CEO Nguyễn Tử Quảng mất 2 năm để tìm câu trả lời: “Tại sao mình làm vậy vẫn bị chửi”?

N
Hoa Phan
Phản hồi: 1
Trong bài trả lời phỏng vấn trang CafeF mới đây, CEO Tập đoàn Công nghệ Bkav Nguyễn Tử Quảng chia sẻ những cảm xúc rất thật từ ngày trên giảng đường đại học cho đến khởi nghiệp, dấn thân sản xuất sản phẩm phần cứng và hứng chịu búa rìu dư luận. Vị doanh nhân nổi tiếng sinh năm 1975 vốn xuất thân là học sinh chuyên toán Đại học Sư Phạm, được tiếp xúc rất sớm với máy tính từ năm 1989 nhờ có người bác làm ở trường. Chiếc máy tính hiện đại đầu tiên của Việt Nam đã khiến anh say mê ngành công nghệ và quyết định học Đại học Bách khoa Hà Nội, mặc dù đã theo học Học viện Ngân hàng được... một ngày.
CEO Nguyễn Tử Quảng mất 2 năm để tìm câu trả lời: “Tại sao mình làm vậy vẫn bị chửi”?
Ảnh: CafeF Từ năm 1995, anh Quảng đã nghiên cứu và nghiên cứu về virus máy tính, bắt tay viết phần mềm diệt virus máy tính cùng với một số người bạn. Phần mềm diệt virus nội địa đầu tiên này đã được người dùng đón nhận, yêu thích. Nhà phát triển khi đó cũng kiêm vai trò hỗ trợ người dùng trực tiếp. Nhưng trả lời ngày đêm rồi mà nhiều người gọi quá, anh Quảng không thể trả lời hết. Để phục vụ được hàng chục triệu người dùng khác với phục vụ vài trăm ngàn người. Nhận ra điều này, anh đã quyết định thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, anh Quảng chia sẻ mục đích lập doanh nghiệp khi đó không phải để làm giàu, mà chỉ với mục tiêu thu được tiền để có vốn tái đầu tư và trả lương cho các em sinh viên. Có thể bạn chưa biết, hiện nay Bkav là địa chỉ đào tạo sinh viên lớn của các trường đại học kỹ thuật trên địa bàn Hà Nội. Nhiều sản phẩm đình đám của hãng có sự đóng góp chất xám của sinh viên intern. Từng được phong là “Hiệp sĩ công nghệ thông tin”, nhưng sau khi phần mềm diệt virus thương mại hóa, dư luận “quay xe” ngay, bắt đầu ném đá và gọi vị CEO trẻ tuổi là “nổ” vì nhiều phát ngôn “ngạo nghễ”, trong đó có nói “Phần mềm diệt virus Bkav có thể cạnh tranh sòng phẳng với các phần mềm khác trên thế giới” hồi năm 2005. Thực ra, bây giờ ai nói sản phẩm Việt Nam tốt hơn của ngoại cũng có thể bị “ném đá”, nói gì cách đây gần 2 chục năm? Khi đó, anh Quảng nghĩ có thể do phần mềm là sản phẩm vô hình nên mọi người không nhìn thấy được, không hiểu được rằng các kỹ sư Bkav đã làm tốt như thế nào. Đến 2009, anh bắt đầu quyết định sản xuất điện thoại, với niềm tin rằng một sản phẩm hữu hình sẽ thay đổi định kiến. Nhưng đến giờ anh phải thừa nhận “lúc đó tôi vẫn chưa thực sự hiểu hết vấn đề”. Làm phần cứng, nhất là smartphone có cái khó của nó. Tiền là một chuyện. Nhưng không đủ nhiệt huyết chắc không thể có Bphone ngày nay. Ngay từ đầu, Bkav đã chờ đợi trong vô vọng khi ngỏ lời đề nghị các hãng chip lớn trên thế giới như Intel, Qualcomm hợp tác hỗ trợ. Phải mất ba năm sau đó, Qualcomm mới đồng ý hợp tác sau khi Bkav chứng tỏ cho họ thấy công ty Việt Nam có khả năng thiết kế và phát triển smartphone. Nhưng cũng cần hơn gấp đôi thời gian như vậy để Bkav thuyết phục được 200 nhà cung ứng cung cấp con tụ, con trở, cơ khí, chống nước, công nghệ phay… cho Bphone. Năm 2015, Bphone đầu tiên ra đời, có sức thu hút lớn với cả khen và chê. Lúc đó, anh Quảng nhớ lại, anh đã tin rằng khi mình ra mắt một thiết bị vật lý đẹp thế này, có thể so sánh với những hãng Apple, Samsung thì không có cớ nào mọi người không tự hào và thích thú. Nhưng trong khi anh còn phơi phới niềm tin như vậy, thốt ra “Thật không thể tin nổi” tự tận đáy lòng, thì dư luận lại ném đá, chỉ trích. “Mình cứ nghĩ rằng ra mắt điện thoại thì sẽ hết ném đá, vậy mà còn bị ném đá nhiều hơn”, CEO Nguyễn Tử Quảng nói. Sau đó, anh thừa nhận đã bị stress nặng trong gần 2 năm sau đó, tình trạng còn tệ hơn cả trầm cảm. Nhưng kể cả như vậy, anh chưa bao giờ có ý nghĩ từ bỏ. Thời gian đó, anh điều hành công ty từ xa, vừa làm Bphone 2017 vừa suy ngẫm sự đời, triết học. “Tôi tìm về đến gốc, giải thích chính mình, tại sao mình làm như vậy vẫn bị chửi?”, anh nói. “Tôi nhận ra rằng mọi thứ đều có quy luật, rằng bất kể việc nào có tác động lớn tới xã hội thì không thể không gây tranh cãi. Việc mà ai cũng thấy dễ thì đã không gây tranh cãi”.
CEO Nguyễn Tử Quảng mất 2 năm để tìm câu trả lời: “Tại sao mình làm vậy vẫn bị chửi”?
Ảnh: CafeF Đọc bài phỏng vấn này, tôi cảm nhận thấy những gì mà cá nhân anh Quảng và Bkav đã bỏ ra là quá lớn, không chỉ một nghìn tỉ làm smartphone (mà vẫn đang thiếu), còn dồn cả tâm huyết, trí tuệ. Những gì thu được, thật ngạc nhiên không phải là lợi nhuận, mà như anh xác nhận là “đã phá vỡ được” định kiến của người tiêu dùng với sản phẩm công nghệ Việt. “Rõ ràng tại thời điểm chúng tôi chuẩn bị ra mắt Bphone, mọi người vẫn nói với nhau câu chuyện rằng “Việt Nam không làm nổi con ốc vít”. Nó nặng nề kinh khủng. Nhưng bây giờ không ai nói vậy nữa, câu nói ấy tuyệt chủng rồi. Giờ đây họ nói về việc có cạnh tranh được với Apple hay không. Kể cả tôi đang bị ném đá, người ta bảo “Làm sao cạnh tranh được với Apple?”. Như vậy là tốt rồi, ít nhất họ thừa nhận là có thể so sánh đã, còn được hay không, chờ kết quả.” Và một điều nữa tôi cho rằng anh đã làm được nhưng ít đề cập đến. Đó là anh đang góp phần làm ra của cải cho xã hội. Không phải tự nhiên mà Việt Nam cố gắng trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nên nhớ rằng, chỉ có một nền sản xuất công nghiệp hiện đại, dựa trên lực lượng sản xuất đã phát triển cao mới đưa năng suất lao động lên cao, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Sao phải mất 2 năm tronh khi a chỉ cần bỏ 1 phút bớt nổ khi giới thiệu 1 sản phẩm chuẩn bị ra mắt, và chỉ cần khiêm tốn 1 chút để người mua không phải quá thất vọng khi những gì người mua sử dụng không tương xứng với những gì họ bỏ ra và trái ngược với lời nói của a..
 
Thành viên mới đăng
Top