Hãy xem bức hình dưới đây và thử đoán điều gì từ nó có thể thuyết phục bạn bỏ ra 9 triệu USD (hơn 200 tỷ VND) để sở hữu?
Tấm hình mà bạn đang nhìn thấy phía trên là một tác phẩm NFT, nó là một phần trong bộ sưu tập CryptoPunks, tập hợp 10.000 NFT được phát hành vào năm 2017. Thời điểm mà Bitcoin vẫn còn khá mới với thế giới.
Phần lớn chúng ta rất bất ngờ với con số 9 triệu USD hoặc chính ý tưởng của tấm hình trên. Phản ứng này không thay đổi nhiều từ khi cơn sốt NFT bùng nổ vào tháng 3 năm ngoái. Công chúng nói chung đều phản đối vì nó có thể làm hại môi trường. Mua bán càng lớn, sự bất công càng trắng trợn.
Quay trở lại với tấm hình, chủ sở hữu của nó là anh Richerd - nhà phát triển phần mềm người Canada. Anh ấy từng xây dựng phần mềm tiền điện tử vào năm 2013, nhưng sau đó từ bỏ vì quá mệt mỏi. Sau khi khám phá ra NFT đầu năm nay, Richerd mua CryptoPunk # 6046 vào ngày 31 tháng 3 với giá 86.000 USD, món hàng trị giá nhất trong cuộc đời anh.
Richerd, người có hơn 80.000 người theo dõi trên Twitter, tuyên bố CryptoPunk của anh ấy là vô giá và anh sẽ không bán bất kể giá nào. Ngay ngày hôm sau, có một lời đề nghị mua lại trị giá 2.500 ether, tương đương 9,5 triệu USD. Thương vụ này xảy ra không phải vì tấm hình của anh đáng giá, các NFT tương tự chỉ có giá khoảng 400.000 USD, mà là vì lời tuyên bố không bán của anh. Nếu Richerd nhấp vào "chấp nhận", sẽ có 2.500 ether chảy vào ví của anh ta.
Tuy nhiên, anh vẫn giữ lời hứa và không bán nó. "Rõ ràng là ngày trước tôi đã nói 'Tôi không bán nó với bất kỳ giá nào', nếu tôi bán nó bây giờ, tôi sẽ đi ngược lại sự chính trực của mình", Richerd nói.
"Trên hết, tôi đã sử dụng CryptoPunk này làm ảnh đại diện, làm thương hiệu của tôi. Mọi người đều biết đó là tôi”, anh bổ sung. Suy nghĩ về lựa chọn của Richard thì thấy nó quả thực điên rồ, nhưng nếu bạn theo đuổi NFT một cách kỹ càng, bạn sẽ thấy quyết định của Richard ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa.
Mọi người có lẽ quên rằng những thứ rất đắt tiền hầu như chỉ được mua bởi những người rất giàu, và những người rất giàu chi tiêu rất nhiều cho các biểu tượng địa vị. Lấy ví dụ như bộ sưu tập câu lạc bộ du thuyền Bored Ape. Đó là một bộ sưu tập 10.000 NFT vượn, tất cả đều có những đặc điểm khác nhau khiến một số loài trở nên hiếm hơn những con khác. Những tấm hiếm được bán với giá một triệu USD, trong khi số còn lại có giá khoảng 200.000 USD.
Vào thời điểm ra mắt, các nhà phát triển BAYC đã bán NFT vượn với giá chỉ khoảng 190 USD mỗi chiếc, nhưng sau đó họ có cú nhảy vọt giá trị đáng kinh ngạc. BAYC, thuộc sở hữu của Steph Curry và Jimmy Fallon, giống như công ty sản xuất bộ sưu tập ảnh hồ sơ. Mục đích chung của hình ảnh là làm ảnh đại diện trên Discord - nơi hãng kinh doanh NFT tập trung - hoặc trên nền tảng mạng xã hội khác.
Tóm lại ai cũng phải bỏ ra tối thiểu 200.000 USD nếu muốn có một sản phẩm NFT.
Nhìn từ góc độ người bình thường, đó là một khoản chi vô ích. Nhưng nếu đặt nó trong phạm vi tiêu tiền của người giàu, mức giá đó trở nên ít sốc hơn. Bạn có thể nhấn chuột phải và chọn lưu ảnh, vậy tại sao lại phải bỏ ra nhiều tiền như vậy? Bạn có thể mua một ngôi nhà đẹp trong một khu vực dân cư an toàn ở bất cứ đâu trên thế giới với giá 1 triệu USD, nhưng ngôi sao nổi tiếng lại chi đến 20 triệu USD cho một căn biệt thự. Bạn có thể mua một chiếc váy thời trang với giá dưới 500 USD, nhưng Chanel lại xây dựng thương hiệu để bán nó với giá gấp 20 lần giá trị.
"Trong thế giới thực, làm thế nào để mọi người linh hoạt sự giàu có của họ? Đó có thể là mua ô tô hoặc đồng hồ. Và nó cũng có thể trở thành một tấm hình ảo như NFT", Alex Gedevani, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu tiền điện tử Delphi Digital cho biết.
Trong trường hợp của Richard, anh ấy có một doanh nghiệp phải điều hành, nơi hướng dẫn nghệ sĩ kỹ thuật số cách ứng dụng công nghệ blockchain để tạo ra NFT. Việc trở thành một phần của bộ sưu tập NFT được tìm kiếm nhiều nhất sẽ giúp ích cho hoạt động kinh doanh đó. Richerd từng nói công ty của anh được như bây giờ là nhờ vào bức ảnh NFT, quả là như vậy. Thậm chí có một số nhà đầu tư còn đặt tên tổ chức họ theo tên anh ấy.
"Bất kỳ ai sở hữu CryptoPunk đều tin vào một điều cụ thể nào đó. Tôi muốn thể hiện sự tin tưởng của mình. Đây là một trong những dự án khiến bạn phải chi tiền”, anh nói.
(còn tiếp)
Nguồn: Cnet
Phần lớn chúng ta rất bất ngờ với con số 9 triệu USD hoặc chính ý tưởng của tấm hình trên. Phản ứng này không thay đổi nhiều từ khi cơn sốt NFT bùng nổ vào tháng 3 năm ngoái. Công chúng nói chung đều phản đối vì nó có thể làm hại môi trường. Mua bán càng lớn, sự bất công càng trắng trợn.
Quay trở lại với tấm hình, chủ sở hữu của nó là anh Richerd - nhà phát triển phần mềm người Canada. Anh ấy từng xây dựng phần mềm tiền điện tử vào năm 2013, nhưng sau đó từ bỏ vì quá mệt mỏi. Sau khi khám phá ra NFT đầu năm nay, Richerd mua CryptoPunk # 6046 vào ngày 31 tháng 3 với giá 86.000 USD, món hàng trị giá nhất trong cuộc đời anh.
Richerd, người có hơn 80.000 người theo dõi trên Twitter, tuyên bố CryptoPunk của anh ấy là vô giá và anh sẽ không bán bất kể giá nào. Ngay ngày hôm sau, có một lời đề nghị mua lại trị giá 2.500 ether, tương đương 9,5 triệu USD. Thương vụ này xảy ra không phải vì tấm hình của anh đáng giá, các NFT tương tự chỉ có giá khoảng 400.000 USD, mà là vì lời tuyên bố không bán của anh. Nếu Richerd nhấp vào "chấp nhận", sẽ có 2.500 ether chảy vào ví của anh ta.
Tuy nhiên, anh vẫn giữ lời hứa và không bán nó. "Rõ ràng là ngày trước tôi đã nói 'Tôi không bán nó với bất kỳ giá nào', nếu tôi bán nó bây giờ, tôi sẽ đi ngược lại sự chính trực của mình", Richerd nói.
"Trên hết, tôi đã sử dụng CryptoPunk này làm ảnh đại diện, làm thương hiệu của tôi. Mọi người đều biết đó là tôi”, anh bổ sung. Suy nghĩ về lựa chọn của Richard thì thấy nó quả thực điên rồ, nhưng nếu bạn theo đuổi NFT một cách kỹ càng, bạn sẽ thấy quyết định của Richard ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa.
Lý do thực sự
Dưới đây là lý do tại sao có những NFT được mua với mức giá tương đương lương của một vị CEO. Bitcoin ước tính đã tạo ra hơn 100.000 triệu phú. Vì vậy không bất ngờ khi sản phẩm con của nó - NFT - nhanh chóng trở thành hiện tượng vào tháng 3. Đó là thời điểm Bitcoin đạt 60.000 USD, tăng hơn 500% so với chỉ sáu tháng trước.Mọi người có lẽ quên rằng những thứ rất đắt tiền hầu như chỉ được mua bởi những người rất giàu, và những người rất giàu chi tiêu rất nhiều cho các biểu tượng địa vị. Lấy ví dụ như bộ sưu tập câu lạc bộ du thuyền Bored Ape. Đó là một bộ sưu tập 10.000 NFT vượn, tất cả đều có những đặc điểm khác nhau khiến một số loài trở nên hiếm hơn những con khác. Những tấm hiếm được bán với giá một triệu USD, trong khi số còn lại có giá khoảng 200.000 USD.
Tóm lại ai cũng phải bỏ ra tối thiểu 200.000 USD nếu muốn có một sản phẩm NFT.
Nhìn từ góc độ người bình thường, đó là một khoản chi vô ích. Nhưng nếu đặt nó trong phạm vi tiêu tiền của người giàu, mức giá đó trở nên ít sốc hơn. Bạn có thể nhấn chuột phải và chọn lưu ảnh, vậy tại sao lại phải bỏ ra nhiều tiền như vậy? Bạn có thể mua một ngôi nhà đẹp trong một khu vực dân cư an toàn ở bất cứ đâu trên thế giới với giá 1 triệu USD, nhưng ngôi sao nổi tiếng lại chi đến 20 triệu USD cho một căn biệt thự. Bạn có thể mua một chiếc váy thời trang với giá dưới 500 USD, nhưng Chanel lại xây dựng thương hiệu để bán nó với giá gấp 20 lần giá trị.
"Trong thế giới thực, làm thế nào để mọi người linh hoạt sự giàu có của họ? Đó có thể là mua ô tô hoặc đồng hồ. Và nó cũng có thể trở thành một tấm hình ảo như NFT", Alex Gedevani, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu tiền điện tử Delphi Digital cho biết.
Biểu tượng địa vị
Biểu tượng địa vị không dành riêng cho mỗi người giàu. Tất cả chúng ta đều muốn đạt được nó bằng nhiều cách khác nhau. Thay vì bỏ ra 7000 USD để sở hữu một chiếc ô tô cũ, ta lại tốn đến 20.000 USD cho một chiếc hoàn toàn mới. Điểm chung của biểu tượng địa vị là nó luôn có một đối tượng mục tiêu cụ thể. Chủ ngân hàng đeo đồng hồ Rolex hoặc giám đốc đại điện bước xuống từ chiếc xe Bentley đều không quan tâm món hàng họ sử dụng có đáng không, điều quan trọng là tạo ra ảnh hưởng. NFT cũng vậy.Trong trường hợp của Richard, anh ấy có một doanh nghiệp phải điều hành, nơi hướng dẫn nghệ sĩ kỹ thuật số cách ứng dụng công nghệ blockchain để tạo ra NFT. Việc trở thành một phần của bộ sưu tập NFT được tìm kiếm nhiều nhất sẽ giúp ích cho hoạt động kinh doanh đó. Richerd từng nói công ty của anh được như bây giờ là nhờ vào bức ảnh NFT, quả là như vậy. Thậm chí có một số nhà đầu tư còn đặt tên tổ chức họ theo tên anh ấy.
"Bất kỳ ai sở hữu CryptoPunk đều tin vào một điều cụ thể nào đó. Tôi muốn thể hiện sự tin tưởng của mình. Đây là một trong những dự án khiến bạn phải chi tiền”, anh nói.
(còn tiếp)
Nguồn: Cnet