Chính phủ ban hành Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, vậy dữ liệu cá nhân là gì?

From Beijing with Love

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Mới đây, chính phủ đã ban hành Nghị định 13/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhằm siết chặt tình trạng mua bán và rò rỉ dữ liệu của người dân 1 cách mất kiểm soát như hiện nay. Các quy định này được kì vọng sẽ giúp làm tăng trách nhiệm của nhiều bên trong việc bảo mật dữ liệu, thông tin khách hàng và cá nhân trong thời đại Internet ngày nay. Song, dữ liệu cá nhân bao gồm những gì? Có những cái nào được phân loại là dữ liệu nhạy cảm?

Dữ liệu cá nhân gồm những gì?

Theo Nghị định mới ban hành, dữ liệu cá nhân sẽ bao gồm 2 loại là dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Loại thứ nhất dữ liệu cá nhân cơ bản gồm: họ, chữ đêm và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có); ngày, tháng, năm sinh, tháng năm qua đời hoặc mất tích; giới tính; nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại, quê quán và địa chỉ liên hệ; quốc tịch; hình ảnh cá nhân; số điện thoại, số CMND, số định danh cá nhân, số hộ chiếu, số giấy phép lái xe, biển số xe, mã số thuế cá nhân, số BHXH, số thẻ BHYT;... Loại thứ 2 là các dữ liệu cá nhân nhạy cảm, gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân, nếu bị xâm phạm sẽ gây tổn hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của người đó. Các dữ liệu này bao gồm quan điểm chính trị và tôn giáo, tình trạng sức khỏe, nguồn gốc chủng tộc, đặc điểm di truyền, đời sống tình dục, dữ liệu vị trí, thông tin khách hàng tham gia tổ chức tín dụng,...
Chính phủ ban hành Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, vậy dữ liệu cá nhân là gì?
Ngoài ra, hình dạng được công nhận của dữ liệu cá nhân cũng là thứ cần được quan tâm. Theo quy định, dữ liệu cá nhân là thông tin có dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh,... Những dữ liệu có thể giúp định danh 1 con người cụ thể.

Cấm mua bán

Quy định nêu rõ, “dữ liệu cá nhân thu thập phải phù hợp trong phạm vi, mục đích xử lý. Dữ liệu cá nhân không được mua, bán dưới mọi hình thức, trừ trường hợp luật có quy định khác”. Nghị định nghiêm cấm hành vi xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin, dữ liệu nhằm chống lại Nhà nước; gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

5 trường hợp được thu thập không cần xin phép

Có 5 trường hợp được phép thu thập dữ liệu cá nhân: - Trường hợp khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thê dữ liệu hoặc người khác. - Thứ 2 là công khai dữ liệu cá nhân theo quy định pháp luật. - Trường hợp thứ 3 là xử lý dữ liệu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật. - Thứ 4 là thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật. - Trường hợp cuối cùng là phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành. >>> Dữ liệu cá nhân được bảo vệ như thế nào?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top