Chuỗi cung ứng hàng hóa của Việt Nam vật lộn để hồi phục sau đại dịch

N
Giáp Lê
Phản hồi: 0

nhhgiap

Pearl
Hai tháng qua, các chuỗi cung ứng điện thoại và giày dép tại Việt Nam cho thị trường thế giới bị gián đoạn và trì trệ liên tục. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế trong nước.
[IMG alt="
Chuỗi cung ứng hàng hóa của Việt Nam vật lộn để hồi phục sau đại dịch"]https://image.vnreview.vn/img.php?s...61a761d3896280e8d91c22d0acb2&width=1080[/IMG]
Sau khoảng thời gian đóng cửa hoặc cho công nhân “3 tại chỗ”, các nhà máy ở phía nam sản xuất hàng hóa phục vụ các thương hiệu từ Intel, Toyota đến Reebok đã được phép mở cửa trở lại từ ngày 1/10. Tuy nhiên, họ vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, biên giới kín, quy tắc không nhất quán, thậm chí phải ngừng hoạt động khi một nhân viên dính Covid-19.
Theo số liệu của
United Nations Comtrade, Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai sau Trung Quốc về xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và hàng dệt. Sự trì trệ cung cấp hàng hóa từ một trong những thị trường xuất khẩu lớn như Việt Nam khiến thế giới phải vật lộn tìm nguồn cung ứng hàng hóa mới. Ngoài ra, nó đặt thêm gánh nặng cho mục tiêu đổi mới, nâng cao chuỗi giá trị của Việt Nam.
“Nhiều công ty trong đó có First Solar Việt Nam - công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời - đang chậm trễ trong khâu giới thiệu sản phẩm và công nghệ mới. Điều này sẽ khiến các sản phẩm “Made in Vietnam” (sản xuất tại Việt Nam) giảm tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế”, KJ Ung, giám đốc điều hành của công ty, cho biết.
Công ty ông muốn thu hút 300 chuyên gia về lĩnh vực pin năng lượng tham gia nhưng lo ngại các quy tắc đầu vào còn phức tạp, mất nhiều thời gian. Việt Nam mới chỉ mở cửa cho một số lượng rất hạn chế khách nước ngoài, với những quy định nghiêm ngặt về phòng chống dịch.
Tại Việt Nam, hiện tại có 37% công ty đang hoạt động dưới 80% công suất. Công ty Wanek Furniture (sản xuất đồ nội thất) cho biết 22% nhân viên của họ đã về quê, hiện nhà máy đang hoạt động với 70% công nhân. Sau khi mở cửa cho phép người dân về các tỉnh từ ngày 1/10, nhiều công nhân đã lựa chọn nghỉ việc và về quê. Điều này dẫn đến thiếu thụt 100.000 lao động ở miền Nam.
Nhiều tỉnh và doanh nghiệp đang đưa ra những biện pháp hỗ trợ như cung cấp nhà ở tạm thời, vaccine và dịch vụ vận chuyển để thu hút người lao động trở lại. Intel, công ty có địa điểm lắp ráp và kiểm tra chip lớn nhất tại Việt Nam, cho biết họ đang làm việc với nhiều công ty tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn để thiết lập một cơ sở cách ly cho những công nhân không có triệu chứng bệnh.
Do những thách thức như vậy, phần đông nhà đầu tư lo ngại Việt Nam sẽ bị các đối thủ như Thái Lan và Indonesia vượt mặt.
"Kỳ vọng về việc bình thường hóa nhanh chóng có thể là quá lạc quan, đặc biệt trong lĩnh vực may mặc và giày dép vốn cần nhiều lao động”, Ngân hàng Mỹ cho biết.
Mặc dù vậy, nhiều người vẫn cảm thấy lạc quan khi Việt Nam cho phép mở cửa trở lại. Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Vũ Đức Giang nói với các phóng viên tuần trước:
“Tôi có niềm tin rất lớn về khả năng hồi phục kinh tế kể từ khi Việt Nam cho phép mở cửa”.
Nguồn:
Nikkei Asia
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top