Chúng ta đang bị chiếc smartphone biến thành những "con nghiện"

Giống như hầu hết mọi người, hẳn bạn đã từng trải qua “hội chứng rung ảo” (Phantom Vibration Syndrome). Đó là cảm giác chiếc smartphone cất trong túi quần bỗng rung lên vì thông báo, bạn rút nó ra khỏi túi để kiểm tra và … không có thông báo nào cả, đó chỉ là sản phẩm của tưởng tượng. Tuy nhiên, một phút sau, bạn lại lặp lại hành động đó một lần nữa và cứ mãi như thế liên tục.
Chúng ta đang bị chiếc smartphone biến thành những con nghiện
Thật ra không có gì lạ khi phần lớn chúng ta đều nghiện những “chiếc máy tính” cầm tay nhỏ bé này, chúng mang đến một thế giới mạng toàn cầu rộng mở và vô số thông tin nằm ngay trong tầm tay - mặc dù điều buồn cười là chúng ta thường không khai thác những lợi ích đó mà lại chọn cách “ngấu nghiến” meme và mạng xã hội từ sớm đến tối.
Hầu hết mọi người biết rõ vấn đề nhưng lại không chọn thay đổi, tự nhủ rằng sẽ chẳng có tác hại nào cả. Chúng ta nghĩ bản thân không làm tổn hại đến bất cứ ai và điều quan trọng là chúng ta nhận thức được điều đó là tốt, ít nhất là ở một chừng mực nào đó.
Tuy nhiên, Anna Lembke, một chuyên gia điều trị nổi tiếng thế giới cho rằng, thói quen đó thật sự có hại. Và nó còn vượt ra khỏi ranh giới của việc không ngủ đủ giấc vì mải thức khuya xem YouTube trên smartphone đến tận 2 giờ sáng, hay căng thẳng bỏ quên bộ sạc ở nhà khi đi học đi làm.
Chúng ta đang bị chiếc smartphone biến thành những con nghiện
Trong cuốn sách Dopamine Nation của mình, Anna Lembke cho biết vấn đề còn tệ hơn thế nhiều. Cô đã phát hiện ra rằng việc nghiện, không thể tách rời khỏi chiếc smartphone sẽ khiến não bộ của chúng ta quen với việc tìm kiếm sự thỏa mãn tức thời, kéo dài, điều này cuối cùng sẽ ngăn chúng ta thoát ra khỏi giới hạn đó.
Cô gọi đó là chứng nghiện hành vi, trái ngược với chứng nghiện chất kích thích, nó khiến chúng ta xa rời những thứ có thể mang lại niềm vui trọn vẹn và lâu dài hơn nhiều trong cuộc sống. Lembke cho biết, đó cũng là nguyên nhân gây ra sự bùng nổ gần đây về số lượng người phải vật lộn với chứng nghiện nhẹ.
Cảm giác phấn khởi bùng nổ tức thời khi nhìn thấy bài đăng mới nhất của người nổi tiếng mà bạn yêu thích hoặc khi bức ảnh selfie của bản thân nhận được lượng like “khủng” chính là do hormone dopamine (còn gọi là hormone hạnh phúc) được tiết vào trong não bộ. Tuy nhiên, chất dẫn truyền thần kinh này không chỉ được giải phóng khi con người cảm thấy vui thích, mà còn là trong giai đoạn mong đợi dẫn đến khoảnh khắc đó.
Giai đoạn chờ đợi này là điều thúc đẩy chúng ta tìm kiếm lại khoảnh khắc hưng phấn đó - và nếu càng thỏa hiệp với mong ước được lướt mạng xã hội thì bạn càng nghiện và càng tiết ra nhiều dopamine vào lần tới, khiến bạn phải thực hiện nó thêm lần nữa. Điều này có thể xảy ra với bất cứ ai và bất cứ thứ gì, Lembke viết.
Chúng ta đang bị chiếc smartphone biến thành những con nghiện
Cô kể về những trải nghiệm điều trị cho bệnh nhân, chẳng hạn như một người đàn ông hơn 60 tuổi chế tạo một chiếc máy thủ *** để thỏa mãn cơn thèm muốn liên tục, hoặc một thiếu niên tên là Delilah không thể tự dậy vào buổi sáng trừ khi được thỏa cơn thèm cần sa. Một bệnh nhân khác tên Chi là người đã bỏ ra hàng nghìn USD mua đồ trang sức online chỉ để tận hưởng cảm giác dopamine tuôn ra khi cô được nhận và bóc gói sản phẩm.
Đúng là ai cũng thích được trải nghiệm mở những gói hàng đặt mua trên mạng, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ không dung túng để niềm vui sướng đó đi quá xa. Tuy nhiên, đối với smartphone thì không phải vậy, đó là khi mọi thứ bắt đầu. Lembke cảnh báo rằng vòng lặp để bản thân say sưa trong cơn say dopamine khi liên tục kiểm tra thông báo trên điện thoại, sẽ thật sự đóng lại khả năng nhận thức cho phép chúng ta suy nghĩ lớn hơn và thoát ra khỏi những thứ không cần thiết cho cuộc sống.
Lời khuyên từ nhà nghiên cứu về sức khỏe tâm thần là bạn nên bắt đầu chủ động đặt điện thoại sang một bên và buộc bản thân phải “đào sâu” hơn cho những mục tiêu “đau đớn” mà bản thân biết rằng kết quả cuối cùng mang lại sẽ là cả lợi ích và niềm vui.
Những việc như chạy bộ, rủ một người bạn đã lâu không liên lạc đi uống cà phê hoặc đọc một cuốn sách hay, kích thích tư duy sẽ không mang lại cảm giác thỏa mãn tức thì, nhanh chóng. Tuy nhiên, trạng thái cao nhất mà bạn đạt được ở đích đến là khó kiếm được và do đó nó sẽ ngọt ngào và kéo dài lâu hơn nhiều.
Vấn đề không chỉ nằm ở việc tầm nhận thức của riêng bạn, Lembke nói rằng nó còn ảnh hưởng đến những người trong cuộc sống xung quanh bạn.
Chúng ta đang bị chiếc smartphone biến thành những con nghiện
Vậy giải pháp ở đây là gì?
Khuyến nghị tốt nhất của Lembke nhằm mở ra sự tự do và hoàn thiện cho bản thân, thoát khỏi vòng lặp dopamine khép kín, đối với những người mới bắt đầu đó là hãy khóa chiếc smartphone của bạn trong ngăn kéo 24 giờ. Đối với một số người, nó có vẻ khá dễ thực hiện nhưng đối với số khác thì điều đó thậm chí là điều hoàn toàn không thể.
Dẫu vậy, tất cả chúng ta đều có khả năng làm điều đó, chỉ cần một lần, buông bỏ nỗi lo lắng FOMO (hội chứng nỗi sợ bỏ lỡ) và học cách đối phó với những suy nghĩ đơn độc và mở rộng tầm nhìn rộng lớn hơn thay vì chờ đợi mòn mỏi những thông báo liên tục từ mạng xã hội.
Nguồn: PhoneArena
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top