myle.vnreview
Writer
Sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô năng lượng mới (NEV) tại Trung Quốc được phản ánh rõ rệt nhất ở mật độ trạm sạc dày đặc ở quốc gia này.
Nếu là khách du lịch, bạn sẽ không dễ để bắt gặp một trạm sạc dành cho xe điện, dù là tại Bắc Kinh, Thượng Hải hay Quảng Châu. Nhìn các thành phố tại Trung Quốc từ trên xe bus, trên cao tốc hay đi bộ trên các con phố lớn, khó có thể nhìn thấy một trạm sạc dành cho xe điện. Các dãy xe đỗ dọc các con đường cũng có rất nhiều xe điện, nhưng ở đây không cung cấp các trạm sạc dù là công suất nhỏ.
Tại Trung Quốc, người ta xây dựng những khu vực riêng để sạc cho xe điện, với số lượng slot lớn và phục vụ nhiều xe điện một lúc. Chúng có thể ở trong các hầm đỗ xe hoặc là bãi đỗ xe ngoài trời, ẩn sau các con phố chính.
Với số lượng xe điện tăng chóng mặt tại các thành phố lớn, các khu vực sạc xe điện cũng phủ sóng rất nhanh tại thị trường tỷ dân. Nhìn cách phát triển hệ thống trạm sạc thiên về hiệu quả hơn là giới thiệu sự tiện lợi của việc "sạc mọi nơi" của xe điện tại Trung Quốc, có thể thấy người dân nước này đã dần coi xe điện mà một phương tiện giao thông bình thường.
Tính đến cuối tháng 8 năm 2023, đã có tổng cộng hơn 7,2 triệu đơn vị cơ sở hạ tầng sạc ở Trung Quốc. Trong đó bao gồm 2,2 triệu trạm sạc công cộng, số còn lại thuộc về tư nhân, chiếm khoảng 68% thị phần.
Thống kê cũng cho thấy chỉ riêng tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã có hơn 350.000 trạm sạc, trong đó trạm sạc công cộng chiếm hơn 90%. Theo dữ liệu của Bloomberg NEF, con số này gấp khoảng ba lần tổng bộ sạc công cộng trên toàn nước Mỹ.
Tại Trung Quốc, hệ thống trạm sạc được chia thành 3 cấp độ thường thấy bao gồm cơ bản, cấp độ 2 và sạc siêu nhanh (DC). Các trạm sạc cơ bản sử dụng ổ cắm gia dụng tiêu chuẩn 120V. Bộ sạc này thường được các gia đình Trung Quốc lựa chọn lắp đặt tại nhà, phục vụ nhu cầu cá nhân.
Cổng sạc cấp độ 2 (AC) sử dụng nguồn điện có điện áp cao hơn, dao động 240V. Bộ sạc thường được lắp đặt tại các trạm công cộng, bên dưới tòa nhà thương mại và bãi đậu xe.
Trên các tuyến cao tốc, gần khu du lịch ở Trung Quốc, trạm sạc nhanh (DC) thường xuất hiện ven đường nhằm phục vụ nhu cầu sạc nhiên liệu trong thời gian ngắn của chủ xe. Bộ sạc nhanh sử dụng dòng điện một chiều, có khả năng làm đầy 60-80% lượng pin chỉ trong 20-30 phút tùy vào động cơ và khả năng sạc của xe.
Xe điện được sạc tại một bãi gửi xe tại Trung Quốc. Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg.
Trong tổng hơn 7 triệu trạm sạc đã được lắp đặt tại đất nước tỷ dân, 5 công ty khai thác bao gồm TELD, StarCharge, YKC, State Grid và Orange Charging chiếm hơn 70% thị phần. Cụ thể, khoảng 196,484 trạm thuộc công ty State Grid, Orange Charging xây dựng 127.111 trụ sạc và EVoking chịu trách nhiệm 110.203 trạm sạc khắp Trung Quốc.
Trong khi các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ như State Grid của được giao nhiệm vụ triển khai các bộ sạc thì một số hãng tư nhân như Qingdao TGOOD Electric đã sớm nắm bắt cơ hội hợp tác để có sở hữu những vị trí tốt nhất.
Do đó, tình trạng số lượng xe điện cũng như trạm sạc ngày càng tăng đồng nghĩa với việc nhu cầu nhiên liệu sẽ giảm.
Ông Robert Brecha, giáo sư chuyên về lĩnh vực bền vững tại Đại học Dayton (Ohio, Mỹ), cho rằng sự tăng trưởng nhanh chóng của các trạm sạc điện không chỉ khiến ngành công nghiệp dầu mỏ nội địa suy giảm mà còn có thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, các công ty xăng dầu tại đất nước tỷ dân đã dần kết hợp mô hình kinh doanh trạm sạc bên cạnh nhiên liệu truyền thống.
Sinopec, nhà máy lọc dầu lớn nhất Trung Quốc dần chuyển các trạm xăng dầu thành trạm tổng hợp. Tính đến hết năm 2023, công ty này đã tự sản xuất hơn 20 trụ sạc dành cho ôtô điện và một trạm đổi pin di động.
"Cột và trạm sạc là cơ sở hạ tầng quan trọng để phục vụ ngành NEV. Việc cải thiện cơ sở hạ tầng sạc sẽ làm giảm bớt lo lắng của người tiêu dùng và chủ sở hữu NEV, từ đó thúc đẩy mức tiêu thụ NEV”, Zhang Xiang, giáo sư tại đại học Khoa học và Công nghệ Huanghe, chia sẻ.
Trạm sạc điện của Sinopec tại một trạm xăng,dầu. Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg.
Nỗ lực của chính phủ nhằm tối ưu hóa mạng lưới trạm sạc cả nước. Theo mục tiêu được đề ra, mạng lưới trạm sạc điện liên tỉnh sẽ trở nên thuận tiện hơn, hệ thống trạm tại các khu đô thị cũng được xây dựng dày đặc hơn. Trong nội khu dân cư, trạm sạc điện và bãi đậu xe sẽ được lắp đặt đầy đủ nhằm phục vụ nhu cầu của người dùng tại đây.
Bên cạnh gia tăng số lượng trụ sạc, chất lượng trạm sạc của được chính phủ Trung Quốc tập trung phát triển. Cụ thể, nước này sẽ đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ sạc nhanh, siêu nhanh hay sạc thông minh không dây. Đồng thời, kỹ thuật pin rời dành cho xe thuần điện cũng được tiếp tục tối ưu hóa.
“Các trụ sạc tại Trung Quốc hiện có thể cung cấp nhiên liệu cho 3 xe cùng lúc, tuy nhiên điều này là chưa đủ”, ông Zhang nói thêm.
Nguồn: Đan Thanh/Znews
Không phô trương xe điện bằng trạm sạc
Sự phát triển xe điện tại Trung Quốc đang khá khác biệt so với thị trường châu Âu hay Mỹ. Nếu như nhiều nơi mang trạm sạc đặt tại các trục đường lớn, những con phố rộng hay những bãi xe trước đây vốn dành cho xe xăng, nhằm tăng độ nhận diện cho xe điện, khuyến khích người dân sử dụng xe điện và qua đó thúc đẩy ngành công nghiệp xe điện, thì ở Trung Quốc lại khác.Tại Trung Quốc, người ta xây dựng những khu vực riêng để sạc cho xe điện, với số lượng slot lớn và phục vụ nhiều xe điện một lúc. Chúng có thể ở trong các hầm đỗ xe hoặc là bãi đỗ xe ngoài trời, ẩn sau các con phố chính.
Với số lượng xe điện tăng chóng mặt tại các thành phố lớn, các khu vực sạc xe điện cũng phủ sóng rất nhanh tại thị trường tỷ dân. Nhìn cách phát triển hệ thống trạm sạc thiên về hiệu quả hơn là giới thiệu sự tiện lợi của việc "sạc mọi nơi" của xe điện tại Trung Quốc, có thể thấy người dân nước này đã dần coi xe điện mà một phương tiện giao thông bình thường.
Lượng trạm sạc tăng theo cấp số nhân
Theo Liên minh Xúc tiến Cơ sở hạ tầng Sạc Xe Điện Trung Quốc (EVCIPA), vào năm 2018, đất nước tỷ dân xây dựng dưới một triệu trạm sạc. Chỉ mất 4 năm, số lượng trạm sạc điện tại Trung Quốc đã tăng vượt mốc 5 triệu đơn vị.Tính đến cuối tháng 8 năm 2023, đã có tổng cộng hơn 7,2 triệu đơn vị cơ sở hạ tầng sạc ở Trung Quốc. Trong đó bao gồm 2,2 triệu trạm sạc công cộng, số còn lại thuộc về tư nhân, chiếm khoảng 68% thị phần.
Tại Trung Quốc, hệ thống trạm sạc được chia thành 3 cấp độ thường thấy bao gồm cơ bản, cấp độ 2 và sạc siêu nhanh (DC). Các trạm sạc cơ bản sử dụng ổ cắm gia dụng tiêu chuẩn 120V. Bộ sạc này thường được các gia đình Trung Quốc lựa chọn lắp đặt tại nhà, phục vụ nhu cầu cá nhân.
Cổng sạc cấp độ 2 (AC) sử dụng nguồn điện có điện áp cao hơn, dao động 240V. Bộ sạc thường được lắp đặt tại các trạm công cộng, bên dưới tòa nhà thương mại và bãi đậu xe.
Trên các tuyến cao tốc, gần khu du lịch ở Trung Quốc, trạm sạc nhanh (DC) thường xuất hiện ven đường nhằm phục vụ nhu cầu sạc nhiên liệu trong thời gian ngắn của chủ xe. Bộ sạc nhanh sử dụng dòng điện một chiều, có khả năng làm đầy 60-80% lượng pin chỉ trong 20-30 phút tùy vào động cơ và khả năng sạc của xe.
Trong tổng hơn 7 triệu trạm sạc đã được lắp đặt tại đất nước tỷ dân, 5 công ty khai thác bao gồm TELD, StarCharge, YKC, State Grid và Orange Charging chiếm hơn 70% thị phần. Cụ thể, khoảng 196,484 trạm thuộc công ty State Grid, Orange Charging xây dựng 127.111 trụ sạc và EVoking chịu trách nhiệm 110.203 trạm sạc khắp Trung Quốc.
Trong khi các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ như State Grid của được giao nhiệm vụ triển khai các bộ sạc thì một số hãng tư nhân như Qingdao TGOOD Electric đã sớm nắm bắt cơ hội hợp tác để có sở hữu những vị trí tốt nhất.
Đe dọa thị trường dầu mỏ
Theo Bloomberg, sự phát triển của xe điện nói riêng và ngành công nghiệp năng lượng mới (NEV) nói chung đã ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực dầu mỏ tại Trung Quốc. Lĩnh vực vận tải chiếm gần một nửa tổng lượng tiêu thụ dầu của Trung Quốc.Do đó, tình trạng số lượng xe điện cũng như trạm sạc ngày càng tăng đồng nghĩa với việc nhu cầu nhiên liệu sẽ giảm.
Ông Robert Brecha, giáo sư chuyên về lĩnh vực bền vững tại Đại học Dayton (Ohio, Mỹ), cho rằng sự tăng trưởng nhanh chóng của các trạm sạc điện không chỉ khiến ngành công nghiệp dầu mỏ nội địa suy giảm mà còn có thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, các công ty xăng dầu tại đất nước tỷ dân đã dần kết hợp mô hình kinh doanh trạm sạc bên cạnh nhiên liệu truyền thống.
Sinopec, nhà máy lọc dầu lớn nhất Trung Quốc dần chuyển các trạm xăng dầu thành trạm tổng hợp. Tính đến hết năm 2023, công ty này đã tự sản xuất hơn 20 trụ sạc dành cho ôtô điện và một trạm đổi pin di động.
Tương lai ngày càng phát triển
Theo Global Times, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng trạm sạc chất lượng cao đến năm 2030 nhằm hỗ trợ sự phát triển của công nghiệp ôtô điện."Cột và trạm sạc là cơ sở hạ tầng quan trọng để phục vụ ngành NEV. Việc cải thiện cơ sở hạ tầng sạc sẽ làm giảm bớt lo lắng của người tiêu dùng và chủ sở hữu NEV, từ đó thúc đẩy mức tiêu thụ NEV”, Zhang Xiang, giáo sư tại đại học Khoa học và Công nghệ Huanghe, chia sẻ.
Nỗ lực của chính phủ nhằm tối ưu hóa mạng lưới trạm sạc cả nước. Theo mục tiêu được đề ra, mạng lưới trạm sạc điện liên tỉnh sẽ trở nên thuận tiện hơn, hệ thống trạm tại các khu đô thị cũng được xây dựng dày đặc hơn. Trong nội khu dân cư, trạm sạc điện và bãi đậu xe sẽ được lắp đặt đầy đủ nhằm phục vụ nhu cầu của người dùng tại đây.
Bên cạnh gia tăng số lượng trụ sạc, chất lượng trạm sạc của được chính phủ Trung Quốc tập trung phát triển. Cụ thể, nước này sẽ đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ sạc nhanh, siêu nhanh hay sạc thông minh không dây. Đồng thời, kỹ thuật pin rời dành cho xe thuần điện cũng được tiếp tục tối ưu hóa.
“Các trụ sạc tại Trung Quốc hiện có thể cung cấp nhiên liệu cho 3 xe cùng lúc, tuy nhiên điều này là chưa đủ”, ông Zhang nói thêm.
Nguồn: Đan Thanh/Znews