Chất độc thần kinh này đã giết chết hàng ngàn con cừu, buộc Mỹ phải chỉnh sửa luật về vũ khí

Năm 1942, Quân đội Mỹ lập ra Trường thử Dugway (DPG) ở sa mạc phía tây Utah, cách thành phố Salt Lake 137 km về phía tây nam. Nơi này nằm cạnh Trường Huấn luyện và Thử nghiệm Utah, một cơ sở chuyên thử nghiệm và phát triển vũ khí. Kết hợp với nhau, cả hai hình thành nên vùng không phận có mục đích đặc biệt lớn nhất trên lãnh thổ nước Mỹ.
Theo trang Interesting Engineering, mục đích của Dugway là thử nghiệm vũ khí hóa học và sinh học, thuốc giải cho các loại vũ khí đó, chất độc, các hệ thống chuyên dụng để phun hóa chất, và trang phục bảo hộ. Dugway còn thử nghiệm súng phun lửa và các kỹ thuật thả bom lửa khác.
Chất độc thần kinh này đã giết chết hàng ngàn con cừu, buộc Mỹ phải chỉnh sửa luật về vũ khí
Trường thử Dugway ở Utah
Vào năm 1958, Quân đội Mỹ chuyển Trường Vũ khí Hóa, Sinh và Bức xạ đến DPG. Trong suốt thời gian cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, tại đây bắt đầu tiến hành nhiều đợt thử nghiệm vũ khí sinh học dưới dạng bệnh lây truyền qua loài muỗi.
Trong thập niên 1960, có thông tin cho rằng gần 230.000 kg chất độc thần kinh đã bị xả ra không khí trong quá trình thử nghiệm tại Dugway, cùng với 328 đợt thử nghiệm vũ khí sinh học trong môi trường mở và 74 đợt thử nghiệm bom bẩn khác.
"VX"
Một trong những chất độc thần kinh được thử nghiệm tại Dugway là "VX", viết tắt của "venomous agent X". VX là chất độ thần kinh cực mạnh, lần đầu được chế tạo vào thập niên 1950 bởi một nhà hóa học làm việc tại Imperial Chemical Industries, sau đó được thử nghiệm tại trại Porton Down siêu bí mật của Anh, nơi đặt trụ sở của Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng nước này.
Chỉ cần hấp thụ 10 mg VX qua da, hoặc 25 - 30 mg qua đường thở, cũng đủ để giết chết một người trưởng thành, biến VX trở thành một sản phẩm tiềm năng hơn nhiều so với chất độc Sarin nổi tiếng. Khi bị phơi nhiễm, VX sẽ phá hủy cơ chế cảnh báo của cơ thể bằng cách chặn enzyme cho phép các tuyến và cơ bắp thư giãn, dẫn đến việc co cơ không thể kiểm soát được, cuối cùng gây ra tình trạng nghẹt thở ở nạn nhân.
VX bị Liên Hiệp Quốc xếp vào danh mục vũ khí hủy diệt hàng loạt và bị cấm sử dụng theo Hiệp ước Vũ khí Hóa học 1993, nhưng điều đó không thể ngăn các bên tiếp tục lợi dụng nó. Vào ngày 13/2/2017, Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bị tấn công bằng VX tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur ở Malaysia.
Ông này đã bị chụp khăn tẩm VX lên mặt, sau đó tiếp tục bị hai người phụ nữ (một người Việt Nam và một người Indonesia) xịt hơi độc. Dù nhanh chóng được chuyển đến bệnh viện và chăm sóc đặc biệt, ông Kim vẫn không qua khỏi. Khi bị bắt, hai hung thủ giải thích rằng họ cứ tưởng đó chỉ là trò đùa được dàn dựng cho một chương trình truyền hình thực tế nào đó. Sau khi điều tra, một người không phải chịu án phạt nào, còn người kia chỉ phải ngồi tù một tháng trước khi được trả tự do.

Biến cố gây ra cái chết của hàng ngàn con cừu

Vào ngày 13/3/1968, một chiếc máy bay chiến đấu A-4 Skyhawk với hai khoang chứa hóa chất TMU-28B bay ngang qua Dugway để thử nghiệm phun VX trong không khí. Mỗi khoang chứa hơn 727 lít chất độc thần kinh, và không may là ngay khi vừa bắt đầu thử nghiệm, các vòi xịt của một trong hai khoang đã bị lỗi, vô tình làm rò rỉ một lượng nhỏ chất độc ở độ cao lớn hơn nhiều so với dự định, khiến chúng bị phát tán ra xa khỏi trường thử Dugway.
Chất độc thần kinh này đã bay đến Thung lũng Skull gần đó, vốn là một cộng đồng làm nông nằm ngay phía bắc DPG. Hàng ngàn chú cừu vô tội đang nhởn nhơ gặm cỏ, cho đến khi thảm kịch ập xuống.
Chất độc thần kinh này đã giết chết hàng ngàn con cừu, buộc Mỹ phải chỉnh sửa luật về vũ khí
Một chú cừu ở Thung lũng Skull
Vào sáng ngày 14/3/1968, Cảnh sát trưởng hạt Tooele là Fay Gillette nhận được cuộc gọi từ một chủ trại gia súc, nói rằng ông cần đến hiện trường ngay. Điều Gillette thấy tiếp theo khiến ông ớn lạnh người. "Lũ cừu nằm khắp nơi. Tất cả chúng đều đã chết - những mảng trắng trải dọc đến tận chân trời"
Vào ngày 17/3/1968, Keith Smart, giám đốc Trung tâm Sinh thái và Dịch tễ học tại Dugway bị đánh thức lúc 12 rưỡi khuya bởi một cuộc gọi nói rằng hơn 6.000 con cừu đã chết tại Thung lũng Skull. Dugway ngay lập tức phủ nhận hoạt động thử nghiệm vũ khí hóa học, tuy nhiên họ đã bị lật tẩy vào ngày 21/3/1968, khi Thượng nghị sỹ bang Utah là Frank Moss công khai một bản báo cáo của Lầu Năm Góc miêu tả vụ rải hơn 1.454 lít VX vào ngày 13/3 nói trên.
Theo tạp chí Science, những chú cừu vô tội có thể không chết ngay lập tức, mà "có biểu hiện choáng váng, đầu gục xuống hoặc nghiêng về một bên, bước đi xiêu vẹo mất kiểm soát", trước khi ngã quỵ. Những triệu chứng của chúng giống hệt những triệu chứng gây ra khi bị nhiễm độc khí gas thần kinh VX.
Trung tâm Dịch bệnh Quốc gia ở Atlanta đã cho thử các mẫu nước và cỏ tại khu vực Thung lũng Skull, cũng như lấy mẫu máu và gan của những chú cừu đã chết. Kết quả đã chứng minh mọi thứ, rằng nguyên nhân cái chết là do chất độc thần kinh của quân đội.
Chất độc thần kinh này đã giết chết hàng ngàn con cừu, buộc Mỹ phải chỉnh sửa luật về vũ khí
Thu dọn xác cừu chết ở Thung lũng Skull
Quân đội đã âm thầm đền bù 376.685 USD cho chủ trang trại, Alvin Hatch, chủ nhân của 90% số cừu bị giết. Họ cũng gửi xe ủi đến trang trại của Hatch để hỗ trợ chôn cất.
Vào tháng 2/1969, kênh truyền hình NBC cho phát sóng một bộ phim tài liệu về biến cố ở Dugway, và một nghị sỹ quốc hội từ New York tên Richard McCarthy đã xem được nội dung này. Ông bị sốc vì cứ nghĩ rằng vũ khí hóa học từ lâu đã bị cấm sử dụng theo hiệp ước quốc tế.

Lỗ hổng lớn

Trong Chiến tranh thế giới I, mọi quốc gia lớn tham chiến đều sử dụng vũ khí hóa học, gây ra những hệ quả kinh hoàng. Hơn 1 triệu binh sỹ bị nhiễm độc, hơn 90.000 người chết. Tiếp sau cuộc chiến, vào năm 1925, 38 quốc gia đã ký Nghị định thư về việc cấm sử dụng chất gây ngạt, chất độc hoặc các loại khí độc hại hoặc sử dụng vũ khí vi trùng trong chiến tranh, còn gọi là Nghị định thư Geneva theo tên thành phố tổ chức sự kiện. Tính đến tháng 4/2021, 146 quốc gia đã phê chuẩn, tán thành, hoặc ký kết Nghị định này.
Nghị định thư Geneva cấm sử dụng vũ khí hóa học và sinh học trong các cuộc xung đột vũ trang trên toàn cầu. Nó được ký vào ngày 17/6/1925 và đi vào hiệu lực từ ngày 8/2/1928. Ngoài ra, nghị định thư còn cấm sử dụng "khí gây ngạt, khí độc, hoặc các loại khí khác, và mọi chất lỏng, vật chất hoặc thiết bị tương tự khác" "các vũ khí vi trùng trên chiến trường".
Chất độc thần kinh này đã giết chết hàng ngàn con cừu, buộc Mỹ phải chỉnh sửa luật về vũ khí
Vũ khí hóa học được sử dụng trong Chiến tranh thế giới I
Nhưng có một lỗ hổng: dù Mỹ đã ký kết Nghị định thư Geneva vào năm 1925, họ không phê chuẩn nó cho đến tận ngày 10/4/1975, khi Quốc hội Mỹ cuối cùng cũng thông qua nghị định thư này và được công bố bởi Tổng thống Gerald Ford. Chưa hết, nghị định không đề cập đến việc sản xuất, lưu trữ, hoặc vận chuyển các loại vũ khí hóa học và sinh học. Những hiệp ước về sau khắc phục được kẽ hở - Hiệp ước Vũ khí Sinh học và Hiệp ước Vũ khí Hóa học - những phải đến tận năm 1972 và 1993 mới được ký kết. Điều đó cho phép Mỹ thoải mái thực hiện sản xuất và thử nghiệm vũ khí hóa học, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 1961 đến 1969.
Số lượng vũ khí hóa học được tạo ra nhiều đến nỗi xử lý chúng cũng trở thành một vấn đề lớn. Một phần trong số này đã được giải quyết bằng cách thả hàng trăm ngàn tấn hóa chất vào đại dương. Tệ hơn nữa, rất ít tài liệu chính thức còn được lưu giữ về số lượng và vị trí các loại vũ khí này bị tiêu hủy.
Đối với các loại vũ khí hóa học được lưu trữ trên đất liền, rất nhiều thùng chứa đã và đang bị rò rỉ, mà đáng chú ý nhất là vụ việc rò rỉ 21.000 quả bom hóa học tại Kho vũ khí núi Rocky ở Denver.
Vào tháng 5/1969, Nghị sỹ McCarthy, người được báo cáo về biến cố Dugway nói trên, bắt đầu tổ chức các phiên điều trần quốc hội về chương trình vũ khí hóa học của Mỹ. Những phiên điều trần này đã cho thấy chương trình tiêu hủy vũ khí hóa học của Mỹ được đặt tên là CHASE, viết tắt của "Cut Holes And Sink' Em" (Đục lỗ rồi nhấn chìm chúng).
Vào tháng 7/1969, chỉ hai tháng sau các phiên điều trần của Nghị sỹ McCarthy, 24 cá nhân tại căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa phát bệnh do phơi nhiễm một loại khí gas thần kinh xuất phát từ một vụ rò rỉ nhỏ. Sự chú ý của báo giới đã buộc Lầu Năm Góc phải thừa nhận rằng ngoài Okinawa và Dugway, họ còn cho thử nghiệm các loại chất độc thần kinh Tabun, Sarin, Soman, VX, và khí mù tạt ngoài môi trường mở tại Kho vũ khí Edgewood ở Maryland và Ford McClellan ở Alabama.

Chất độc thần kinh vẫn đang được sử dụng

Vào ngày 4/3/2018, một cựu quan chức quân sự Nga, cũng là một điệp viên hai mang, tên Sergei Skripal và con gái ông, Yulia, được phát hiện chết trên một băng ghế ngoài nhà hàng ở Salisbury, Anh. Khi sỹ quan cảnh sát Nick Bailey đến nhà của Skripal để điều tra, ông cũng ngã bệnh.
Cuối cùng, người ta xác định được Skripals và Bailey bị ảnh hưởng bởi chất độc thần kinh Novichok, và hai điệp viên của Cơ quan tình báo GRU của Nga bị cáo buộc đã âm thầm xâm nhập vào Anh để tiến hành vụ tấn công sau đó tẩu thoát. Hai người này đã mang theo Novichok trong một chai nước hoa đến từ một nhãn hiệu nổi tiếng, và sau vụ tấn công, họ đã vứt chai này trong một thùng rác ở thị trấn Amesbury gần đó.
Chất độc thần kinh này đã giết chết hàng ngàn con cừu, buộc Mỹ phải chỉnh sửa luật về vũ khí
Dawn Sturgess
Khi Charlie Rowley, một cư dân ở Amesbury, đi đến bãi rác để tìm một thứ gì đó thú vị mang về tặng... bạn gái, Dawn Sturgess, anh ta đã phấn khích khi tìm thấy chai nước hoa này. Sturgess sử dụng nước hoa và không qua khỏi, để lại đứa con gái bơ vơ. Rowley may mắn sống sót.
Người ta cũng nghi ngờ rằng vào tháng 2/2018, khí độc chlorine đã được sử dụng để tấn công hai thị trấn ở Syrian là Saraqueb ở tỉnh Idlib và Douma ở phía đông Ghouta. Trước đó, chính phủ Syria đã từng nhiều lần tấn công người dân bằng các loại vũ khí hóa học khác.
Biến cố Dugway đã được dựng thành bộ him Rage vào năm 1972, do George C. Scott đạo diễn kiêm vai chính. Nhà văn Stephen King cũng sử dụng tư liệu về biến cố để viết nên cuốn tiểu thuyết The Stand vào năm 1978.
Tham khảo: Interesting Engineering.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top