Câu chuyện ớn lạnh về "Lõi quỹ": khi các nhà khoa học sẵn sàng "đùa với bom hạt nhân" và cái kết

Đó là chuyện về một quả bom thứ 3 từng trong "tư thế" sẵn sàng để ném xuống nước Nhật. Tuy nhiên, sau sự hỗn loạn và hậu quả kinh hoàng của 2 quả bom đầu tiên dội xuống, nó đã được giữ lại.
Hai quả bom đã được ném xuống Hiroshima và Nagasaki là những quả bom hạt nhân đầu tiên và duy nhất từng được sử dụng trong chiến tranh, cướp đi sinh mạng của 200.000 người. Nhưng có lẽ, những người Nhật không biết rằng, tại Phòng thí nghiệm Los Alamos ở New Mexico, lõi bom nguyên tử thứ 3 đang được nghiên cứu, đó là một quả cầu nặng 6,2 kilôgam làm từ plutonium và gali tinh chế.

Câu chuyện ớn lạnh về Lõi quỹ: khi các nhà khoa học sẵn sàng đùa với bom hạt nhân và cái kết
Hình ảnh "Lõi quỷ" trong vụ tai nạn khủng khiếp trong lịch sử
Người ta cho rằng, nếu chiến tranh và xung đột vẫn diễn ra thì quả bom lõi plutonium này sẽ được cho nổ bên trên một thành phố khác của Nhật Bản chỉ bốn ngày sau đó. Quả bom có tên mã là 'Rufus' vào thời điểm này sau đó đã được giữ lại tại cơ sở để thử nghiệm thêm. Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, hãy xem vì sao lõi bom hạt nhân còn sót lại cuối cùng này được gọi là "Lõi quỹ".

Tai nạn đầu tiên, nhà vật lý qua đời sau 25 ngày bị nhiễm phóng xạ

Chưa đầy một tuần sau khi quả bom thứ 2 dội xuống Nhật Bản, vụ tai nạn đầu tiên đã xảy ra. Các nhà khoa học Los Alamos biết rõ rủi ro của những gì họ đang làm, khi họ tiến hành các thí nghiệm tới hạn với nó. Họ biết rằng quả bom plutonium sẽ có một điểm siêu tới hạn mà ở đó một phản ứng dây chuyền hạt nhân sẽ giải phóng một vụ nổ bức xạ chết người.
Vào đêm ngày 21 tháng 8 năm 1945, nhà vật lý Harry Daghlian trở lại phòng thí nghiệm sau bữa tối mà không có ai khác. Khi Daghlian làm việc, ông bao quanh quả cầu plutonium bằng những viên gạch làm từ cacbua vonfram, loại gạch này phản xạ neutron do lõi phóng ra trở lại nó, đưa nó đến gần hơn với mức tới hạn.

Câu chuyện ớn lạnh về Lõi quỹ: khi các nhà khoa học sẵn sàng đùa với bom hạt nhân và cái kết
Bàn tay bị bỏng, phồng rộp của Daghlian
Mặc dù thiết bị theo dõi neutron đã chỉ ra rằng plutonium sắp đạt mức siêu tới hạn, Daghlian đã di chuyển để kéo một trong những viên gạch này ra, nhưng điều này vô tình lại làm rơi nó trên đỉnh của quả cầu bom, gây ra hiện tượng siêu tới hạn và tạo ra ánh sáng xanh lam cùng một làn sóng nhiệt. Daghlian ngay lập tức đưa tay ra và lấy viên gạch ra, nhận thấy tay mình có cảm giác ngứa ran khi làm như vậy.
Tất cả đã quá muộn, trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó Daghlian nhận được một liều phóng xạ gây chết người. Bàn tay bị bỏng, phồng rộp và cuối cùng anh rơi vào trạng thái hôn mê sau nhiều tuần buồn nôn và đau đớn. Daghlian qua đời chỉ 25 ngày sau vụ tai nạn. Nhân viên bảo vệ đang làm nhiệm vụ cũng bị nhiễm một liều phóng xạ nhưng không tới mức nguy hiểm đến tính mạng.

Thử nghiệm chết người vẫn được tiếp tục

Sau cái chết của Daghlian, các nhà khoa học của phòng thí nghiệm đã xem xét lại các quy trình an toàn, nhưng dường như mọi thay đổi được thực hiện đều không đủ để ngăn chặn một vụ tai nạn tương tự xảy ra vào năm sau.
Vào ngày 21 tháng 5 năm 1946, một trong những đồng nghiệp của Daghlian, nhà vật lý Louis Slotin, đang chứng minh một thí nghiệm tới hạn tương tự, hạ thấp một mái vòm berili trên lõi. Giống như những viên gạch cacbua vonfram trước đó, mái vòm berili phản xạ neutron trở lại lõi, đẩy nó tới mức tới hạn. Lần này Slotin đã cẩn thận, để đảm bảo mái vòm không để nó che phủ hoàn toàn lõi, sử dụng tuốc-nơ-vít để duy trì một khe hở nhỏ, hoạt động như một van quan trọng để cho phép đủ neutron thoát ra ngoài.

Câu chuyện ớn lạnh về Lõi quỹ: khi các nhà khoa học sẵn sàng đùa với bom hạt nhân và cái kết
Louis Slotin, bên trái, với tổ hợp bom hạt nhân đầu tiên
Không may là Tuốc-nơ-vít trượt và mái vòm rơi xuống, một khoảnh khắc bao phủ hoàn toàn lõi quỷ, một bong bóng berili dội lại quá nhiều neutron vào nó. Một nhà khoa học khác trong phòng, Raemer Schreiber, quay lại khi nghe thấy tiếng mái vòm rơi xuống, cảm thấy nóng và nhìn thấy một tia sáng xanh lam khi lõi quỷ đạt mức siêu tới hạn lần thứ hai.
Một lần nữa, thiệt hại đã xảy ra. Ông ta và 7 người khác trong phòng đều bị nhiễm một loạt phóng xạ, nhưng Slotin là người duy nhất nhận một liều lượng gây chết người, và liều lượng lớn hơn liều lượng gây ra cho Daghlian. Sau cơn buồn nôn và nôn ban đầu, ban đầu ông có vẻ hồi phục trong bệnh viện, nhưng trong vài ngày sau đó có dấu hiệu sụt cân, đau bụng và bắt đầu xuất hiện chứng rối loạn tâm thần. Slotin qua đời 9 ngày sau đó.

Câu chuyện ớn lạnh về Lõi quỹ: khi các nhà khoa học sẵn sàng đùa với bom hạt nhân và cái kết
Sơ đồ vụ tai nạn năm 1946

Sự trùng hợp kỳ lạ

Hai vụ tai nạn chết người chỉ cách nhau vài tháng, có thể hoàn toàn tránh được, nhưng dường như vì mục đích khoa học, các chuyên gia sẵn sàng chấp nhận nó.
Kể từ đó họ cũng ngừng gọi lõi plutonium là 'Rufus' mà thay bằng cái tên "Lõi quỷ". Dễ hiểu tại sao các nhà khoa học lại đặt cho nó cái tên mê tín như vậy.
Sau vụ tai nạn Slotin, plutonium được nấu chảy và tái hòa nhập vào kho dự trữ hạt nhân của Mỹ để được đúc lại thành các lõi khác khi cần thiết. Lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng, lõi quỷ bị từ chối kích nổ.

Câu chuyện ớn lạnh về Lõi quỹ: khi các nhà khoa học sẵn sàng đùa với bom hạt nhân và cái kết
Có một sự trùng hợp kỳ lạ nữa, cả 2 sự cố đều diễn ra vào thứ 3, ngày 21 của tháng và những người đàn ông thậm chí đã qua đời trong cùng một phòng bệnh viện. Tuy nhiên, đó không phải để nói có dấu hiệu ma quỷ gì ở đây. Điều cốt yếu là do con người ngay từ đầu đã lao vào chế tạo những thứ vũ khí khủng khiếp này.
Điều đó cũng cho thấy rằng các nhà khoa học giữa thế kỷ 20 đã thất bại một cách "đau đớn" như thế nào trong việc bảo vệ mình khỏi những mối nguy hiểm cực độ mà chính họ đang đùa giỡn.
>>>Trung Quốc thử nghiệm kính viễn vọng "mắt tôm hùm" đầu tiên trên thế giới, chụp X-quang cả vũ trụ chính xác chưa từng có
Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top