Nguyễn Quốc Hòa
Writer
Một cây cầu được xây dựng bằng công nghệ in 3D đồng thời có khả năng thu gọn lại đã được khánh thành mới đây tại Công viên Đổi mới Vịnh Trí tuệ thuộc quận Bảo Sơn, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Việc chế tạo thành công cây cầu này được coi là một bước tiến đáng kể trong công nghệ in 3D cho các kiến trúc có thể thu hẹp.
Với 9 đoạn nhịp ngắn, cây cầu dài 9,34m, rộng 1,5m và cao 1,1m, nặng khoảng 850kg bắc qua một cái ao nhỏ và được cho là có thể chịu được tối đa 20 người cùng một lúc.
Về cơ bản, nó được tạo thành từ 36 tấm ghép hình tam giác và 17 tấm hình tứ giác, toàn bộ được in 3D trong ba ngày. Vật liệu được sử dụng là polyeste tổng hợp cacbonat. Khi cuộn vào, nó giống như một con tôm và thu về dưới dạng một ống trụ nằm ngang. Toàn bộ quá trình trượt ra của cầu chỉ mất 1 phút và được điều khiển từ xa bằng công nghệ Bluetooth. Nó cũng được trang bị hệ thống cảnh báo tự động nhạy cảm với trọng lực để chống quá tải.
Công viên Đổi mới Vịnh Trí tuệ nơi đặt cây cầu cũng là nơi đặt trụ sở của hơn 300 công ty trên toàn cầu trong lĩnh vực in 3D, sản xuất vi mô thông minh, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) cùng các dự án người máy. Địa điểm này cũng được cho là nơi có bảo tàng in 3D duy nhất trên thế giới.
Nguồn: YouTube
Vào năm 2019, một cây cầu bê tông in 3D dài 26,3 mét và rộng 3,6 mét đã được lắp đặt trong công viên. Nó được ca ngợi là lớn nhất thế giới vào thời điểm đó, do Đại học Thanh Hoa in 3D trong 450 giờ.
Vào đầu năm nay, một dự án khác do Đại học Thanh Hoa thực hiện đã chứng kiến việc xây dựng thành công một hiệu sách bằng bê tông in 3D trong công viên. Hiệu sách được in 3D tại chỗ trong ba tuần bằng cách sử dụng "bê tông sợi", công nghệ vật liệu có thể chịu được tác động của lực nén và động đất, với diện tích sàn 30 mét vuông.
Tham khảo Xinhua
Về cơ bản, nó được tạo thành từ 36 tấm ghép hình tam giác và 17 tấm hình tứ giác, toàn bộ được in 3D trong ba ngày. Vật liệu được sử dụng là polyeste tổng hợp cacbonat. Khi cuộn vào, nó giống như một con tôm và thu về dưới dạng một ống trụ nằm ngang. Toàn bộ quá trình trượt ra của cầu chỉ mất 1 phút và được điều khiển từ xa bằng công nghệ Bluetooth. Nó cũng được trang bị hệ thống cảnh báo tự động nhạy cảm với trọng lực để chống quá tải.
Công viên Đổi mới Vịnh Trí tuệ nơi đặt cây cầu cũng là nơi đặt trụ sở của hơn 300 công ty trên toàn cầu trong lĩnh vực in 3D, sản xuất vi mô thông minh, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) cùng các dự án người máy. Địa điểm này cũng được cho là nơi có bảo tàng in 3D duy nhất trên thế giới.
Nguồn: YouTube
Vào năm 2019, một cây cầu bê tông in 3D dài 26,3 mét và rộng 3,6 mét đã được lắp đặt trong công viên. Nó được ca ngợi là lớn nhất thế giới vào thời điểm đó, do Đại học Thanh Hoa in 3D trong 450 giờ.
Vào đầu năm nay, một dự án khác do Đại học Thanh Hoa thực hiện đã chứng kiến việc xây dựng thành công một hiệu sách bằng bê tông in 3D trong công viên. Hiệu sách được in 3D tại chỗ trong ba tuần bằng cách sử dụng "bê tông sợi", công nghệ vật liệu có thể chịu được tác động của lực nén và động đất, với diện tích sàn 30 mét vuông.
Tham khảo Xinhua