VNR Content
Pearl
Từ ngày 22/9 vừa qua, các cửa hàng bán lẻ ủy quyền của Apple (AAR) tại Việt Nam đã chính thức cho đặt hàng iPhone 15 Series. Tuy theo ghi nhận chung là một số mẫu iPhone 15 (chủ yếu Pro và Pro Max) đã "cháy hàng" chỉ một thời gian ngắn sau khi mở bán, các đại lý cho biết họ không hi vọng lãi nhiều từ sản phẩm này, thậm chí chỉ mong hòa vốn hoặc lỗ "chấp nhận được".
Đây là một tình trạng trái ngược với những năm trước, khi mỗi mùa iPhone mới ra mắt, việc kinh doanh iPhone được xem là "gà đẻ trứng vàng", đảm bảo doanh thu của cửa hàng trong nhiều tháng. Việc các AAR gặp khó với iPhone 15 Series có thể được lý giải bằng hai lý do.
Đầu tiên, là sự xuất hiện của cửa hàng Apple Store trực tuyến. Nó trực tiếp gây sức ép lên các đại lý bán iPhone trong nước, thiết lập một mức giá "trần" lên toàn bộ thị trường iPhone. Các đại lý buộc phải giảm giá để thu hút khách hàng và cạnh tranh, chưa kể những chi phí như marketing nên lợi nhuận đã ít lại càng ít hơn. Đây là hiện tượng đã xảy ra từ năm ngoái với iPhone 14 Series, nhưng với sự xuất hiện của Apple Store online, nó càng trầm trọng hơn.
Thứ hai, là chính sách "bia kèm lạc" của Apple vẫn diễn ra, dù "kín" hơn trước. Cụ thể, các cửa hàng khi nhận iPhone 15 Series được phân bổ sẽ phải nhận bán kèm các sản phẩm khác của Apple như ốp lưng, tai nghe, thậm chí là iPad và Mac. Còn nhớ năm ngoái, để có thể giành lấy một lô hàng lớn iPhone 14 Series, một hệ thống cửa hàng đã phải "ôm" thêm cả một lô iMac, cho đến nay vẫn còn hàng tồn vì không bán được.
Đây cũng là một điều khiến các đại lý iPhone bức xúc. Trong khi các hãng khác nâng niu đại lý "như nâng trứng", Apple gần như không hề quan tâm. Hãng không quan tâm đại lý bán được với giá nào, miễn là đáp ứng được số lượng bán ra để làm tiêu chí cung cấp hàng. Apple có thể làm vậy vì họ vừa là người sản xuất, vừa đích thân bán nên không lo nguồn hàng, trong khi mặc kệ các đại lý "đánh nhau".
Đầu tiên, là sự xuất hiện của cửa hàng Apple Store trực tuyến. Nó trực tiếp gây sức ép lên các đại lý bán iPhone trong nước, thiết lập một mức giá "trần" lên toàn bộ thị trường iPhone. Các đại lý buộc phải giảm giá để thu hút khách hàng và cạnh tranh, chưa kể những chi phí như marketing nên lợi nhuận đã ít lại càng ít hơn. Đây là hiện tượng đã xảy ra từ năm ngoái với iPhone 14 Series, nhưng với sự xuất hiện của Apple Store online, nó càng trầm trọng hơn.
Thứ hai, là chính sách "bia kèm lạc" của Apple vẫn diễn ra, dù "kín" hơn trước. Cụ thể, các cửa hàng khi nhận iPhone 15 Series được phân bổ sẽ phải nhận bán kèm các sản phẩm khác của Apple như ốp lưng, tai nghe, thậm chí là iPad và Mac. Còn nhớ năm ngoái, để có thể giành lấy một lô hàng lớn iPhone 14 Series, một hệ thống cửa hàng đã phải "ôm" thêm cả một lô iMac, cho đến nay vẫn còn hàng tồn vì không bán được.
Đây cũng là một điều khiến các đại lý iPhone bức xúc. Trong khi các hãng khác nâng niu đại lý "như nâng trứng", Apple gần như không hề quan tâm. Hãng không quan tâm đại lý bán được với giá nào, miễn là đáp ứng được số lượng bán ra để làm tiêu chí cung cấp hàng. Apple có thể làm vậy vì họ vừa là người sản xuất, vừa đích thân bán nên không lo nguồn hàng, trong khi mặc kệ các đại lý "đánh nhau".