Nguyễn Văn Sơn
Writer
Tào Tháo không chỉ là nhà chính trị, nhà quân sự mà còn là nhà thơ. Hiện nay còn hơn 20 bài thơ của ông để lại, toàn dùng thể cổ nhạc phủ nhưng có phong cách sáng tạo riêng độc đáo. Là một nhà thơ, ông đã nói rõ lý tưởng chính trị của mình trong nhiều tác phẩm.
Ông phản đối "những ông vua làm khổ dân, bắt dân đi phu đóng thuế nặng" (bài Độ quan sơn - Vượt quan sơn); hy vọng có những ông vua hiền sáng suốt (bài Đối tửu - Cùng uống rượu); cảm thông với những nỗi đau của dân chúng thời loạn Đông Hán (bài Cảo lý hành - Bài hành theo điệu Cảo lý) mà nội dung bài cho người đọc thấy một hình ảnh thu nhỏ sinh động của hiện thực với thảm cảnh chiến tranh, chiến trường phơi xương trắng, ruộng đồng hoang vắng. Bài Giới lộ hành (bài hành theo điệu Giới lộ) cũng được truyền tụng ngang với bài Cảo lý hành miêu tả cảnh hoang tàng của Lạc Dương sau khi bị Đổng Trác đốt phá, thể hiện một niềm bi ai.
Thơ của Tào Tháo còn biểu lộ ý chí quật cường và tinh thần tiến thủ tích cực của ông. Bài Quy tuy thọ (Rùa tuy thọ) là tiếng nói lạc quan, tuy biết rõ đời người hữu hạn và kẻ anh hùng nào rồi cũng về với cát bụi. Bài Quan thương hải (ngắm biển xanh) nổi tiếng với việc lồng cảnh vật thiên nhiên để thể hiện ý chí tung hoành của bản thân. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng có tinh thần lạc quan. Trong sự nghiệp của mình, tuy nhiều thắng lợi nhưng Tào Tháo cũng gặp không ít thất bại. Ngồi nhìn tuổi tác ngày càng cao mà chí lớn chưa thỏa, ông viết trong tác phẩm nổi tiếng Đoản ca hành (Bài hành theo điệu đoản ca) để lộ nỗi buồn "như sương buổi sớm, ngày qua ngày thấy khổ nhiều hơn" khiến bài thơ mang âm điệu u uất. Bài Thu hồ hành (Bài hành theo điệu Thu hồ) thể hiện tình điệu sầu thảm còn rõ rệt hơn nữa.
Thơ Tào Tháo về căn bản học tập Nhạc phủ đời Hán nhưng cũng thể hiện cá tính sáng tạo của thi nhân rất rõ rệt nên được coi là lão tướng đất U Yên, khí vận trầm hùng Những bài thơ hay nhất của ông sử dụng lời lẽ thuần phác, ít dụng từ hoa mĩ, hình ảnh thơ rõ ràng và giọng thơ bi tráng, hùng hồn, khiến độc giả cảm thấy phấn chấn như được cổ vũ khích lệ. Dù vậy, Tào Tháo cũng có một số bài thơ du tiên, tin vào số mệnh, nội dung và nghệ thuật tương đối ít sức hấp dẫn.
Đánh giá một bài thơ của Tào Tháo, Nguyễn Hiến Lê viết:
Ông phản đối "những ông vua làm khổ dân, bắt dân đi phu đóng thuế nặng" (bài Độ quan sơn - Vượt quan sơn); hy vọng có những ông vua hiền sáng suốt (bài Đối tửu - Cùng uống rượu); cảm thông với những nỗi đau của dân chúng thời loạn Đông Hán (bài Cảo lý hành - Bài hành theo điệu Cảo lý) mà nội dung bài cho người đọc thấy một hình ảnh thu nhỏ sinh động của hiện thực với thảm cảnh chiến tranh, chiến trường phơi xương trắng, ruộng đồng hoang vắng. Bài Giới lộ hành (bài hành theo điệu Giới lộ) cũng được truyền tụng ngang với bài Cảo lý hành miêu tả cảnh hoang tàng của Lạc Dương sau khi bị Đổng Trác đốt phá, thể hiện một niềm bi ai.
Thơ của Tào Tháo còn biểu lộ ý chí quật cường và tinh thần tiến thủ tích cực của ông. Bài Quy tuy thọ (Rùa tuy thọ) là tiếng nói lạc quan, tuy biết rõ đời người hữu hạn và kẻ anh hùng nào rồi cũng về với cát bụi. Bài Quan thương hải (ngắm biển xanh) nổi tiếng với việc lồng cảnh vật thiên nhiên để thể hiện ý chí tung hoành của bản thân. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng có tinh thần lạc quan. Trong sự nghiệp của mình, tuy nhiều thắng lợi nhưng Tào Tháo cũng gặp không ít thất bại. Ngồi nhìn tuổi tác ngày càng cao mà chí lớn chưa thỏa, ông viết trong tác phẩm nổi tiếng Đoản ca hành (Bài hành theo điệu đoản ca) để lộ nỗi buồn "như sương buổi sớm, ngày qua ngày thấy khổ nhiều hơn" khiến bài thơ mang âm điệu u uất. Bài Thu hồ hành (Bài hành theo điệu Thu hồ) thể hiện tình điệu sầu thảm còn rõ rệt hơn nữa.
Thơ Tào Tháo về căn bản học tập Nhạc phủ đời Hán nhưng cũng thể hiện cá tính sáng tạo của thi nhân rất rõ rệt nên được coi là lão tướng đất U Yên, khí vận trầm hùng Những bài thơ hay nhất của ông sử dụng lời lẽ thuần phác, ít dụng từ hoa mĩ, hình ảnh thơ rõ ràng và giọng thơ bi tráng, hùng hồn, khiến độc giả cảm thấy phấn chấn như được cổ vũ khích lệ. Dù vậy, Tào Tháo cũng có một số bài thơ du tiên, tin vào số mệnh, nội dung và nghệ thuật tương đối ít sức hấp dẫn.
Đánh giá một bài thơ của Tào Tháo, Nguyễn Hiến Lê viết:
Theo học giả Dịch Quân Tả, người Trung Quốc, thì:Tào Tháo dùng binh giỏi mà văn thơ cũng hay. Bài Đoản ca hành (Bài hát ngắn) của ông, lời cực kỳ bi tráng. Từ thời Xuân Thu tới đây, ta mới lại gặp một bài thơ tứ ngôn cảm khái như vậy.
Ông là người có tài cao, hùng khí. Đời ông là một cuộc chiến đấu trường kỳ, nên văn chương của ông cũng từ đó mà ra. Những bài hay nhất như Khổ hàn hành, cũng là tác phẩm viết trong hoàn cảnh chiến đấu. Bài Đoản ca hành, sáng tác ngay trong đêm xảy ra trận Xích Bích.
Có điều đáng chú ý là ông muốn dùng cái hùng tài của mình về mặt chính trị vào văn học, cho nên ông cố gắng sáng tác nhiều bài thơ tứ ngôn. Thế nhưng, văn học phải diễn biến theo thời đại, tức là phải đi vào giai đoạn ngũ ngôn và thất ngôn, Tào Tháo đành chịu thua vậy.