Các nhà khoa học nói rằng chúng ta đang hít thở không khí có chứa DNA động vật mỗi ngày.
Theo TheNextWeb, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Queen Mary ở London và Công viên Sở thú Hamerton gần đây đã tìm thấy DNA của hàng chục loài động vật khác nhau trong không khí mà con người hít thở.
Các nhà khoa học này cho biết: "Trong nghiên cứu này, chúng tôi thu thập được DNA các loài động vật có vú và chim từ những mẫu không khí trong môi trường tự nhiên. Chỉ sử dụng không khí, chúng tôi đã xác định được 25 loài động vật có vú và chim có mặt trong khu vực".
Chúng ta đều biết rằng con người đang phá hủy Trái đất. Chúng ta đã làm thay đổi hoàn toàn cảnh quan đất liền, vùng biển và gây ra biến đổi khí hậu.
Đối với nhiều loài động vật, tình hình vô cùng bấp bênh. Và chúng ta là những người duy nhất có thể cứu chúng. Chúng ta cần nhiều thông tin nhất có thể nhưng phải đảm bảo rằng việc làm này không làm ảnh hưởng đến các loài vật đang trên bờ tuyệt chủng.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Sự suy giảm đa dạng sinh học trên toàn cầu đòi hỏi các công cụ giám sát sinh học không xâm lấn phải nhanh chóng được áp dụng rộng rãi.
Chỉ sử dụng không khí, chúng tôi đã xác định được 25 loài động vật có vú và chim có mặt trong khu vực. Bộ dữ liệu của chúng tôi đã phát hiện các loài có nguy cơ tuyệt chủng cục bộ và một số tương tác giữa động vật ăn thịt và con mồi. Cách tiếp cận này sẽ mang đến một cuộc cách mạng trong việc điều tra đang dạng sinh học trên cạn".
Trong nghiên cứu này, nhóm đã thu thập các mẫu không khí từ khu vực bên trong và xung quanh khu vườn thú, sau đó so sánh kết quả với cơ sở dữ liệu về các loài đã biết trong khu vực.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra eDNA của động vật trong vườn thú - tức là DNA trong không khí từ những động vật không được tìm thấy bên ngoài vườn thú ở London - từ cách xa tới 300 mét.
Sau khi không khí được thu thập, nhóm nghiên cứu đã đưa nó qua một quy trình hóa học cho phép họ sử dụng hệ thống máy học để sắp xếp dữ liệu và xác định chính xác loài động vật nào đang thải tế bào vào môi trường khí quyển địa phương.
Nghiên cứu này mở ra khả năng cứu sống vô số loài động vật và thậm chí có thể đưa hàng nghìn loài trở lại từ bờ vực tuyệt chủng. Nó cũng có thể là khởi nguồn cho một hệ thống giám sát sinh học "đáng sợ" nhất từ trước tới nay.
Dù còn phải rất lâu nữa điều này mới xảy ra nhưng không bao giờ là sớm để suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến quyền riêng tư.
Theo TheNextWeb, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Queen Mary ở London và Công viên Sở thú Hamerton gần đây đã tìm thấy DNA của hàng chục loài động vật khác nhau trong không khí mà con người hít thở.
Các nhà khoa học này cho biết: "Trong nghiên cứu này, chúng tôi thu thập được DNA các loài động vật có vú và chim từ những mẫu không khí trong môi trường tự nhiên. Chỉ sử dụng không khí, chúng tôi đã xác định được 25 loài động vật có vú và chim có mặt trong khu vực".
Chúng ta đều biết rằng con người đang phá hủy Trái đất. Chúng ta đã làm thay đổi hoàn toàn cảnh quan đất liền, vùng biển và gây ra biến đổi khí hậu.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Sự suy giảm đa dạng sinh học trên toàn cầu đòi hỏi các công cụ giám sát sinh học không xâm lấn phải nhanh chóng được áp dụng rộng rãi.
Chỉ sử dụng không khí, chúng tôi đã xác định được 25 loài động vật có vú và chim có mặt trong khu vực. Bộ dữ liệu của chúng tôi đã phát hiện các loài có nguy cơ tuyệt chủng cục bộ và một số tương tác giữa động vật ăn thịt và con mồi. Cách tiếp cận này sẽ mang đến một cuộc cách mạng trong việc điều tra đang dạng sinh học trên cạn".
Trong nghiên cứu này, nhóm đã thu thập các mẫu không khí từ khu vực bên trong và xung quanh khu vườn thú, sau đó so sánh kết quả với cơ sở dữ liệu về các loài đã biết trong khu vực.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra eDNA của động vật trong vườn thú - tức là DNA trong không khí từ những động vật không được tìm thấy bên ngoài vườn thú ở London - từ cách xa tới 300 mét.
Sau khi không khí được thu thập, nhóm nghiên cứu đã đưa nó qua một quy trình hóa học cho phép họ sử dụng hệ thống máy học để sắp xếp dữ liệu và xác định chính xác loài động vật nào đang thải tế bào vào môi trường khí quyển địa phương.
Nghiên cứu này mở ra khả năng cứu sống vô số loài động vật và thậm chí có thể đưa hàng nghìn loài trở lại từ bờ vực tuyệt chủng. Nó cũng có thể là khởi nguồn cho một hệ thống giám sát sinh học "đáng sợ" nhất từ trước tới nay.
Dù còn phải rất lâu nữa điều này mới xảy ra nhưng không bao giờ là sớm để suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến quyền riêng tư.