Là một trong những nỗ lực kiểm soát của chính phủ trong thời đại kỹ thuật số, chính quyền Tokyo bắt đầu loại bỏ những chiếc đĩa mềm dùng lưu trữ và chuyển dữ liệu đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ qua.
Việc các quan chức ở thủ đô của Nhật Bản miễn cưỡng từ bỏ đĩa mềm làm nổi bật rõ những vướng mắc mà chính phủ Nhật cần nỗ lực giải quyết để đạt mục tiêu chuyển đổi kỹ thuật số hoàn toàn.
Yoichi Ono, người phụ trách quản lý công quỹ của phường Meguro, không vui vẻ với chính sách trên vì các đĩa mềm "hầu như không bao giờ bị hỏng hay mất dữ liệu". Từ lâu, hãng đã dùng đĩa mềm 3,5 inch để lưu thông tin các khoản thanh toán cho nhân viên, sau đó chuyển đến ngân hàng xử lý.
Sony, một trong những nhà cung cấp đĩa mềm 3,5 inch sớm nhất, đã ngừng sản xuất chúng cách đây một thập kỷ. Nhiều người cho rằng đĩa mềm dễ tái sử dụng và số lượng của chúng từ rất nhiều vì vậy không có lí do gì để phải bỏ tiền bạc và thời gian nâng cấp lên hệ thống mới.
Tuy nhiên, vào năm 2019 một sự kiện đã thay đổi hoàn toàn cuộc chơi. Ngân hàng Mizuho thông báo với các phường họ sẽ bắt đầu tính phí 50.000 yên (438 USD theo tỷ giá hiện tại) mỗi tháng cho việc sử dụng phương tiện lưu trữ vật lý. Lý do đưa ra là vì nhiều công ty đã ngừng sản xuất đĩa mềm, chi phí duy trì đầu đọc đĩa tăng cũng như nguy cơ mất dữ liệu.
Triển vọng chỉ chi thêm khoảng 5.000 USD một năm đã thúc đẩy các phường thực hiện chuyển đổi cho tất cả các công việc. “Điều này giúp chúng tôi tiết kiệm thời gian trong khâu lưu trữ và vận chuyển dữ liệu từ các bộ phận khác nhau”, Ono nói.
Đối với phường Chiyoda, việc chuyển đổi là một phần của kế hoạch đại tu hoàn toàn hệ thống trước năm 2026. Giờ đây người dân có thể điền vào các thủ tục giấy tờ mà không cần phải đến văn phòng phường. Chất lượng dịch vụ được cải thiện và phường cũng giảm bớt gánh nặng về nhân viên.
Việc chuyển đổi hoàn toàn sang các dịch vụ kỹ thuật số vẫn phải mất một khoảng thời gian khá dài, đặc biệt ở khâu số hóa các hợp đồng giấy tờ. “Nhiều công việc nhỏ cần phải được xử lý thật chi tiết”, theo Shogo Hoshina, trưởng phòng kế toán phường Chiyoda.
Nguồn: Nikkei Asia
[IMG alt="
Chính quyền Tokyo vừa miễn cưỡng khai tử đĩa mềm"]https://image.vnreview.vn/img.php?s...7e041bd2fda0a61ec923b2333af7&width=1080[/IMG]
Phường Meguro có kế hoạch đưa tất cả công việc liên quan đến đĩa mềm và các phương tiện lưu trữ vật lý khác sang hình thức online trong năm nay. Phường Chiyoda cũng có kế hoạch chuyển đổi tương tự trong vài năm tới. Phường Minato đã chuyển thủ tục thanh toán từ đĩa mềm sang hệ thống trực tuyến vào năm 2019.Chính quyền Tokyo vừa miễn cưỡng khai tử đĩa mềm"]https://image.vnreview.vn/img.php?s...7e041bd2fda0a61ec923b2333af7&width=1080[/IMG]
Việc các quan chức ở thủ đô của Nhật Bản miễn cưỡng từ bỏ đĩa mềm làm nổi bật rõ những vướng mắc mà chính phủ Nhật cần nỗ lực giải quyết để đạt mục tiêu chuyển đổi kỹ thuật số hoàn toàn.
Yoichi Ono, người phụ trách quản lý công quỹ của phường Meguro, không vui vẻ với chính sách trên vì các đĩa mềm "hầu như không bao giờ bị hỏng hay mất dữ liệu". Từ lâu, hãng đã dùng đĩa mềm 3,5 inch để lưu thông tin các khoản thanh toán cho nhân viên, sau đó chuyển đến ngân hàng xử lý.
Sony, một trong những nhà cung cấp đĩa mềm 3,5 inch sớm nhất, đã ngừng sản xuất chúng cách đây một thập kỷ. Nhiều người cho rằng đĩa mềm dễ tái sử dụng và số lượng của chúng từ rất nhiều vì vậy không có lí do gì để phải bỏ tiền bạc và thời gian nâng cấp lên hệ thống mới.
Tuy nhiên, vào năm 2019 một sự kiện đã thay đổi hoàn toàn cuộc chơi. Ngân hàng Mizuho thông báo với các phường họ sẽ bắt đầu tính phí 50.000 yên (438 USD theo tỷ giá hiện tại) mỗi tháng cho việc sử dụng phương tiện lưu trữ vật lý. Lý do đưa ra là vì nhiều công ty đã ngừng sản xuất đĩa mềm, chi phí duy trì đầu đọc đĩa tăng cũng như nguy cơ mất dữ liệu.
Triển vọng chỉ chi thêm khoảng 5.000 USD một năm đã thúc đẩy các phường thực hiện chuyển đổi cho tất cả các công việc. “Điều này giúp chúng tôi tiết kiệm thời gian trong khâu lưu trữ và vận chuyển dữ liệu từ các bộ phận khác nhau”, Ono nói.
Đối với phường Chiyoda, việc chuyển đổi là một phần của kế hoạch đại tu hoàn toàn hệ thống trước năm 2026. Giờ đây người dân có thể điền vào các thủ tục giấy tờ mà không cần phải đến văn phòng phường. Chất lượng dịch vụ được cải thiện và phường cũng giảm bớt gánh nặng về nhân viên.
Việc chuyển đổi hoàn toàn sang các dịch vụ kỹ thuật số vẫn phải mất một khoảng thời gian khá dài, đặc biệt ở khâu số hóa các hợp đồng giấy tờ. “Nhiều công việc nhỏ cần phải được xử lý thật chi tiết”, theo Shogo Hoshina, trưởng phòng kế toán phường Chiyoda.
Nguồn: Nikkei Asia