Chuyên gia giải thích lý do tàu lặn Titan phát nổ thảm khốc chỉ trong 20 mili giây, nhanh hơn cả tốc độ não người

TienCM

Pearl
Cuộc tìm kiếm tàu lặn Titan mất tích kéo dài 4 ngày đã kết thúc bi thảm. Các báo cáo đã xác nhận con tàu đã phải chịu một "vụ nổ thảm khốc" trong hành trình thám hiểm xác tàu đắm Titanic, khiến cả năm hành khách thiệt mạng.
Chuyên gia giải thích lý do tàu lặn Titan phát nổ thảm khốc chỉ trong 20 mili giây, nhanh hơn cả tốc độ não người
Các quan chức cho biết 5 mảnh vỡ của tàu lặn đã được tìm thấy dưới đáy biển bằng một phương tiện điều khiển từ xa, cách mũi tàu Titanic khoảng 500 mét. Phát hiện này phù hợp với tin tức trước đó cho rằng Hải quân Mỹ đã “nghe thấy” dấu hiệu âm thanh “phù hợp với một vụ nổ” cùng ngày Titan bắt đầu chuyến thám hiểm.

Tại sao tàu lặn Titan phát nổ?

Hầu hết tàu lặn và tàu ngầm hoạt động ở độ sâu đều có bình chịu áp lực làm bằng vật liệu kim loại có độ bền cao. Vật liệu đó thường là thép với tàu hoạt động ở độ sâu dưới 300 mét hoặc bằng titan nếu hoạt động ở các độ sâu sâu hơn.
Bình chịu áp lực bằng titan hoặc thép dày thường có dạng hình cầu có thể chịu được áp lực cực lớn ở độ sâu 3.800m, là độ sâu mà xác tàu Titanic đang nằm dưới đáy biển.
Chuyên gia giải thích lý do tàu lặn Titan phát nổ thảm khốc chỉ trong 20 mili giây, nhanh hơn cả tốc độ não người
Tuy nhiên, tàu lặn Titan lại khác. Bình chịu áp lực của còn tàu này được làm kết hợp từ sợi carbon tổng hợp và titan. Điều này được xem là bất thường từ góc độ kết cấu vật liệu vì trong bối cảnh lặn sâu, titan và sợi carbon là những vật liệu có các đặc tính rất khác nhau.
Titan có tính đàn hồi và có thể thích ứng với nhiều mức độ áp suất mà không bị biến dạng sau khi trở về áp suất khí quyển thông thường. Vật liệu titan có thể co lại để thích ứng với các lực áp suất và lại mở ra khi lực áp suất giảm bớt. Mặt khác, hỗn hợp sợi carbon cứng hơn nhiều và không có cùng độ đàn hồi với titan.
Các chuyên gia suy đoán sự khác biệt của hai loại vật liệu đã khiến con tàu không hoạt động linh hoạt dưới áp lực nước. Vật liệu sợi carbon tổng hợp có khả năng bị “tách lớp”, dẫn đến sự phân tách các lớp gia cố. Điều này sẽ tạo ra một khiếm khuyết gây ra vụ nổ tức thời do áp suất dưới nước. Trong vòng chưa đầy một giây, con tàu Titan bị đẩy xuống bởi sức nặng của một cột nước cao 3.800 mét sẽ ngay lập tức bị vỡ vụn dưới áp lực từ mọi phía.
Khi mọi thứ được thiết kế, sản xuất và thử nghiệm một cách hoàn hảo, bạn sẽ có một hình dáng gần đạt đến độ hoàn hảo có thể chịu được áp suất tác động từ mọi hướng. Trong trường hợp này, vật liệu có thể “thở” - thu nhỏ và mở rộng theo chiều sâu khi cần thiết. Vụ nổ của Titan có nghĩa là điều này đã không xảy ra.
Bản thân vụ nổ sẽ giết chết tất cả mọi người trong vòng chưa đầy 20 mili giây. Trên thực tế, bộ não con người thậm chí không thể xử lý thông tin ở tốc độ này. Mặc dù tin tức rất tàn khốc, nhưng có lẽ nó phần nào trấn an các hành khách của Titan sẽ không phải chịu một kết cục kinh hoàng và kéo dài.
>> Cảm biến của hải quân Mỹ đã nghe thấy tiếng nổ của tàu lặn Titan
>> Tàu lặn Titan đã bị “nổ thảm khốc”
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top