Chính phủ Trung Quốc mở chiến dịch kiểm duyệt gắt gao nhất từ trước đến nay

Một cựu kiểm duyệt viên Trung Quốc cho biết quy mô kiểm duyệt là “chưa từng có”.
Chính phủ Trung Quốc mở chiến dịch kiểm duyệt gắt gao nhất từ trước đến nay
Vài giờ sau khi ngôi sao quần vợt Trung Quốc Peng Shuai cáo buộc một cựu quan chức nước này tấn công tình dục cô trên một bài đăng, một trong những chiến dịch kiểm duyệt gắt gao nhất từng được thực hiện đã diễn ra tại đất nước tỷ dân.
Quá trình này có vẻ quen thuộc với Liu, người từng làm kiểm duyệt nội dung tại Weibo - nơi Peng mô tả cách cựu Phó Thủ tướng Zhang Gaoli ép cô quan hệ tình dục trước khi hai người bắt đầu quan hệ tình cảm. Nhưng quy mô lần này là lớn chưa từng có, do tính chất câu chuyện gây nóng dư luận mạng xã hội, cũng như mong muốn của giới chức lãnh đạo Trung Quốc trong việc kiểm soát dư luận.
“Đây là một chiến dịch với quy mô cực kỳ khủng khiếp. Không gì có thể so sánh với sự việc lần này. Mặc dù trong quá khứ đã từng xảy ra nhiều sự kiện chính trị nghiêm trọng hơn, nhưng mức độ kiểm duyệt không gian mạng không đạt đến độ nghiêm ngặt như hiện tại”, Liu cho biết.
Giai cấp lãnh đạo chính quyền Trung Quốc coi bất kỳ vụ bê bối nào liên quan đến các quan chức cấp cao là mối đe dọa đối với sự cai trị của họ. Kể từ khi bài đăng của Peng xuất hiện, Bắc Kinh đã tìm cách xóa sổ nó khỏi lịch sử đất nước bằng cách cấm đưa tin trên các phương tiện truyền thông. Quá trình này đòi hỏi nỗ lực kiểm duyệt suốt ngày đêm từ các công ty truyền thông xã hội, đi kèm với một hệ thống trừng phạt và cố gắng thuyết phục người dân tự kiểm duyệt. Nó đã chứng tỏ khả năng của Trung Quốc trong việc giữ không gian mạng của mình “sạch sẽ” ngay cả khi vụ việc đang gây xôn xao quốc tế.
Mục đích chính là nhằm khiến cho những lời buộc tội của Peng trở thành điều cấm kỵ tại quốc gia này, giống như sự kiện Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và người đoạt giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba. Vì vậy, ngay cả những người đã đọc bài đăng cũng tránh bàn luận về nó, để cho vụ việc dần rút lui khỏi ký ức và mất đi tầm quan trọng của nó như phong trào #MeToo lớn nhất của Trung Quốc.
Chiến dịch đòi hỏi sự đóng góp của con người từ tất cả nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc. Mặc dù các từ khóa như “Peng Shuai” và “Zhang Gaoli” ngay lập tức bị chặn bởi các công cụ tìm kiếm, nhưng các kiểm duyệt viên vẫn phải tiếp tục thêm các từ mới vào danh sách các cụm từ nhạy cảm do người dùng liên tục nghĩ ra các uyển ngữ để “vượt rào”, chẳng hạn như “quần vợt”, “dưa”, tựa phim truyền hình Hàn Quốc Prime Minister and I, và những cái tên nổi tiếng khác nghe tương tự như tên của Peng và Zhang.
Đối với Bắc Kinh, “nhổ tận gốc rễ” những đề cập đến vụ việc mà không thu hút sự chú ý đến chính hành động kiểm duyệt sâu rộng này là khá mỏng manh vì chính nó có thể kích thích sự tò mò đi xa hơn. Đó là lý do tại sao phần lớn khâu kiểm duyệt phải được thực hiện bởi con người, vì họ có thể giải mã các tài liệu được che đậy mà các thuật toán không thể nhận ra, và sau đó phê duyệt nội dung không liên quan đến vấn đề này, Liu nói.
“Các nền tảng xã hội có thể đơn giản nhấn chọn cấm tất cả các từ khóa, nhưng họ đã chọn làm điều đó theo cách thủ công. Họ đang cố gắng làm cho mọi thứ trông thật bình thường bằng mọi giá nhưng có rất nhiều khó khăn”.
Chính phủ Trung Quốc mở chiến dịch kiểm duyệt gắt gao nhất từ trước đến nay
Cựu Phó Thủ tướng Zhang Gaoli (Trương Cao Lệ), 75 tuổi, đã vướng vào sự việc #MeToo lớn nhất Trung Quốc (ảnh: Wu Hong-Pool).
Có thể nhận thấy các nhà kiểm duyệt đang hoạt động trong thời gian thực khi có một chiến dịch quốc tế hỗ trợ Peng tiến vào mạng Internet Trung Quốc. Một chiến trường quan trọng là trang của Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), tổng biên tập của tờ Thời báo Hoàn Cầu do chính quyền Trung Quốc điều hành. Khi có những tin đồn xoay quanh sự an toàn của Peng, Hu đã tìm cách bịt miệng những chỉ trích bằng cách chia sẻ các clip về tay vợt này trên Twitter. Tuy nhiên, không có video nào trong số đó có thể được truy cập trong Great Firewall (được mệnh danh là “Vạn Lý Trường Thành trên mạng” của Trung Quốc).
Trang kiểm duyệt của Hu rất phức tạp, vì người dùng thường bình luận một cách mỉa mai, khiến ngay cả con người cũng khó biết được ai đó đang chỉ trích hay khen ngợi chính phủ về cách xử lý vấn đề.
Ví dụ như một nhận xét có nội dung “good|point” đã nhận được hàng trăm lượt ủng hộ trên trang của Hu trước khi nó thu hút sự chú ý của các nhà kiểm duyệt. Đó là một sự xúc phạm bị giấu kín nhắm đến nỗ lực thất bại của chính phủ khi cố chứng minh Peng đang an toàn bằng cách công bố ảnh chụp màn hình một email cố tình viết bởi cô trên tài khoản Twitter của hãng quốc tế CGTN do chính phủ điều hành. Ảnh chụp màn hình đã bị chế giễu rộng rãi vì chứa con trỏ văn bản ở giữa câu. Tài khoản đăng bình luận sau đó đã biến mất.
Ngay cả việc bài đăng của Peng xuất hiện trên mạng trong khoảng 20 phút cũng đã cho thấy một lỗ hổng trong bộ máy kiểm duyệt. Liu cho biết Weibo thường để bài đăng của các ngôi sao nhạc pop và vận động viên lên mạng trước khi bị một nhóm kiểm duyệt cấp cao sàng lọc, vì hiếm khi những người nổi tiếng Trung Quốc lên tiếng chống lại chính phủ, do sự nghiệp của họ có thể dễ dàng bị trật bánh vì những quan điểm không có lợi.
Bài đăng của Peng cho thấy mô hình này đã không thành công. Liu cho biết các nhà chức trách có thể buộc Weibo và các nhà kiểm duyệt của họ phải chịu trách nhiệm cho việc để “xổng” bài đăng của Peng. Tuần này, cơ quan giám sát internet của Trung Quốc, Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc, đã ra lệnh cho các nền tảng tăng cường “giám sát theo thời gian thực”“tích cực cảnh báo” để ngăn những người nổi tiếng đăng nội dung bị nhà nước cho là có hại.
Nhưng việc kiểm soát thiệt hại của Bắc Kinh cho đến nay đã thành công. Mặc dù thỉnh thoảng vẫn có thể tìm thấy các bài đăng về ngôi sao quần vợt, nhưng cơ quan kiểm duyệt đã loại bỏ những thảo luận liên quan đến những cáo buộc của cô đối với Zhang trên mạng internet Trung Quốc.
“Không nghi ngờ gì về việc các nhà chức trách đã quản lý khá hiệu quả để ngăn chặn bất kỳ báo cáo hoặc thảo luận độc lập nào về Peng Shuai. Những bài đăng chia sẻ sự thật trong nước sẽ luôn chạy đua với thời gian, biến mất trước khi chúng kịp dấy lên bất cứ đợt bàn luận quan trọng nào”.
Sự cần mẫn của nhân viên kiểm duyệt được hỗ trợ bằng cách tăng cường tự kiểm duyệt. Người dùng internet Trung Quốc được yêu cầu đăng ký tài khoản với danh tính thực và việc chỉ trích các nhà chức trách có thể khiến toàn bộ diễn đàn bị giải tán, các tài khoản cá nhân bị hủy bỏ và thậm chí cả người đăng cũng bị giam giữ.
Chẳng hạn, ngay cả trong các nhóm WeChat riêng tư, nhiều người cũng tránh đề cập đến trường hợp của Peng vì sợ “bay” tài khoản, vốn rất cần thiết trong việc tiếp cận công việc, thanh toán và phúc lợi xã hội.
Chính phủ Trung Quốc đã và đang cố gắng với chính sách cây gậy và củ cà rốt, để đảm bảo phong trào đấu tranh vì quyền phụ nữ đang nở rộ nằm trong tầm kiểm soát của mình. Hưởng ứng phong trào #MeToo tấn công những người đàn ông nổi tiếng trong giới học thuật, kinh doanh, tôn giáo và giải trí, các nhà chức trách đã thi hành luật mới về quấy rối tình dục và thậm chí bắt giữ một ngôi sao nhạc pop hàng đầu vì tội hiếp ***. Tuy nhiên, họ đang chặn các đơn thỉnh cầu, giam giữ và cấm truyền thông đưa tin về các vụ việc liên quan đến nam giới trong cơ tổ chức chính trị.
Chính phủ Trung Quốc mở chiến dịch kiểm duyệt gắt gao nhất từ trước đến nay
Ở một quốc gia khác, các cáo buộc lạm dụng tình dục đối với các chính trị gia cấp cao có thể tạo động lực cho phong trào bảo vệ quyền phụ nữ ở địa phương và khuyến khích nhiều phụ nữ lên tiếng hơn. Nhưng ở Trung Quốc, hậu quả từ những cáo buộc của Peng dường như đang gây ra phản ứng ngược lại.
Một nhà hoạt động nữ quyền người Trung Quốc 30 tuổi ở Mỹ, giấu tên vì sự an toàn của cô, cho biết những người ủng hộ #MeToo ở Trung Quốc đã quá sợ hãi khi nói về trường hợp của Peng trước công chúng. “Tôi lo lắng rằng #MeToo sẽ phải hứng chịu một cuộc đàn áp quy mô lớn và có tổ chức hơn. Các nhà chức trách có thể coi #MeToo là thứ được nhập khẩu từ nước ngoài nhằm mục đích lật đổ nhà nước. Đây là điều tôi sợ nhất ”, cô nói.
Các tìm kiếm cho các bài đăng trên Weibo có tên “Peng Shuai” hiện chỉ xuất hiện trong một bài đăng gần đây khi Đại sứ quán Pháp tại Trung Quốc bày tỏ lo ngại vào thứ Hai về việc thiếu thông tin về nơi ở của cô. Các đại sứ quán nước ngoài có xu hướng ít bị kiểm duyệt nghiêm khắc hơn.
Hàng nghìn người dùng đã bình luận về bài đăng, nhưng chỉ có 16 trong số 2.800 bình luận là không bị kiểm duyệt.
“Hãy nghĩ đến công việc của riêng bạn, đồ ngốc”, một trong số những bình luận được chấp nhận.
Nguồn: Vice
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top