng đều có những biến đổi nhất định về mặt di truyền để thích nghi với vật chủ mới. Càng lây truyền nhiều, virus càng đột biến nhiều hơn.
Do đó, để có thể chuẩn bị và đối phó với một làn sóng dịch bệnh mới nguy hiểm hơn có thể xảy ra trong tương lai, Gs. Wang đề xuất:
- Kiểm duyệt và xem xét các loại virus đang lưu hành ở các loại động vật khác nhau, đặc biệt là những loài được buôn bán và tiêu thụ thường xuyên.
- Lên kế hoạch đánh giá rủi ro mà virus mới có thể để lại cũng như dự trù các biện pháp đối phó, ngăn chặn sự lây lan của virus.
- Các chuyên gia y tế cần có sự cẩn trọng đối với các ca nhiễm nghiêm trọng và bất thường vì đó có thể là dấu hiệu đầu tiên của một chủng virus mới.
- Cuối cùng là là phát triển vaccine và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Hiện tại, ông và các đồng nghiệp đang phát triển một loại vaccine riêng để tiêm tăng cường trong tương lai, kỳ vọng có thể hiệu quả với các biến chủng mới sẽ xuất hiện.
Nguồn: Straits Times
Giáo sư Wang Linfa đến từ Đại học Duke - NUS cho biết tại Hội nghị Bộ trưởng về Y tế Công cộng Kỹ thuật số Asean rằng: “Hiện tượng lây nhiễm này được gọi là lây truyền đảo ngược (reverse-zoonosis), có nghĩa là virus sẽ được truyền lại từ người sang động vật, thay vì từ động vật truyền sang người như trước”.
Hiện nay, hầu hết các chuyên gia đều tin virus nCoV có trong cơ thể loài dơi ở châu Á. Nó được truyền sang một động vật trung gian nào đó, rồi mới lan truyền cho con người. Trong đó, nguồn lây xuất phát từ khu vực chợ hải sản Vũ Hán, Trung Quốc. Giáo sư Wang cho biết: "Hiện tại, dịch bệnh đang bùng phát rộng và lây lan nhanh trong cộng đồng người trên khắp thế giới. Và điều sắp tới có thể xảy ra chính là việc virus có thể lây truyền từ người sang động vật".
Hiện tại, Gs. Wang và các đồng nghiệp đã nuôi cấy thành công virus nCoV và đưa Singapore trở thành quốc gia thứ ba sau Trung Quốc làm được điều này. Ông cho biết: "Dơi có một hệ miễn dịch rất đặc biệt. Chúng có thể duy trì một lượng virus nhất định trong cơ thể, giữ ở mức an toàn mà không phát triển thành bệnh. Tuy nhiên, lượng virus có sẵn trong cơ thể dơi vẫn có thể truyền sang các động vật khác tiếp xúc với chúng. Tuy nhiên, virus vẫn có thể đột biến và truyền sang động vật X, Y hoặc Z. Vì vậy, khi virus đột biến này được truyền sang động vật X, Y, Z và lây sang người, thì chúng ta sẽ nhận được các chủng bệnh X, Y, Z hoặc gọi là Sars-CoV-3”.
Mỗi lần virus lây lan giữa các loài, chúng đều có những biến đổi nhất định về mặt di truyền để thích nghi với vật chủ mới. Càng lây truyền nhiều, virus càng đột biến nhiều hơn.
- Kiểm duyệt và xem xét các loại virus đang lưu hành ở các loại động vật khác nhau, đặc biệt là những loài được buôn bán và tiêu thụ thường xuyên.
- Lên kế hoạch đánh giá rủi ro mà virus mới có thể để lại cũng như dự trù các biện pháp đối phó, ngăn chặn sự lây lan của virus.
- Các chuyên gia y tế cần có sự cẩn trọng đối với các ca nhiễm nghiêm trọng và bất thường vì đó có thể là dấu hiệu đầu tiên của một chủng virus mới.
- Cuối cùng là là phát triển vaccine và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Hiện tại, ông và các đồng nghiệp đang phát triển một loại vaccine riêng để tiêm tăng cường trong tương lai, kỳ vọng có thể hiệu quả với các biến chủng mới sẽ xuất hiện.
Nguồn: Straits Times